Những “tấm lá chắn” bảo vệ Thủ đô

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Thành phố đã nhanh chóng đưa ra nhiều biện pháp quyết liệt, trong đó có việc lập 22/22 chốt kiểm soát dịch Covid-19 hoạt động 24/24h để kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra, vào Thủ đô. Đây được coi là những “tấm lá chắn” để bảo vệ Thủ đô trước làn sóng đại dịch Covid-19!
19 tỉnh, thành phố phía Nam nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 Tăng cường các chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 Thủ tướng chỉ đạo thành lập “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống dịch Covid-19

Kiểm soát chặt 24/24h

Theo đúng kế hoạch, các chốt trực sẽ đề nghị người dân về Hà Nội kê khai y tế, đo thân nhiệt; các trường hợp nghi vấn, biển số tỉnh vùng dịch đề nghị quay lại hoặc phải có xét nghiệm âm tính. Các chốt trực sẽ vừa kiểm tra, vừa tuyên truyền cho người dân về công tác phòng, chống dịch.

Lực lượng Cảnh sát giao thông tại chốt liên tục hướng dẫn, điều tiết các phương tiện di chuyển trên tuyến vào khu vực kiểm tra. Trong trường hợp phát hiện người có dấu hiệu nghi ngờ, nhân viên y tế sẽ sử dụng bộ Test nhanh Covid-19 để lấy mẫu ngay tại chốt và cho ra kết quả sau 30 phút.

Tại chốt kiểm soát dịch ở Trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (huyện Thanh Trì), một trong những chốt đặc biệt quan trọng, từ 5h ngày 14/7, chị Nguyễn Vân Anh, nhân viên thuộc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì cùng các đồng nghiệp tới khu vực lập chốt kiểm dịch để sắp xếp các thiết bị y tế, mặc quần áo bảo hộ.

Những “tấm lá chắn” bảo vệ Thủ đô
Lực lượng chức năng tại các chốt kiểm soát

“Đây là lần thứ 2 lực lượng Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì tham gia chốt kiểm soát dịch tại các cửa ngõ ra vào thành phố Hà Nội. Một ngày làm việc sẽ chia thành 4 ca, mỗi ca kéo dài 6 tiếng, đa phần lực lượng y tế tham gia chốt kiểm soát dịch là nữ nên những chị em phải tham gia ca tối sẽ rất vất vả”, chị Vân Anh chia sẻ.

Theo bà Nguyễn Kim Nhung, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thanh Trì, khác với lần trước, lần này Trung tâm Y tế huyện đã có đầy đủ vật tư y tế để tiến hành test nhanh Covid-19 tại chỗ, kết quả sẽ có sau khoảng 30 phút. Bởi vậy, khi phát hiện các trường hợp nghi nhiễm sẽ tiến hành test nhanh ngay lập tức. Việc này sẽ ngăn chặn tối đa người nhiễm bệnh vào địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong khi đó, nhân viên y tế Trần Thu Lan cùng đồng nghiệp đã có mặt tại chốt số 7 (gầm cầu Thanh Trì - lối đi Ecopark, quận Long Biên). Công tác chuẩn bị đã sẵn sàng, khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn, máy đo thân nhiệt... đầy đủ. Chị Lan cho biết, các thành viên trong tổ công tác đã sẵn sàng làm nhiệm vụ với tinh thần cao nhất, người dân từ Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh… về chấp hành khai báo y tế và đo thân nhiệt tốt. Đa số những người được làm việc đều là cán bộ, chuyên gia có việc cần thiết phải ra vào Thủ đô.

Cũng tại chốt này, Thiếu tá Đoàn Bảo Ngọc - Đội Cảnh sát giao thông số 14, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, việc đặt chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh tại tất cả các cửa ngõ ra, vào Hà Nội là rất cần thiết để sàng lọc các nguy cơ lây nhiễm từ bên ngoài vào. Đối với người dân 14 tỉnh, thành phố đi hướng từ Hưng Yên về nội thành Hà Nội nhưng không có giấy chứng nhận âm tính thì lực lượng chức năng sẽ yêu cầu quay đầu để đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Ông Phạm Xuân Tân (cư dân Ecopack) là người đầu tiên thực hiện khai báo y tế. Ông Tân cho biết: “Tôi đi khám bệnh đúng ngày Thủ đô lập chốt kiểm soát và thấy vinh dự khi là người đầu tiên thực hiện khai báo y tế tại chốt 7 gầm cầu Ecopark. Tôi thấy việc lập các chốt kiểm soát dịch thế này là vô cùng quan trọng. Bởi vì, Thủ đô là trái tim của cả nước nên Thủ đô phải được an toàn”.

