TP.HCM: Xét xử vụ án lừa đảo tại Công ty Alibaba
Đây là vụ án có số lượng bị hại rất đông (hơn 4.500 người) và khoảng 200 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nguyễn Thái Luyện và 21 bị cáo bị truy tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trong đó, 2 bị cáo Võ Thị Thanh Mai (vợ Luyện, giữ 49,5% cổ phần Công ty) và Nguyễn Thái Lực (em trai Luyện) bị truy tố thêm tội “Rửa tiền”.
Theo nội dung vụ án, lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của nhiều người dân trong việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, Nguyễn Thái Luyện đã thành lập 22 công ty trực thuộc Công ty Alibaba, giao những người thân trong gia đình hoặc thân tín của Luyện làm người đại diện theo pháp luật của các công ty, sau đó tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp.
Để có tiền mua đất, Công ty Alibaba và các công ty cùng hệ thống tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật như đây là các dự án có tính pháp lý đầy đủ, tự đặt tên các dự án để kêu gọi, lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.
![]() |
Nguyễn Thái Luyện (ngoài cùng bên phải) cùng đồng phạm tại phiên tòa. |
Để tạo lòng tin và thu hút khách hàng, Nguyễn Thái Luyện sử dụng các thủ đoạn như cam kết mua lại với giá cao hơn từ 30% sau 12 tháng hoặc 38% sau 15 tháng kể từ ngày nộp tiền; thuê lại với giá 2%/tháng kể từ ngày ký và thanh toán 95% giá trị hợp đồng. Với phương thức này, hầu hết khách hàng nhận chuyển nhượng đất dưới dạng nền thổ cư do Công ty Alibaba chào bán đều không nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dưới dạng thổ cư như cam kết khi đến hạn, mà sẽ được Công ty Alibaba chuyển sang hình thức trả lãi hoặc thu mua trở lại theo các hợp đồng quyền chọn hoặc phụ lục hợp đồng kèm theo.
Thực tế, toàn bộ các dự án đều do Công ty Alibaba tự vẽ trái phép trên một diện tích đặc biệt lớn đất nông nghiệp, chưa được phép phân lô tách thửa, không phải đất thổ cư như Công ty Alibaba quảng cáo và thể hiện trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc đưa ra quyền chọn hoặc các phụ lục hợp đồng kèm theo chỉ nhằm mục đích thu hút nhiều nhà đầu tư vào các dự án.
Trong vụ án này, cơ quan tố tụng đã xác định hơn 4.600 bị hại. Phiên tòa dự kiến xét xử tới ngày 6/1/2023, do thẩm phán Trần Minh Châu làm chủ tọa. Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM tham gia phiên tòa là bà Lê Thị Đông, ông Phạm Văn Hiền và ông Châu Hoàng Sơn.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công an huyện Phúc Thọ triệt phá sới xóc đĩa "khủng"

Phụ nữ huyện Mê Linh tích cực xây dựng nông thôn mới

Đổi mới, cải cách nền tảng kinh tế vi mô

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác thông tin đối ngoại

Cuối tháng 1 Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, rét hại

Năm 2023, huyện Ứng Hòa phát động trồng mới khoảng 6.300 cây xanh các loại

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ phát động Tết trồng cây tại phường Định Công, quận Hoàng Mai
Tin khác

Chung tay xử lý, ngăn chặn lừa đảo trực tuyến
Pháp luật 09/01/2023 16:09

Đẩy nhanh tiến độ đưa ra xét xử các vụ án kinh tế, tham nhũng
Pháp đình 05/01/2023 13:00

Tuyên án các bị cáo trong vụ án AIC
Pháp đình 04/01/2023 16:01

Cựu Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang được giảm án từ chung thân xuống 22 năm tù
Pháp đình 30/12/2022 07:44

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương được giảm án 1 năm tù
Pháp đình 28/12/2022 16:34

Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm được đề nghị giảm án
Pháp đình 27/12/2022 20:14

Vụ buôn lậu 200 triệu lít xăng: Cựu Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh Kiên Giang nhận tội
Pháp đình 27/12/2022 16:39

Tỉnh ủy Bình Dương đề nghị Tòa giảm nhẹ hình phạt cho ông Trần Thanh Liêm
Pháp đình 27/12/2022 14:34

Cựu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương hầu tòa phúc thẩm
Pháp đình 27/12/2022 07:45

Vụ AIC: Luật sư đề nghị chuyển tội danh với các cựu lãnh đạo tỉnh Đồng Nai
Pháp đình 26/12/2022 20:38