Tiếp tục rà soát, phân cấp, ủy quyền mạnh hơn cho các quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 12/10, ông Đinh Tiến Dũng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đã tiếp xúc với cử tri huyện Gia Lâm, trước Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV.
Thúc đẩy kết nối liên vùng vì tương lai phát triển Thủ đô và đất nước Xây dựng người nông dân Hà Nội thanh lịch - văn minh Lấy sự hài lòng của nhân dân làm tiêu chí đánh giá cán bộ, đảng viên

Nhiều kiến nghị liên quan đến công tác quản lý đất đai

Cùng tham gia buổi tiếp xúc có các đại biểu Quốc hội: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội; Nguyễn Phi Thường - Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội.

Đưa huyện Gia Lâm thành quận vào năm 2023
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Tại buổi tiếp xúc, đại biểu Quốc hội Nguyễn Phi Thường đã báo cáo với cử tri huyện Gia Lâm dự kiến nội dung, chương trình Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV và trả lời của các cơ quan chức năng đối với những kiến nghị của cử tri huyện Gia Lâm.

Đánh giá cao nội dung, chương trình Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, cử tri huyện Gia Lâm kiến nghị với đại biểu Quốc hội nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý đất đai, triển khai các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện.

Theo cử tri Nguyễn Văn Thắng (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm), do tác động của dịch Covid-19, cùng với chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng, nên nhiều dự án trên địa bàn huyện, nhất là nhóm dự án giao thông chậm tiến độ, dẫn đến chênh lệch về giá so với thời điểm ký hợp đồng, do đó cần có giải pháp tháo gỡ để hỗ trợ các nhà thầu thi công.

Cử tri Nguyễn Thị Thanh Thu (thị trấn Trâu Quỳ) phản ánh, theo quy định về nhà ở xã hội, các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhưng thực tế có nhiều bất cập; trong khi quy hoạch về mật độ xây dựng và chỉ tiêu dân số thấp, dẫn đến khai thác quỹ đất không hiệu quả, khó thu hút nhà đầu tư. Hơn nữa, việc bố trí ở mỗi khu đô thị 20% để xây dựng nhà ở xã hội sẽ dẫn đến tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, không đồng bộ…

Cử tri Thu kiến nghị Quốc hội nghiên cứu, điều chỉnh quy định liên quan, bố trí xây dựng các khu nhà ở xã hội tập trung thay thế việc bố trí nhà ở xã hội nhỏ lẻ tại các dự, nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư, xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các khu nhà ở xã hội tập trung trên địa bàn huyện.

Cử tri Bùi Thế Hiền (xã Đặng Xá) nêu kiến nghị, hiện nay, Ủy ban nhân dân (UBND) xã đang quản lý quỹ đất công ích, được phép cho thuê 5 năm để đầu tư sản xuất nông nghiệp, nhưng thời gian cho thuê ngắn nên khó thu hút doanh nghiệp đầu tư công nghệ vào sản xuất; cử tri kiến nghị Quốc hội nghiên cứu, cho phép UBND xã ký hợp đồng cho thuê đất công ích từ 10 năm trở lên.

Đưa huyện Gia Lâm thành quận vào năm 2023
Cử tri huyện Gia Lâm phát biểu ý kiến tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Phản ánh tình trạng dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường từ Quốc lộ 5 vào Khu công nghiệp Hapro (đường 181) tiến độ rất chậm, cử tri Phương Hữu Ngũ (xã Kim Sơn) cho biết, dự án này đã hoàn thành giải phóng mặt bằng từ ngày 18/8/2022, chủ đầu tư cam kết hoàn thành dự án trong 2 tháng, nhưng hiện nay vẫn chưa xong, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Cử tri kiến nghị Thành phố chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án trên; đồng thời, có giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm tại sông Bắc Hưng Hải…

Tạo bước đột phá, phân cấp, ủy quyền

Thay mặt các đại biểu Quốc hội phát biểu, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri để tổng hợp báo cáo với Quốc hội và đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Ông Đinh Tiến Dũng khẳng định, các ý kiến cử tri nêu đều rất xác đáng, là vấn đề lãnh đạo Thành phố quan tâm, trăn trở, đã triển khai các giải pháp giải quyết. Trong đó, đối với kiến nghị về đầu tư dự án nhà ở xã hội, thay vì đầu tư trên phần đất 20% trong các khu đô thị, Thành phố đã có kiến nghị với Chính phủ về việc cho phép thực hiện các dự án tập trung, đồng bộ, toàn diện. Thành phố còn chủ trương đầu tư bằng nguồn ngân sách cho phần hạ tầng xã hội tại các khu nhà ở xã hội để giảm giá thành cho người dân.

Đối với các kiến nghị khác, Thành phố sẽ giao cho các cơ quan thành phố xem xét cụ thể, trả lời cử tri. “Trên cương vị là lãnh đạo Thành phố, chúng tôi sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc các cấp, các ngành giải quyết các vấn đề cử tri quan tâm”, ông Đinh Tiến Dũng nêu rõ.

Theo Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Thành phố đang tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời, tập trung triển khai các đề án, dự án rất quan trọng, có tính quyết định, tính đột phá cho sự phát triển bền vững của Thủ đô, như: Đầu tư đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Thủ đô; Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; tổng kết, đánh giá đề xuất sửa đổi Luật Thủ đô…

Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời, dành nguồn lực để tập trung đầu tư 3 lĩnh vực: Y tế (tập trung cho y tế cơ sở, y tế dự phòng), giáo dục - đào tạo (quan tâm hoàn thiện hệ thống trường chuẩn quốc gia, trường liên cấp...) và văn hoá (đầu tư phát huy giá trị các di tích lịch sử, cách mạng trên địa bàn…) giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo với tổng dự toán trên 49.000 tỷ đồng.