Bắt đầu từ 6h ngày 14/7, tất cả các tổ sẽ trực 24/24h, điều đó đồng nghĩa các đơn vị sẽ trực thâu đêm suốt sáng tại các chốt nhằm kiểm tra rà soát việc thực hiện quy định phòng dịch của các cá nhân, tài xế, để bảo đảm xây dựng một tấm khiên chống dịch vững chắc ngay tại các cửa ngõ Thủ đô. Ghi nhận vào rạng sáng 18/7, tại chốt số 5, cầu Phù Đổng - Cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn (thuộc địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội).

Khi nhiều người dân đều đã say giấc, thì tại cửa ngõ này, lực lượng chức năng vẫn đang tập trung cao độ hết mức để thực hiện nhiệm vụ. Anh Dương Hồng Tiến, cán bộ Đội thanh tra giao thông vận tải quận Thanh Xuân được cử phân công phối hợp làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát số 5, cho biết: “Tất cả các khách trên xe đều được kiểm tra nhiệt độ và hành khách có đi liên tuyến từ các tỉnh thì đa số đều có giấy xét nghiệm âm tính theo quy định.

Hiện tại chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm tra và theo dõi chặt chẽ tất cả các phương tiện chở khách qua chốt. Trong những ngày qua, phần lớn các xe chở khách hợp đồng và các tuyến cố định thì đều chấp hành theo quy định của tổ công tác. Trong đó, một xe chở khách tuyến cố định từ tỉnh Thái Nguyên về Đắk Nông, qua kiểm tra trên xe có nhiều hành khách chưa được có giấy chứng nhận kiểm tra y tế. Tổ công tác cũng đã xin ý kiến cấp trên kiên quyết yêu cầu nhà xe quay đầu về nơi xuất phát”.

Những “tấm lá chắn” bảo vệ Thủ đô
Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát.

Trung tá Hà Văn Tuân, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 14, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, cán bộ chốt kiểm soát sẽ yêu cầu lái xe quay đầu lại nếu không có kết quả xét nghiệm PCR trong thời hạn 3 ngày trước khi về Hà Nội. Với lái xe đi từ các vùng khác tới sẽ kiểm tra giấy tờ, đo thân nhiệt, khai báo y tế và có thể test nhanh nếu cần thiết.

Theo thống kê của Công an thành phố Hà Nội, tính từ 6h ngày 14/7 đến 6h ngày 19/7, số liệu từ 22 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ Thủ đô, lực lượng chức năng đã dừng kiểm tra trên 55.892 lượt phương tiện, trong đó có 320 phương tiện vận chuyển hành khách, và yêu cầu quay đầu 419 phương tiện. Bên cạnh đó, đã có 28.957 người được kiểm soát y tế, trong đó 215 người có giấy xét nghiệm Covid-19, 15 trường hợp nghi nhiễm đã được cán bộ y tế xử lý theo quy định; 01 trường hợp bị xử phạt trật tự an toàn giao thông.

Linh hoạt trong xử lý tình huống

Ngày 15/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số chốt kiểm soát ra vào Thủ đô. Chủ tịch Thành phố nhấn mạnh, các chốt kiểm soát để ngăn chặn dịch bệnh vào thành phố, không phải “ngăn sông, cấm chợ”, thành phố Hà Nội đảm bảo việc giao thương tự do trong an toàn phòng dịch.

Các chốt kiểm soát phải thực hiện các công việc nhanh, hiệu quả nhất, không để ùn tắc, không để người dân phải chờ đợi lâu. “Chốt chặn” cửa ngõ Thủ đô là điểm mấu chốt trong phương châm, cách làm để ngăn chặn Covid-19 của Hà Nội hiện nay. Đó là: Chủ động ngăn dịch bệnh xâm nhập; “khóa chặt” và nhanh chóng dập dịch, phục hồi sản xuất, kinh doanh ở khu công nghiệp và thực hiện cách ly tại nhà, giám sát chặt chẽ với người từ thành phố Hồ Chí Minh và các vùng có dịch ra.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Y tế cùng các đơn vị liên quan nhanh chóng triển khai việc khai báo y tế bằng quét mã QR, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhanh nhất công tác kiểm dịch cũng như nắm bắt thông tin đầy đủ, kết nối nhanh với địa phương để quản lý người ra vào Thành phố, nhất là từ vùng dịch để đảm bảo ngăn chặn hiệu quả Covid-19.

