Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh: Dấu hiệu sản xuất phục hồi

Trong 2 tháng đầu năm 2022 có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 71,9% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Xuất nhập khẩu hàng hóa tăng ấn tượng trong dịp Tết 2022 Đẩy nhanh tiến trình phục hồi sản xuất kinh doanh trong năm 2022

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 02/2022 đạt 48,8 tỷ USD, giảm 19,1% so với tháng trước, chủ yếu do tháng 02/2022 có số ngày làm việc ít hơn tháng 01/2022.

Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 02/2022 vẫn tăng mạnh 19%. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 109,62 tỷ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 11,7%; nhập khẩu tăng 16,7%. Cán cân thương mại 2 tháng đầu năm 2022 nhập siêu 581 triệu USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,31 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 2,89 tỷ USD.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2022 có 13 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 71,9% tổng kim ngạch nhập khẩu.

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Tổng cục Thống kê cho biết, trong số các mặt hàng nhập siêu chủ yếu, mặt hàng điện tử, máy tính và linh kiện nhập siêu lớn nhất 5,77 tỷ USD, tiếp đến là chất dẻo nguyên liệu 1,7 tỷ USD; sản phẩm hóa chất 1,1 tỷ USD; hóa chất gần 1 tỷ USD; xăng dầu 848 triệu USD; than 844 triệu USD; kim loại thường 811 triệu USD; nguyên phụ liệu dệt, may, da giày 665 triệu USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 646 triệu USD; sắt thép 602 triệu USD. Các mặt hàng này hầu hết là nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước.

Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu hai tháng đầu năm 2022, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm tỷ trọng 93,8% trong tổng số kim ngạch nhập khẩu, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, còn nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng chiếm 6,2%, giảm 0,1 điểm phần trăm. Nhập khẩu tư liệu sản xuất tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn hơn là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của sản xuất trong nước.

Liên quan đến thị trường nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm 2022, số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho biết, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 18,3 tỷ USD. Trung Quốc cũng là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam với 10,5 tỷ USD, tăng 39,4% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Hàn Quốc 6,4 tỷ USD, tăng 23,3%; nhập siêu từ ASEAN 2 tỷ USD, tăng 7%.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh: Dấu hiệu sản xuất phục hồi

Tổng cục Thống kê cho biết, nhập siêu quay trở lại là một dấu hiệu đáng quan tâm, mặc dù số liệu hai tháng đầu năm chưa đủ để đánh giá xu hướng. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân khiến cán cân thương mại hàng hóa 2 tháng đầu năm thâm hụt là do tốc độ tăng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu. Đây cũng có thể coi là dấu hiệu tích cực đối với sản xuất trong nước khi các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu đẩy mạnh sản xuất, do đó cần tiếp tục theo dõi tình hình để có giải pháp quản lý, điều hành phù hợp.

Khi đại dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát, nền kinh tế đang dần “thích ứng an toàn, linh hoạt” theo Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, ngày 18/10/2021, hoạt động sản xuất đang dần được đẩy mạnh, đứt gãy thương mại trong nước và quốc tế đang được nối lại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nhưng vẫn đảm bảo công tác chống dịch theo quan điểm nới lỏng chứ không buông lỏng, phù hợp với tình hình thực tiễn.

Theo Minh Ngọc/vnmedia.vn

https://vnmedia.vn/kinh-te/202203/tong-kim-ngach-xuat-nhap-khau-hang-hoa-tang-manh-dau-hieu-san-xuat-phuc-hoi-b952a0d/

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Ngăn chặn việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng

Ngăn chặn việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng

(LĐTĐ) Chiều 23/11, giải trình về dự án Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, bà Nguyễn Thị Hồng - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã đề cập đến vấn đề giảm thao túng, giảm sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng được nhiều đại biểu nêu.
Siết chi tiêu cho tăng lương

Siết chi tiêu cho tăng lương

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2024. Theo Nghị quyết, tổng số thu ngân sách Trung ương là 852.682 tỷ đồng. Tổng số thu ngân sách địa phương là 848.305 tỷ đồng.
Giảm thuế VAT để “cứu” doanh nghiệp trong ngắn hạn

Giảm thuế VAT để “cứu” doanh nghiệp trong ngắn hạn

(LĐTĐ) Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15, Bộ Tài chính cho rằng, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
Việt Nam hưởng lợi gì khi tham gia thuế tối thiểu toàn cầu?

Việt Nam hưởng lợi gì khi tham gia thuế tối thiểu toàn cầu?

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu về Dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, việc ban hành Nghị quyết về thuế tối thiểu toàn cầu là xác định quyền đánh thuế của Việt Nam và mang lại lợi ích cho đất nước.
TP.HCM: Đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025

TP.HCM: Đề xuất tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề xuất Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua việc tăng chi đầu tư công hơn 80.000 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025 từ dự kiến nguồn thu tăng thêm của ngân sách.
“Gỡ khó” về vốn cho thị trường bất động sản

“Gỡ khó” về vốn cho thị trường bất động sản

(LĐTĐ) Nguồn vốn cho thị trường bất động sản đến từ nhiều kênh; trong đó, tín dụng là một kênh quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi các kênh huy động vốn như trái phiếu doanh nghiệp… đang gặp nhiều khó khăn.
Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt

Hà Nội: Đột phá trong thanh toán không dùng tiền mặt

(LĐTĐ) Xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của người dân Thủ đô đang ngày càng gia tăng. Mô hình chợ 4.0, tuyến phố thanh toán không tiền mặt, bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội… đã và đang được triển khai mạnh mẽ.
Thêm công cụ bảo vệ người mua bảo hiểm

Thêm công cụ bảo vệ người mua bảo hiểm

(LĐTĐ) Để tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 67/2023/TT-BTC (Thông tư 67) hướng dẫn một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm. Thông tư 67 có nhiều điểm mới, được kỳ vọng trong thời gian tới, chất lượng tư vấn bảo hiểm nói chung và của các tổ chức tín dụng nói riêng sẽ được nâng cao, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Lãi suất hạ sâu, doanh nghiệp vẫn kêu khó

Lãi suất hạ sâu, doanh nghiệp vẫn kêu khó

(LĐTĐ) Sau khi mặt bằng lãi suất huy động liên tục phá đáy, các ngân hàng thương mại ồ ạt giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn cũng như đón đầu nhu cầu vốn tăng cao nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh mùa cao điểm cuối năm, tuy nhiên một số doanh nghiệp vẫn kêu khó.
Trái phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn?

Trái phiếu ngân hàng có còn hấp dẫn?

(LĐTĐ) Dịp cuối năm, các ngân hàng đang gia tăng phát hành trái phiếu với lãi suất chào bán cao hơn 1-2%/năm so với lãi suất tiết kiệm niêm yết kỳ hạn 12 tháng.
Xem thêm
Phiên bản di động