Đưa huyện Gia Lâm thành quận vào năm 2023
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành)

Đặc biệt, Thành phố đã tạo bước đột phá, phân cấp, ủy quyền đối với 634 thủ tục hành chính, đạt 35,5% thủ tục hành chính cấp Thành phố và cấp huyện, đạt 41,65% thủ tục hành chính cấp Thành phố... “Đây mới chỉ là bước đầu, sắp tới, Thành phố sẽ tiếp tục rà soát, phân cấp, ủy quyền mạnh hơn nữa cho các quận, huyện, thị xã”, ông Đinh Tiến Dũng cho biết.

Năm 2022, cùng với việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, đổi mới công tác đánh giá cán bộ, siết chặt kỷ cương, kỷ luật, Thành phố đã đẩy mạnh phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. 9 tháng qua, các chỉ số kinh tế đều đạt mức cao, trong đó tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 9,69% (cả nước tăng 8,83%), thu ngân sách nhà nước trên địa ước đạt 78,3% so với dự toán, tăng 12,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhìn nhận, kết quả Thành phố đạt được có đóng góp quan trọng của các địa phương, trong đó, có Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm. Kinh tế của huyện chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý tăng 10,38% so với cùng kỳ.

Về nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Gia Lâm phát huy tinh thần đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt 6 nhóm nội dung trọng tâm. Trong đó, Gia Lâm là một trong hai huyện được Thành phố ưu tiên nguồn lực, tập trung đầu tư xây dựng thành quận trong giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo, cấp ủy, chính quyền huyện tập trung chỉ đạo huy động mọi nguồn lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; phân công, đôn đốc sâu sát, quyết liệt việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đối với từng cơ quan, đơn vị, đồng thời, tích cực, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện Đề án đầu tư xây dựng huyện Gia Lâm thành quận; phấn đấu đáp ứng đủ điều kiện trở thành quận vào năm 2023.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên tiếp xử lý các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm tại các tỉnh phía Nam

Liên tiếp xử lý các doanh nghiệp kinh doanh vàng vi phạm tại các tỉnh phía Nam

(LĐTĐ) Nhằm tăng cường công tác quản lý thị trường, đặc biệt là đối với mặt hàng kinh doanh là vàng bạc, đá quý… Thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường phí Nam liên tục kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đối với nhiều cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 sẽ diễn ra từ 25 - 28/4

(LĐTĐ) Từ ngày 25 - 28/4/2024, tại Bảo tàng Hà Nội (Đường Phạm Hùng, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024). Hội chợ do Sở Công Thương Hà Nội chủ trì, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (IDC Hanoi) tổ chức thực hiện, với quy mô 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và một số sản phẩm OCOP của Thủ đô.
Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân mọi miền Tổ quốc về dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

(LĐTĐ) Sáng 18/4 (tức 10/3 âm lịch), dù trời mưa nhưng đông đảo người dân cả nước và kiều bào ở nước ngoài đã đội mưa tham gia lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.
Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

Hưng Yên: Xếp thứ 7/63 địa phương về Chỉ số SIPAS năm 2023

(LĐTĐ) Về Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS năm 2023), Hưng Yên xếp vị trí thứ 7/63 tỉnh, thành phố; trong khi Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu.
Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

Lừa đảo trực tuyến vẫn diễn biến phức tạp

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, tình trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng, diễn biến phức tạp với nhiều chiêu trò tinh vi. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, hướng dẫn cách nhận diện và phòng tránh các thủ đoạn, phương thức lừa đảo phổ biến, nhưng không ít người dân vẫn bị mắc lừa.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.

Tin khác

Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

Quận Tây Hồ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về đầu tư công

(LĐTĐ) Ngày 17/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Tây Hồ khóa VI tổ chức kỳ họp thứ 14 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Với tinh thần “Đoàn kết - dân chủ - trách nhiệm - sáng tạo - phát triển”, trong 2 ngày 16 - 17/4, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam quận Bắc Từ Liêm lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã diễn ra thành công, tốt đẹp. Đại hội có sự tham gia của 200 đại biểu chính thức.
Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Tổ chức chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể các điểm bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật ánh sáng đặc biệt vào tối 10/10/2024.
Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

(LĐTĐ) Ngày 16/4 tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Ứng Hòa, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp UBND huyện Ứng Hòa tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024 với chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, phát động phong trào thi đua tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Ngày 16/4, quận Đống Đa tổ chức Chương trình "Gặp mặt, giao lưu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ" nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).
Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

Hà Nội sắp tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng

(LĐTĐ) Ngày 13/5 sắp tới, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Đào Duy Tùng (20/5/1924 - 20/5/2024).
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

Hội đồng nhân dân quận Bắc Từ Liêm xem xét, phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm khóa III, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 15 (Kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo luật định, trong đó, có nội dung về phê duyệt chủ trương đầu tư 50 dự án.
Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

Đặt tên đơn vị hành chính mới sau sắp xếp: Tôn trọng yếu tố lịch sử, văn hóa

(LĐTĐ) Đến nay, 20 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội có đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp phường thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri. Với các căn cứ, cơ sở đưa ra cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, cơ bản cử tri tại các đơn vị đồng tình cao với chủ trương sắp xếp và đặt tên ĐVHC mới.
Xem thêm
Phiên bản di động