Tôn vinh giá trị hàng Việt
Con đường ngắn nhất đưa hàng Việt ra thế giới Khai mạc Tuần hàng Việt’ và điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP tại Sơn Tây Đồ dùng học tập, sách giáo khoa: Hàng Việt “hút khách” |
Đưa hàng Việt lên một tầm cao mới
Từ đầu năm 2020 đến nay, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam. Nhưng, với việc Hiệp định thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đã có hiệu lực, được các doanh nghiệp xem như “cây đũa thần”giúp doanh nghiệp Việt vượt khó.
Tôn vinh hàng Việt qua các chương trình kết nối giao thương (Ảnh: Đỗ Đạt) |
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện hàng hóa Việt Nam đã tham gia vào cuộc chơi toàn cầu với việc xuất khẩu sang 186 nước, những sản phẩm mùa vụ cũng đến được khoảng 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới…
Tuy nhiên,do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cùng sự thay đổi thói quen tiêu dùng đã khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt gặp khó, thậm chí, nhiều thị trường xuất khẩu bị đứt gãy, hoặc ngưng trệ…Trước những khó khăn đó, không ít doanh nghiệp trước đây chỉ tập trung sâu vào khâu xuất khẩu, nay đã phải nhìn nhận và tìm hướng trở lại thị trường trong nước. Trong khi đó, để đón nhận sự quay trở lại thị trường nội địa của các doanh nghiệp, nhiều hệ thống phân phối đã có những chương trình kết nối tiêu dùng, gắn kết nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa và làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân đối với hàng Việt.
Trước sự quay trở lại thị trường nội địa của doanh nghiệp, theo bà Lê Thị Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), khi các doanh nghiệp xuất khẩu quay lại với thị trường nội địa, thì người tiêu dùng sẽ có thêm cơ hội được sử dụng những sản phẩm Việt có chất lượng toàn cầu mà trước đây, những mặt hàng này chỉ ưu tiên dành cho xuất khẩu.
Với việc lần đầu tiên hệ thống phân phối hiện đại Big C của tập đoàn Central Retail, phối hợp cùng với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Tuần hàng “Made in Vietnam – Tinh hoa Việt Nam”, theo bà Nga, hoạt động này đã gợi mở cho ngành công thương trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, khai thác thị trường nội địa giai đoạn 2021-2025 đó là, nâng tầm cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” lên một tầm cao mới.
“Chúng tôi đã có kế hoạch nâng tầm cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam thành người Việt Nam tự hào hàng Việt Nam và sự kiện Tinh hoa Việt Nam là hướng đi khởi đầu, đánh dấu chính thức bước sang giai đoạn tự hào tiêu dùng hàng Việt. Tuy nhiên, thời gian tới, để quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất nên đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động xúc tiến; kết nối với 4 triệu kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, qua đó kết nối đưa hàng Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế”, bà Nga chia sẻ.
Bước sang giai đoạn tự hào với hàng Việt
Có thể nói, với việc quay trở lại thị trường nội địa của một số doanh nghiệp có thế mạnh xuất khẩu cho thấy, đây là một trong những tín hiệu đáng mừng để khẳng định vị thế, thương hiệu Việt. Quan trọng hơn, người Việt cũng sẽ tiếp cận được với những sản phẩm có chất lượng quốc tế, mang thương hiệu Việt Nam. Qua đó, thay đổi cách nhận thức, tiếp cận và tự hào với hàng Việt.
Ông Nguyễn Tuấn Anh – Trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần Hải Châu chia sẻ, hiện sản phẩm của công ty đã xuất khẩu đi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan…tuy nhiên, tại các hệ thống siêu thị trong nước, bánh kẹo Hải Châu chỉ chiếm thị phần khoảng 20%. “Chúng tôi kỳ vọng trong năm nay Hải Châu sẽ tăng trưởng được ở mức 30% tại thị trường trong nước, cùng với đó, chúng tôi cũng sẽ mang những sản phẩm cạnh tranh nhất xuất khẩu qua các nước, qua đó, nâng cao vị thế thương hiệu Việt và để người Việt tự hào về hàng Việt”.
Là một trong những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây sang Mỹ, Canada…, tuy nhiên, sau thời điểm dịch bệnh Covid-19, Vina T&T Group bắt đầu chuyển hướng và tấn công thị trường trong nước, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Vina T&T Group cho biết, với tư cách là một người tiêu dùng, ông nhận thấy, trong các siêu thị ở Việt Nam, trái cây ngoại được trưng bày rất lung linh nhưng trái cây Việt lại rất thưa thớt và đều ở tình trạng “trưng bày cho có lệ” nên cũng cảm thấy chạnh lòng cho hàng Việt.
“Tôi tự hỏi, tại sao trái cây Việt Nam được thế giới yêu thích mà ở Việt Nam lại không được như thế. Ở Nhật, ai là khách VIP mới được mời ăn thanh long Việt Nam nhưng ở Việt Nam thì lại không có giá trị. Do đó, chúng tôi đã quay trở lại thị trường nội địa với mục tiêu đưa trái cây Việt Nam lên một tầm cao mới ngay tại thị trường trong nước bằng một showroom riêng ở thành phố Hồ Chí Minh với nguồn hàng chất lượng.Chúng tôi muốn đưa sản phẩm Việt Nam ra thế giới và muốn người Việt Nam phải tự hào và yêu thích hàng Việt Nam ở cả trên thế giới và trong nước”, ông Tùng chia sẻ.
Từ những chia sẻ trên theo các chuyên gia kinh tế, việc quay trở lại thị trường nội địa của doanh nghiệp xuất khẩu là tín hiệu vui, nhưng cũng sẽ gặp không ít thách thức.Thực tế, hiện có rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thành công, tạo dựng được thương hiệu và uy tín trên thế giới, nhưng khi quay trở lại thị trường trong nước, chưa chắc họ đã đạt được thành công như xuất khẩu bởi suy nghĩ và cách thức tiếp cận sản phẩm của người tiêu dùng trong nước khác với người tiêu dùng trên thế giới.
Chính bởi những thách thức đó, việc tập đoàn Central Retail tại Việt Nam tổ chức Tuần hàng “Made in Vietnam – Tinh hoa Việt Nam” được xem là một trong những bước đi mạnh mẽ từ các nhà phân phối, hệ thống siêu thị trong việc kết nối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam uy tín, qua đó làm thay đổi nhận thức của người Việt về hàng Việt, đồng thời đưa giá trị hàng Việt lên tầm cao mới.
Bà Nguyễn Thị Phương, Phó Tổng Giám đốc tập đoàn Central Retail tại Việt Nam chia sẻ, nhiều nhà sản xuất của Việt Nam làm ra sản phẩm rất tốt, nhưng họ chưa biết làm sao để bán hàng hiệu quả, trong khi đó, những câu chuyện về sản phẩm lại rất quan trọng để tạo nên giá trị gia tăng cho hàng Việt. Điều này rất quan trọng vì nó làm nên sự khác biệt cho từng mặt hàng cụ thể. “Chúng tôi hy vọng thông qua Tuần hàng “Made in Vietnam – Tinh hoa Việt Nam” lần này, sẽ góp phần thay đổi cách tiếp cận với hàng Việt, đồng thời hình thành nên thói quen tiêu dùng sản phẩm hàng Việt nội địa, đặc biệt tin dùng và tự hào với hàng hóa của Việt Nam”, bà Phương nhấn mạnh. /.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28