Token hóa tài sản có thực sự là hướng đi mới cho doanh nghiệp 4.0?
Cảnh báo nhóm đối tượng huy động vốn kiểu đa cấp bằng tiền ảo Đầu tư tiền ảo: Khi lòng tham che mờ lý trí Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, xử lý tiền ảo |
Xuất hiện nhiều mô hình token hóa tài sản từ phòng gym đến bất động sản
Những năm qua, Việt Nam đã phát triển, ứng dụng mạnh mẽ các xu hướng công nghệ trong kinh doanh, mở ra kỷ nguyên mới về nền kinh tế 4.0. Đặc biệt, dịch Covid-19 đã chứng minh được tính cấp thiết của việc chuyển đổi số nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực Blockchain (công nghệ chuỗi khối).
Blockchain Talk số 2 với chủ đề “hướng đi mới dành cho doanh nghiệp 4.0”. |
Tại "Blockchain Talk số 2", chương trình hội thảo trực tuyến được sự bảo trợ của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) và Liên minh Chuyển đổi số (DTS) với chủ đề “hướng đi mới dành cho doanh nghiệp 4.0”, ông Chu Quang Minh - CEO của KiwiGroup chia sẻ: Vào năm 2016, khi ông vừa bước chân vào thị trường crypto (tiền ảo) không ai quan tâm đến mảng giáo dục, đào tạo và cung ứng các giải pháp về tài chính, đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau thị trường đã trở nên sôi động hơn.
Hiện tại tất cả các tổ chức lớn đã nhắc về Blockchain nhiều hơn. Thời gian qua, nhiều mô hình kinh doanh trong nước dưới dạng chuyển đổi tài sản bằng Blockchain ra đời và tạo cơ hội là cực kỳ lớn cho những người tham gia. Điển hình, thời gian qua giới bất động sản dậy sóng với nền tảng cùng mua bất động sản trên Blockchain đầu tiên của Việt Nam mang tên Moonka. Nhà đầu tư chỉ cần bỏ ra một số vốn nhỏ để mua token MKA là có thể tham gia giao dịch trực tuyến trên nền tảng này. Trong đó, Moonka đóng vai trò kết nối các chủ đầu tư với nhóm người mua chung theo mô hình mã hóa bất động sản bằng công nghệ Blockchain. Các nhà đầu tư có thể ở khắp nơi, không giới hạn về thời gian, không gian.
Hay như với ứng dụng Calo App - một mô hình gaming hóa hoạt động thể dục thể thao trên nền tảng Blockchain sắp ra mắt vào tháng 12/2021, người dùng chỉ cần tập luyện để đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể cũng có thể thu được token từ ứng dụng.
“Bình thường chúng ta nhận được huy chương khi chiến thắng cuộc thi nào đó sẽ bỏ vào tủ để từ năm này qua năm khác, nhiều khi chính bản thân chúng ta cũng không nhớ về nó. Nhưng khi đó là NFT (tài khoản chuỗi khối) huy chương, mang tính duy nhất trên thị trường, chúng ta có thể dễ dàng tra cứu nó và mang tính sở hữu cao hơn. Chúng ta cũng có thể sử dụng những NFT đó để mua bán, trao đổi trên thị trường, rồi dùng tiền nhận được để đầu tư tài chính hoặc hoạt động nhân đạo, phục vụ lợi ích xã hội”, ông Phan Đức Anh Tuấn - người sáng lập Calo App chia sẻ.
Ông David Đỗ - đồng sáng lập và là CEO của 5ROI Global chia sẻ, việc phát hành (bán hoặc tặng) các token có thể giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn trong cộng đồng và tạo tính kết nối với khách hàng. Từ đó phát triển các dự án, thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng, mang lại chính lợi nhuận cho khách hàng.
“Nếu doanh nghiệp thật sự cần nguồn lực, cần vốn để phát triển thì nên token hóa. Vì đó là mô hình gọi vốn mới từ cộng đồng một cách minh bạch, công bằng cho tất cả người tham gia”, ông David Đỗ nhấn mạnh.
Cần hoàn thiện khung pháp lý
Đưa các dự án bất động sản lên Blockchain là một trong những hướng đi mới táo bạo hiện nay. |
Phát biểu tại hội thảo trực tuyến: "Blockchain Talk số 2" với chủ đề “Hướng đi mới dành cho doanh nghiệp 4.0”, ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) nhận định rằng, pháp lý luôn đi sau các hoạt động thực tế diễn ra, vì phải có mô hình thực tế thì pháp lý mới được đưa ra để quản lý.
“Ngày xưa thương mại điện tử mới ra đời cũng chẳng có nghị định, thông tư nào quản lý. Nhưng bây giờ muốn mở sàn thương mại điện tử thì chúng ta có thể lên website của Bộ Công Thương đăng ký. Như vậy, phải có từng bước để Chính phủ đưa ra thông tư, quy định điều tiết hoạt động”, ông Dũng nói. Theo ông Dũng, Nhà nước sắp tới cũng sẽ cần một số mô hình Blockchain, Fintech làm thí điểm. Doanh nghiệp càng có nhiều sản phẩm, hoạt động rõ ràng, Nhà nước càng có căn cứ đó để thực hiện và ban hành quy định.
Mặc dù một số người vẫn cho rằng kinh doanh theo mô hình trên là công khai, minh bạch, nhưng các chuyên gia cho rằng "công khai, minh bạch" là, phải là bản chất của kinh doanh. Nhưng bất kỳ lĩnh vực nào thì cũng phải có hành lang pháp lý để quản lý.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55
Gần 4 triệu cổ phiếu KWA giao dịch trên UPCoM ngày 19/12
Tài chính 15/12/2024 16:47