TP.HCM: Cần nhanh chóng khắc phục sạt lở bờ kênh Thanh Đa để ổn định cuộc sống người dân
Ngày 4/7, phóng viên Báo Lao động Thủ đô trở lại hiện trường khu vực sạt lở tại bờ kênh Thanh Đa (đoạn thuộc hẻm 886 Xô Viết - Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh). Nơi đây chỉ còn lại sự nham nhở, hoang tàn; nhiều căn nhà nứt toác, lộ ra phần móng nhà và có xu hướng nghiêng về phía kênh... Thêm vào đó là tình trạng triều cường dâng cao, nước sông tràn qua bờ kè, ngập quá đầu gối khiến khu vực này càng trở nên nguy hiểm.
Sau khi xảy ra sạt lở, hầu hết người dân đã được di dời, tạm trú tại vùng an toàn. Khu vực này cũng được Ủy ban nhân dân (UBND) phường 25 treo biển thông báo nguy hiểm và phân công lực lượng bảo vệ dân phố túc trực, hạn chế người ra.
Khu vực sạt lở được căng biển cảnh báo nguy hiểm. |
Ông Lê Văn Thành, bảo vệ dân phố phường 25 cho biết, hàng chục năm qua, đây là lần đầu tiên khu vực này bị sạt lở nghiêm trọng như vậy. Khi xảy ra sạt lở, người dân ở đây rất lo lắng vì nhiều căn nhà xuất hiện các vết nứt và lan rộng ra mỗi ngày, nguy cơ có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào.
"Người dân khu vực này rất lo lắng vì đoạn bờ kênh bị sạt lở rất nặng, ngoài ra còn xuất hiện những hố nước sâu đe doạ đến an toàn tính mạng. Nhiều ngày qua, người dân bị ảnh hưởng đã chuyển đi hết, đợi ngày sửa chữa xong mới quay về", ông Thành cho hay.
Theo ông Thành, hàng ngày ông phải túc trực tại đây để cảnh báo người dân không được đi vào khu vực sạt lở, vì phía trong có nhiều hố nước sâu, nhất là đối với trẻ em nếu không may đi vào có thể nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, lực lượng chức năng cũng thường xuyên kiểm tra tình trạng sạt lở ở khu vực này để có phương án xử lý kịp thời.
Bờ kè bị sụt lún kiến triều cường dâng sâu vào phía trong khu vực nhà dân. |
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Công (82 tuổi, ngụ phường 25, quận Bình Thạnh) dù không nằm trong diện di dời, nhưng căn nhà của bà cũng bị ảnh hưởng khi xuất hiện nhiều vết nứt lớn, mỗi ngày lại to ra, nên gia đình bà rất lo lắng không biết phải xử lý thế nào.
"Những vết nứt này xuất hiện gần cả tháng nay, mỗi ngày lại to ra. Riêng khu vực phía trước nhà con gái tôi, vùng sạt lở đã lan đến phía trong nền nhà. Ngay sau đó là căn nhà của tôi. Gia đình tôi rất lo lắng không biết thời gian tới sạt lở có tiếp tục xảy ra hay không và căn nhà này có bị sập không", bà Công chia sẻ.
Bà Công mong muốn cơ quan chức năng sớm khắc phục sạt lở ở khu vực này để người dân yên tâm sinh sống. Nếu tính trạng này tiếp tục diễn ra, rất có thể bà sẽ phải chuyển đi nơi khác.
Theo đại diện Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM, ngày 26/6, đơn vị này đã phối hợp với Trung tâm Quản lý Đường thủy, UBND quận Bình Thạnh kiểm tra sự cố sạt lở xảy ra ở khu vực kênh Thanh Đa (thuộc phường 25). Qua kiểm tra cho thấy, vị trí nguy cơ sạt lở nguy hiểm nằm ở bờ phải kênh Thanh Đa, cách hạ lưu cầu Kinh khoảng 50m.
Căn nhà của bà Nguyễn Thị Công bị nứt toác, nguy cơ đổ sập bất kỳ lúc nào. |
Cụ thể, phạm vi nguy cơ sạt lở nguy hiểm có chiều dài dọc kênh khoảng 120m, chiều rộng từ đỉnh kè đá hiện hữu vào trong bờ khoảng 10m và có xu hướng chuyển vị về phía bờ kênh. Một số căn nhà dọc theo bờ kênh bị lún nứt, nghiêng về phía kênh, xuất hiện vết nứt cách đỉnh kè đá hiện hữu khoảng 10m, dọc theo chiều dài khoảng 120m.
Theo Sở GTVT TP.HCM, nguyên nhân gây ra sạt lở là do hiện tượng mưa lớn và triều cường xảy ra thường xuyên gây bão hòa nước khu vực bên trong đỉnh kè, đồng thời tạo áp lực nước lớn gây nguy cơ sạt lở. Ngoài ra, nhà dân xây dựng cách đỉnh kè 3,5m làm gia tăng tải trọng ngang gây nguy cơ sạt lở.
Một căn nhà sát bờ kênh Thanh Đa bị lở phần nền nhà, nước dâng vào phía trong. |
Về thiệt hại, đỉnh kè bị sụt lún và chuyển vị về phía kênh gây hư hỏng khoảng 120m kè. Khu vực nhà dân bên trong bị lún nứt, một số căn nhà bị nghiêng về phía kênh, nguy cơ sạt lở rất cao, ảnh hưởng trực tiếp đến 13 hộ dân sống tiếp giáp khu vực đỉnh kè.
Nhằm đảm bảo tính mạng và tài sản người dân trong khu vực sạt lở nguy hiểm nêu trên, Sở GTVT TP.HCM đã đề nghị UBND quận Bình Thạnh tổ chức di dời khẩn cấp 13 hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở nguy hiểm; đồng thời, tổ chức rào chắn khu vực nêu trên và bố trí lực lượng trực gác thường xuyên không cho người dân ra vào khu vực. Trung tâm Quản lý Đường thủy được giao tổ chức đo đạc lòng sông, đánh giá nguyên nhân gây sạt lở và đề xuất giải pháp khắc phục sạt lở cấp bách tại vị trí trên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06