Những “tấm lá chắn” bảo vệ Thủ đô
Người dân khai báo y tế tại chốt kiểm soát

Đấu nối thông tin ngay từ biển số xe, điện thoại lái xe với các ứng dụng khai báo y tế mà Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng. Thành phố Hà Nội khuyến nghị các lái xe có thể khai báo y tế qua ứng dụng trước và hợp tác với lực lượng chức năng để bảo vệ sức khỏe cho chính mình cũng như người xung quanh.

Ngày 15/7, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại một số chốt kiểm soát ra vào Thủ đô.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố nhấn mạnh, các chốt kiểm soát để ngăn chặn dịch bệnh vào thành phố, không phải “ngăn sông, cấm chợ”, thành phố Hà Nội đảm bảo việc giao thương tự do trong an toàn phòng dịch. Các chốt kiểm soát phải thực hiện các công việc nhanh, hiệu quả nhất, không để ùn tắc, không để người dân phải chờ đợi lâu. “Chốt chặn” cửa ngõ Thủ đô là điểm mấu chốt trong phương châm, cách làm để ngăn chặn Covid-19 của Hà Nội hiện nay.

Đại tá Trần Ngọc Dương, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, các chốt kiểm soát có nhiệm vụ chính là tập trung phòng ngừa và tuyên truyền cho người dân về việc bảo đảm phòng, chống dịch khi ra vào Hà Nội. Trong số 22 chốt được lập, các chốt trọng điểm là các chốt chặn ở các tuyến đường kết nối Hà Nội và các khu vực phía Nam. Đối với các trường hợp nghi nhiễm sẽ được test nhanh tại chỗ.

Cũng theo Đại tá Trần Ngọc Dương, Công an thành phố Hà Nội sẽ làm việc với tinh thần linh hoạt, không “ngăn sông cấm chợ”, tạo điều kiện tối đa cho người dân nhưng phải bảo đảm đúng các quy định về phòng, chống dịch. Trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ - Ninh Bình có 2 chốt kiểm tra Covid-19, ở chốt trên Cầu Giẽ đã kiểm tra các phương tiện sẽ thông báo cho chốt đầu Hà Nội sẽ cho xe qua luôn. Tình huống đặt ra, nếu trên tuyến đường xảy ra ùn tắc giao thông sẽ cho lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành điều hành phân luồng từ xa.

Theo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, từ ngày 14/7 đến nay, các phương tiện qua các chốt đều chấp hành hiệu lệnh dừng xe, hợp tác khai báo và kiểm tra thân nhiệt. Tình trạng ùn tắc cục bộ trên các tuyến có đặt chốt kiểm soát chưa xảy ra, các phương tiện lưu thông thuận lợi, dễ dàng.

Trung tá Hà Văn Tuân, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 14 cho biết, phương tiện qua trạm thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông sẽ dừng xe để cán bộ, nhân viên y tế đo thân nhiệt, kiểm tra khai báo y tế. Hầu hết tài xế, người ngồi trên xe đã khai báo y tế qua mạng internet. Với các xe đến từ các vùng có dịch theo công bố của Bộ Y tế (hiện là các địa phương: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, Phú Yên, Đắk Lắk, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Nam...), ngoài đo thân nhiệt, khai báo y tế, người trên xe phải xuất trình giấy xét nghiệm âm tính bằng phương pháp RT-PCR trong thời hạn 3 ngày. Các trường hợp nghi ngờ như thân nhiệt cao, đều được thực hiện test nhanh. Quy trình test nhanh chỉ diễn ra trong hơn 30 phút./.

Minh Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính

Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và Đề án 06 thành phố Hà Nội vừa có Thông báo số 26/TB-BCĐ thông báo kết luận Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tháng 11/2024.
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận

(LĐTĐ) Quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Hội nghị lần thứ 27 Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI nhiệm kỳ 2020 - 2025, cho ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị (lần 1) của Ban Chấp hành Đảng bộ quận khóa XXVI trình Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Việc có thêm 3 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (đợt 1) năm 2024, thống kê đến nay, Hà Nội đã có 189 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, Thành phố cũng đã có 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu trên các lĩnh vực.
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương

(LĐTĐ) Để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn Thủ đô phát triển bền vững và đi vào cuộc sống, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động thành phố Hà Nội mong muốn huyện Mê Linh quan tâm đẩy mạnh kết nối cung - cầu; thiết lập các kênh phân phối mới như thương mại điện tử; có giải pháp chế biến nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; quan tâm tổ chức du lịch kết hợp với quảng bá sản phẩm địa phương…
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Ngày 18/11, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô (1954 - 2024), 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024) và tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động