"Thực đơn Tết" phong phú, hấp dẫn đón Giao thừa trên sóng VTV

(LĐTĐ) Chào Xuân Giáp Thìn 2024, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, đề tài đa dạng cùng cách thể hiện sáng tạo, mới mẻ. Một trong những điểm nhấn trên VTV Tết này là loạt chương trình phát sóng đêm Giao thừa: "Gặp nhau cuối năm", "Tự hào thể thao Việt Nam", "Vạn xuân", "Tết nghĩa là hy vọng"…
“Sinh viên thế hệ mới”: Vui và cháy hết mình với các thử thách "Có hẹn cùng thanh xuân": Nhà báo Lại Văn Sâm, NSND Hồng Vân làm điều "chưa bao giờ" "Gia đình mình vui bất thình lình" thắng lớn tại VTV Award 2023

Với đề tài đa dạng cùng cách thể hiện sáng tạo, mới mẻ, không gian ghi hình mở rộng khắp các vùng miền đất nước và ở nước ngoài, VTV mong muốn mang tới một "thực đơn Tết" phong phú, hấp dẫn trên các kênh sóng.

Đặc sắc loạt chương trình đón Giao thừa Tết Giáp Thìn
"Gặp nhau cuối năm Xuân Giáp Thìn" sẽ được phát sóng lúc 20h tối 30 Tết trên các kênh sóng của VTV.

Theo đó, chương trình "Gặp nhau cuối năm Xuân Giáp Thìn" sẽ được phát sóng lúc 20h tối 30 Tết trên các kênh sóng của VTV.

Ekip sản xuất chương trình cho biết, "Gặp nhau cuối năm Xuân Giáp Thìn" sẽ có nhiều điểm mới so với các năm trước, ngay từ cách tiếp cận vấn đề. Khác với mô típ quen thuộc hằng năm, trong chương trình, Ngọc Hoàng sẽ cùng Nam Tào thực hiện chuyến vi hành xuống hạ giới, trực tiếp trò chuyện với người dân trước khi nghe các Táo báo cáo tại phiên chầu.

Bước sang năm thứ 21, "Gặp nhau cuối năm" đánh dấu sự thay đổi lớn về diễn viên. Dàn nghệ sĩ quen thuộc đóng Nam Tào, Bắc Đẩu và các Táo được thay thế bằng diễn viên Tú Oanh vào vai Táo Văn Thể, NSƯT Bá Anh đảm nhận Táo Giao thông, NSƯT Quốc Quân thể hiện Táo Kinh tế, diễn viên 9x Nguyễn Duy Nam vai Nam Tào…

Cùng với sự cân đo, đong đếm kỹ lưỡng của ekip thực hiện cho từng vai diễn, kịch bản với những điểm nhấn đặc trưng như tiếng cười châm biếm sâu sắc, những ca khúc quen thuộc được chế lời… hứa hẹn sẽ mang tới màu sắc tươi mới đầy sức hút cho "Gặp nhau cuối năm Xuân Giáp Thìn".

Đặc sắc loạt chương trình đón Giao thừa Tết Giáp Thìn
Thủ môn Nguyễn Filip (đội tuyển bóng đá nam Việt Nam) xin chữ đầu năm.

Một chương trình nữa của VTV được chờ đợi trong đêm Giao thừa là "Tự hào Thể thao Việt Nam", phát sóng vào 22h05 tối 30 Tết. Trong chương trình sẽ có sự xuất hiện của cầu thủ Huỳnh Như (đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam); thủ môn Nguyễn Filip (đội tuyển bóng đá nam Việt Nam); xạ thủ Phạm Quang Huy (đội tuyển bắn súng Việt Nam, Huy chương vàng ASIAD 19); vận động viên Nguyễn Thị Oanh (đội tuyển điền kinh Việt Nam)...

Không giống như không khí căng thẳng đầy áp lực của các trận thi đấu trong nước và quốc tế, ekip thực hiện khai thác những hình ảnh của các vận động viên dưới góc máy nghệ thuật đặt trong những bối cảnh tươi đẹp của Việt Nam nhân dịp xuân về.

