Tiếp tục gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước cho doanh nghiệp
Từ ngày1/4, giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu Đánh thuế bất động sản không thể chần chừ Sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân: Để nộp thuế không phải là áp lực |
Chiều 28/3, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính đã phối hợp tổ chức Hội thảo góp ý vào Dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt bằng và Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Bà Phạm Thị Minh Hiền, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Tổng cục Thuế giới thiệu về hai dự thảo nghị định, cho biết việc ban hành hai nghị định nhằm tiếp tục khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thúc đẩy xuất nhập khẩu, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Hội thảo được tổ chức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội |
Cụ thể, với Dự thảo Nghị định về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt bằng, tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhâp cá nhân) và tiền thuê đất, bổ sung thêm tiền thuê mặt nước đối với toàn bộ các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định số 52/2021/NĐ-CP của Chính phủ.
Điểm mới dự kiến so với Nghị định số 52/2021/NĐ-CP là Dự thảo nghị định bổ sung gia hạn thời hạn nộp tiền thuê mặt nước (quy định gia hạn tiền thuê mặt nước như tiền thuê đất).
Đồng thời, bỏ quy định để được gia hạn tiền thuế và tiền thuê đất theo quy định tại Nghị định này người nộp thuế phải nộp đủ các khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã được gia hạn nộp thuế của năm trước.
Về Dự thảo Nghị định gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước, gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8 và 9/2022 đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước. Thời hạn nộp thuế phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, 7, 8, 9/2022 chậm nhất là ngày 20/11/2022.
Góp ý vào Dự thảo, luật sư Trương Thanh Đức - Giám đốc Công ty luật ANVI, cho rằng, nên nhập hai nghị định vào làm một, vì vấn đề, tính chất giống nhau và như vậy sẽ tiện cho doanh nghiệp theo dõi. Đồng thời, theo ông Đức, đã là chính sách ưu đãi thì không nên quy định doanh nghiệp phải nộp đơn đề nghị, để tránh phát sinh thủ tục hành chính và tốn kém thời gian, chi phí.
Còn luật sư Trương Văn Bình, Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, góp ý, nên gia hạn cho đến khi nào doanh nghiệp đóng được thuế của năm 2022, còn nếu gia hạn 3-6 tháng thì các doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn.
Bên cạnh đó, theo ông Bình, đối tượng được gia hạn theo các dự thảo chỉ trên 2 lĩnh vực là sản xuất và kinh doanh, trong khi hoạt động dịch vụ hỗ trợ là một hoạt đông không thể thiếu của hoạt động sản xuất và kinh doanh, cũng bị chịu sự tác động của đại dịch, cũng rất cần và đáng được sự hỗ trợ bình đẳng như các lĩnh vực khác.
Ông Bình cũng đề nghị nên bổ sung sự hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế cho loại hình doanh nghiệp vừa, vì các doanh nghiệp vừa đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh nghiệp trong nước.
Bà Trần Thị Thanh Thư, Công ty Luật TNHH BLawyers Vietnam, nhìn nhận, trong bối cảnh các đơn vị kinh tế phải chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, Nghị định về gia hạn nộp thuế số 50/2021/NĐ-CP đối với nghĩa vụ thuế năm 2021 vừa qua như một liều thuốc cứu cánh cho doanh nghiệp, hộ và cả cá nhân kinh doanh.
Tiếp nối Nghị định trên, hai dự thảo nghị định nêu trên nhằm tiếp tục hỗ trợ cho các đơn vị kinh tế trong xã hội là điều đáng mừng và rất hữu ích trong bối cảnh hiện nay.
Về đối tượng được gia hạn nộp thuế, bà Thư cho rằng, để được công nhận là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ (đối tượng được hỗ trợ) phải đáp ứng về cả số lượng lao động và doanh thu hoặc nguồn vốn. Trên thực tế, có những doanh nghiệp chỉ có số lao động nhỉnh hơn một vài người theo quy định nhưng lại đang chịu ảnh hưởng nặng nề, kinh doanh đình trệ, giảm sút, doanh thu ở mức báo động, thì lại không được áp dụng nghị định để xin gia hạn thuế.
Vì vậy, nên điều chỉnh lại theo hướng chỉ tập trung vào những chỉ tiêu thể hiện doanh nghiệp đang gặp khó khăn như: Đưa ra mức doanh thu hoặc lợi nhuận cụ thể (ví dụ 1-2 tỷ đồng); hoặc mức giảm hay tỷ lệ giảm doanh thu so với trung bình doanh thu trong 3 năm trước khi diễn ra dịch Covid-19.
Việc ban hành hai nghị định nhằm tiếp tục khôi phục sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tái hòa nhập thị trường. |
Cũng theo bà Thư, quy định cơ quan Thuế không phải thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước là chưa phù hợp vì không phải bất cứ người nộp thuế nào cũng am hiểu tường tận pháp luật.
Các đối tượng gia hạn cần được biết họ có được chấp nhận gia hạn hay không để thực hiện nghĩa vụ của mình đúng quy định. Nếu vì không được chấp nhận Giấy đề nghị nộp sau cùng cho tất cả các kỳ phát sinh trước thì người nộp thuế còn phải chịu thêm khoản tiền phạt chậm nộp. Điều này không phù hợp với tinh thần hỗ trợ người nộp thuế trong giai đoạn khó khăn.
Vì vậy, bà Thư góp ý nên sửa theo hướng cơ quan Thuế phải thông báo bằng văn bản trực tiếp hoặc thông qua cổng thông tin điện tử cho người nộp thuế về việc chấp nhận gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, thuê mặt nước của người nộp thuế.
Theo Bộ Tài chính, do đây là giải pháp cấp bách cần ban hành ngay để kịp thời hỗ trợ cho doanh nghiệp và các đối tượng chịu tác động nên Bộ trình Chính phủ các Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Nếu thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng theo phương án nêu trên thì tổng số thuế giá trị gia tăng gia hạn từ tháng 3 đến tháng 8/2022 và quý I, quý II/2022 là khoảng từ 53.300-54.300 tỷ đồng.
Thực hiện gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý 1, quý 2 của kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022 thì ước tính số thuế được gia hạn khoảng từ 51.000-52.000 tỷ đồng;
Số thuế hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được gia hạn là khoảng 15.304 tỷ đồng; dự kiến số tiền thuê đất, thuê mặt nước được gia hạn khoảng từ 3.500-3.700 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm
Tin khác
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số
Doanh nghiệp 19/11/2024 20:00
Vạn Phúc City nhận cú đúp giải thưởng tại lễ trao giải PropertyGuru Vietnam Property Awards 2024
Doanh nghiệp 16/11/2024 10:18
Nỗ lực để 100% doanh nghiệp công nghiệp chủ lực được thụ hưởng chính sách hỗ trợ
Doanh nghiệp 10/11/2024 19:52
Hà Nội: Nâng cao hiệu suất quản trị về chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp 10/11/2024 15:16
Để tránh việc ra sân bay bị hoãn xuất cảnh, người nộp thuế cần làm gì?
Doanh nghiệp 09/11/2024 06:39
Hơn 40 doanh nghiệp Đức tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đồng Nai
Doanh nghiệp 07/11/2024 17:55
Để FTA không “ngủ quên” với doanh nghiệp nội
Doanh nghiệp 07/11/2024 06:10
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Doanh nghiệp 05/11/2024 15:06
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2024 của Bamboo Capital đạt 3.238 tỷ đồng
Doanh nghiệp 01/11/2024 18:18