Tiếp tục hoãn xử vụ “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành chiếm đoạt 430 tỷ đồng của ngân hàng
Lừa tiền tỷ của nhiều người với chiêu trò xin việc vào ngành Công an Lĩnh 15 năm tù vì chiếm đoạt tiền tỷ với chiêu trò lừa "chạy án" TP.HCM: Xét xử vụ án lừa đảo tại Công ty Alibaba |
Sáng 26/12, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử Nguyễn Thị Hà Thành và 25 bị cáo khác trong vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cho vay lãi nặng” và “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến ngân hàng”.
Trước đó, vụ án này đã nhiều lần được đưa ra xét xử, nhiều lần bị trả hồ sơ điều tra bổ sung. Lần gần đây nhất, hồi tháng 5, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa vụ án ra xét xử, xong tòa trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành trong lần xét xử trước đó. |
Tại phiên tòa lần này, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng ông Đặng Nghĩa T. (người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan) có đơn xin hoãn tòa. Luật sư cho hay, ông Toàn gặp vấn đề về sức khỏe, đang phải điều trị tại bệnh viện.
“Ông T. mong có phiên tòa này, nhưng do lý do bất khả kháng, đề nghị Hội đồng xét xử cho hoãn tòa để đảm bảo quyền và lợi hợp pháp của vợ chồng ông T”, luật sư trình bày.
Ngoài ra, phiên tòa còn vắng mặt một bị cáo, vắng mặt một số người có quyền lợi liên quan và vắng mặt 3 luật sư.
Trước sự vắng mặt của những người trên, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị hoãn tòa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Sau khi hội ý, Hội đồng xét xử đã quyết định hoãn phiên tòa, chưa ấn định ngày xét xử lại.
Theo cáo trạng, khoảng năm 2016-2018, Nguyễn Thị Hà Thành kinh doanh bị thua lỗ nên nhiều lần vay tiền với lãi suất cao của nhiều người, cứ vay của người sau trả cho người trước. Thời gian đầu, Thành tạo được lòng tin đối với người cho vay và cả cán bộ ngân hàng khi trả nợ đúng hạn. Thành còn dẫn được nhiều người đến ngân hàng gửi tiền với số lượng lớn nên được các nhà băng này xem là “khách hàng VIP”.
Do không có hoạt động kinh doanh, chỉ là vay tiền của người sau để trả gốc và lãi cho người trước, nên từ tháng 6-11/2018, Thành mất khả năng thanh toán với các khoản nợ đến hạn. Lúc này, bị can nhiều lần lừa đảo chiếm đoạt tiền của 3 ngân hàng là VAB, Ngân hàng Quốc Dân (NCB), Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại chúng (PVcomBank) và các cá nhân.
Trong vụ lừa đảo tại NCB, cáo trạng xác định, Thành vay của ông Đặng Nghĩa T 50 tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu ông này gửi tiền tiết kiệm (5 sổ tiết kiệm đứng tên hai vợ chồng ông T) vào NCB rồi đưa sổ tiết kiệm cho mình giữ.
Sau đó, Thành đã cùng Nguyễn Thanh Tùng (Giám đốc Công ty Jeongho Landmark) dùng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark, lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa, các biên bản đối chiếu công nợ với các công ty khác.
Lợi dụng sơ hở trong quá trình thẩm định ký hồ sơ cho vay của nhân viên Ngân hàng NCB trong hoạt động cấp tín dụng, giải ngân, cả hai giả chữ ký của vợ chồng ông T trên các chứng từ, chiếm đoạt của NCB 47,5 tỷ đồng.
Tương tự, tại Ngân hàng PVcomBank, tháng 10/2018, Thành vay của ông T 52 tỷ đồng bằng hình thức yêu cầu ông này gửi tiền tiết kiệm đứng tên hai vợ chồng ông vào Ngân hàng PVcomBank, rồi đưa sổ tiết kiệm cho Thành giữ.
Thành cùng Nguyễn Thanh Tùng dùng tư cách pháp nhân Công ty Jeongho Landmark, lập khống các hợp đồng mua bán hàng hóa, các biên bản đối chiếu công nợ với Công ty Hoàng Nguyên.
Lợi dụng sơ hở trong quá trình thẩm định, ký hồ sơ cho vay của nhân viên ngân hàng trong hoạt động thu thập hồ sơ thẩm định cấp tín dụng và giải ngân, Thành cùng Tùng giả chữ ký, lăn giả dấu vân tay của vợ chồng ông T trên chứng từ hợp đồng cầm cố tiền gửi trong hồ sơ cấp tín dụng để được giải ngân, chiếm đoạt của PVcomBank 49,4 tỷ đồng.
Tương tự, tại Ngân hàng VAB, từ tháng 6-11/2018, Thành vay tiền của một số cá nhân rồi sau đó lợi dụng sự vi phạm về hoạt động ngân hàng của một số nhân viên ngân hàng, Thành yêu cầu ngân hàng này phát hành thêm các hợp đồng tiền gửi trái quy định.
Thành còn đề nghị đại diện Ngân hàng VAB ký giấy ủy quyền, giấy đề nghị kiêm xác nhận tạm khoá tài khoản… sau đó giả mạo chữ ký của các đồng sở hữu trên các đề nghị vay vốn kiêm hợp đồng tín dụng và hợp đồng cầm cố số dư tiền gửi hoặc lấy danh nghĩa của họ để vay tiền tại VAB.
Cáo trạng xác định, Thành chiếm đoạt của Ngân hàng VAB hơn 273 tỷ đồng; chiếm đoạt của nhiều người khác hàng chục tỷ đồng. Bị can Quản Trọng Đức đã giúp sức cho Thành và đồng phạm thực hiện 19 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 245 tỷ đồng. Nguyễn Mai Phương bị cáo buộc giúp sức cho Thành và Nguyễn Thị Thu Hương (chuyên viên thuộc VAB) thực hiện 21 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 274 tỷ đồng của ngân hàng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Phạt tù nhóm công chức thuế "bảo kê" đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng
Pháp đình 20/12/2024 14:23
Cảnh cáo người đăng tin cháo lươn Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Pháp đình 12/12/2024 14:05
Nghệ An: Xử phạt 2 người đăng thông tin sáp nhập tỉnh, thành sai sự thật
Pháp đình 12/12/2024 12:48
3 chiêu trò lừa đảo phổ biến trên không gian mạng tuần qua
Pháp luật 10/12/2024 06:47
Truy tố 2 đối tượng xâm hại nữ vận động viên vị thành niên
Pháp đình 07/12/2024 06:19
Xét xử nhóm đối tượng lưu hành tiền giả
Pháp đình 05/12/2024 22:12
Tuyên y án tử hình bị cáo Trương Mỹ Lan
Pháp đình 03/12/2024 14:31
Truy tố cựu bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng
Pháp đình 30/11/2024 16:42
Truy tố các bị can trong vụ mua bán hơn 19.000 hóa đơn
Pháp đình 29/11/2024 10:21
Ông Lê Đức Thọ bị đề nghị 28 - 29 năm tù
Pháp đình 25/11/2024 13:43