Đặc sắc loạt chương trình đón Giao thừa Tết Giáp Thìn
MC Tuấn Dương và Hồng Nhung dẫn chương trình "Tết nghĩa là hy vọng" chiếu lúc 22h30 tối 30 Tết.

Tiếp nối "Tự hào Thể thao Việt Nam" là chương trình “Vạn xuân”, được VTV phát sóng vào 22h15 tối 30 Tết với chủ đề nói về các năm Rồng trong lịch sử.

Những bối cảnh được ekip lựa chọn ghi hình là các địa điểm gắn với hình tượng Rồng và các sự kiện lịch sử. Nhóm sản xuất đã đến Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Tòa nhà Quốc hội… để cùng "Vạn xuân" lật giở những trang sử đáng nhớ, qua đó, thêm trân trọng hiện tại và tin tưởng vào tương lai.

Ngoài ra, chương trình "Tết nghĩa là hy vọng" sẽ lên sóng từ 22h30 tối 30 Tết. Một điểm nhấn của chương trình là cầu truyền hình đón năm mới, diễn ra từ 23h50 đến 0h15 ngày mùng 1 Tết, ghi dấu khoảnh khắc linh thiêng đón Giao thừa với hình ảnh pháo hoa từ 5 thành phố trực thuộc Trung ương, cùng nhiều nội dung hấp dẫn, truyền tải thông điệp của niềm tin, hy vọng về sự bứt phá của đất nước.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII

(LĐTĐ) Tổ giúp việc thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa, nghệ thuật thuộc Tiểu Ban tổ chức phục vụ Đại hội Đảng bộ Thành phố XVIII vừa ban hành kế hoạch số 152-KH/TTCĐVHNT về triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, văn hóa nghệ thuật phục vụ Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVIII.
UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

UNESCO thông qua định hướng bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long

(LĐTĐ) Hồ sơ bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà văn hóa lớn của dân tộc

(LĐTĐ) Sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với cán bộ, đảng viên, người lao động và nhân dân Thủ đô cũng như cả nước. Những di sản ông để lại về văn hóa là vô cùng sâu sắc và toàn diện; là cơ sở, nền tảng để Đảng ta tiếp tục xây dựng đường lối phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ mới.
Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

Phát huy giá trị văn hóa Lễ hội Tổng Nam Phù

(LĐTĐ) Lễ hội Tổng Nam Phù được nhân dân trong 10 làng thuộc huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức để kỷ niệm nhị vị Bồ Tát có công xây dựng nên 3 ngôi chùa cổ nổi tiếng là chùa Tự Khoát, chùa Đông Phù và chùa Ninh Xá; truyền nghề giúp dân sinh sống và phát triển giáo pháp của đức Phật.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

Chiêm ngưỡng những tác phẩm độc đáo tại lễ hội Sen Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Đến với lễ hội Sen Hà Nội đang được tổ chức tại quận Tây Hồ, người dân và du khách không chỉ được hòa mình vào không khí ngát hương sen mà còn được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm độc đáo.
Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

Quảng bá, vinh danh nghề làm trà sen Hà Nội tới du khách

(LĐTĐ) Công việc ướp trà sen được truyền từ nhiều đời nay tại các gia đình ở phường Quảng An (quận Tây Hồ) nhưng hiện chỉ còn một số gia đình còn gìn giữ. Bởi thế, Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 sẽ góp phần quảng bá tinh hoa sen Hà thành cũng như động viên các nghệ nhân trong việc gìn giữ nghề của cha ông.
Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

Bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam

(LĐTĐ) Ở Hà Nội, nhắc đến hoa sen người ta nghĩ ngay đến sen Bách Diệp của vùng đất Tây Hồ. Để bảo tồn và phát huy văn hóa đặc sắc và giá trị kinh tế của sen, Hà Nội đã mở rộng các vùng trồng sen ở nhiều quận, huyện, thị xã, đến nay có khoảng hơn 600ha trồng sen, tập trung ở nhiều địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động