Thúc đẩy thương mại và đầu tư trong APEC

Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là nơi khởi đầu của hơn một nửa hiệp định thương mại trên thế giới và mang lại nhiều lợi ích nhất cho các nền kinh tế thành viên. Song sự trỗi dậy của bảo hộ thương mại, các biện pháp phi thuế quan đang gây nhiều rào cản đòi hỏi APEC phải có những động thái tích cực hơn.
thuc day thuong mai va dau tu trong apec 15 doanh nghiệp lớn của Australia sẽ tham dự APEC CEO Summit
thuc day thuong mai va dau tu trong apec [Infographic] Tuần lễ Cấp cao APEC qua những con số

Chất xúc tác của hàng loạt RTA/FTA

Tại buổi đối thoại về các hiệp định thương mại khu vực (RTA) và hiệp định thương mại tự do (FTA) diễn ra mới đây tại TP.HCM, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, hơn một nửa FTA trên thế giới bắt nguồn từ 21 nền kinh tế thành viên APEC.

Trong 30 năm qua, các RTA/FTA trong APEC đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc so với các khu vực khác trên thế giới. Giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ tăng 6,7 lần, với tổng giá trị khoảng 20.000 tỷ USD vào năm 2015.

Mức thuế quan trung bình giảm từ 17% vào năm 1989 xuống còn 5,6% năm 2014, nhờ việc củng cố quan hệ thương mại, đầu tư, cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của các thỏa thuận thương mại tự do song phương và khu vực.

thuc day thuong mai va dau tu trong apec
Với hàng loạt RTA/FTA, dòng chảy thương mại giữa các nền kinh tế thành viên APEC được kỳ vọng sẽ ngày càng mạnh hơn. Trong ảnh: Dây chuyền sản xuất sơ mi xuất khẩu của Tổng công ty May 10. Ảnh: Đức Thanh

Theo thống kê của Ban Thư ký APEC, tính đến năm 2016, hơn 150 RTA/FTA, trong đó có ít nhất một thành viên APEC, đã đi vào hiệu lực, gồm gần 60 RTA/FTA đã được ký kết và thực thi giữa các thành viên APEC với nhau.

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều FTA thế hệ mới trong khu vực tập trung hơn vào các nội dung thương mại và đầu tư thế hệ mới, giải quyết hiệu quả các vấn đề sau biên giới và phi thuế quan. Nhờ tác động tích cực của các RTA/FTA, giao dịch thương mại nội khối APEC đã tăng ở mức 274%, từ 2.300 tỷ USD lên 6.300 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2016.

APEC hội tụ 13 trong số 25 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện và nhiều đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu của Việt Nam.

18 thành viên APEC là các đối tác quan trọng trong các FTA song phương và đa phương của Việt Nam.

Các thành viên APEC chiếm tới 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 75% thương mại hàng hóa, 38% viện trợ phát triển chính thức và 79% lượng khách du lịch quốc tế của Việt Nam.

Khoảng 80% số du học sinh Việt Nam ở nước ngoài đang học tập tại các nền kinh tế thành viên APEC.

Việc hình thành RTA/FTA đã và đang có ý nghĩa rất lớn đối với các nền kinh tế thành viên của APEC, trong đó có Việt Nam. Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, đối với Việt Nam, APEC là một trong những diễn đàn đa phương quan trọng và mang lại nhiều lợi ích thực chất nhất.

Đặc biệt, kể từ khi các FTA mà Việt Nam ký kết với các đối tác có hiệu lực, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước “vươn xa” khắp thế giới một cách dễ dàng hơn. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ước đạt 98,37 tỷ USD; năm 2015 đã tăng 8% (tương đương 106,12 tỷ USD) và đến năm 2016 đạt trên 119,69 tỷ USD.

7 nền kinh tế thành viên APEC hiện nằm trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông - Trung Quốc, Malaysia và Singapore.

Tuy nhiên, khi thực hiện các cam kết về tự do hóa, thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khuôn khổ Diễn đàn đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ gặp phải không ít trở ngại từ áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ phía các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài APEC, khi phải mở cửa thị trường và xóa bỏ dần các quy định bảo hộ đối với doanh nghiệp nội địa.

Ngăn chủ nghĩa bảo hộ thương mại

Mặc dù các RTA/FTA đã và đang mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các nền kinh tế thành viên APEC, song đang dấy lên các lo ngại về sự trỗi dậy của bảo hộ thương mại, các biện pháp phi thuế quan. Điều này khiến những nỗ lực thúc đẩy tự do hóa thương mại và mở cửa thị trường bị chậm lại. Đây là thách thức lớn mà Việt Nam và một số nền kinh tế thành viên APEC đang phải đối mặt.

Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, APEC bắt đầu thảo luận về việc định hình viễn cảnh APEC sau năm 2020, tức là sau khi Mục tiêu Bogor (đưa APEC trở thành một khu vực tự do hóa thương mại và đầu tư hàng đầu thế giới) được hoàn thành.

Hiện chưa rõ nội hàm của viễn cảnh sau 2020. Nhưng theo các chuyên gia APEC, định hướng phát triển sau 2020 của APEC vẫn cần tập trung vào giải quyết các rào cản với thương mại và đầu tư trong khu vực, bởi rất khó định lượng liệu năm 2020, APEC có hoàn thành Mục tiêu Bogor không?

Trong bối cảnh hiện nay, sự trỗi dậy những hoài nghi về các lợi ích mà toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại mang lại cho người dân đang tạo điều kiện cho chủ nghĩa bảo hộ thương mại bùng phát. “Sau năm 2020, APEC vẫn còn nhiều việc phải thực thi, nhằm đảm bảo các nền kinh tế thành viên sẽ tiếp tục các cam kết về mở cửa thị trường cho dòng chảy thương mại và đầu tư trong khu vực”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Bên cạnh việc xây dựng các chương trình làm việc để giải quyết các rào cản thương mại và đầu tư trong khu vực, Việt Nam đang cùng các thành viên APEC thúc đẩy một số sáng kiến liên quan đến tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo, nhằm đảm bảo các chủ thể và các nhóm khác nhau trong nền kinh tế được hưởng lợi từ tiến trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại.

Việt Nam cũng chủ trì thúc đẩy các sáng kiến về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và sáng tạo của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thúc đẩy khởi nghiệp…

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), APEC 2017 sẽ ưu tiên thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí doanh nghiệp siêu nhỏ có cơ hội tiếp cận, kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng, với hàng loạt RTA/FTA, dòng chảy thương mại giữa các nền kinh tế thành viên APEC sẽ ngày càng mạnh hơn.

Theo Anh Hoa/ baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tháng cao điểm hướng về công nhân lao động của quận Hoàng Mai

Tháng cao điểm hướng về công nhân lao động của quận Hoàng Mai

(LĐTĐ) Đối với quận Hoàng Mai, công tác bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng chống cháy nổ và chăm lo đời sống cho công nhân lao động là việc làm thường xuyên, quanh năm. Trong đó, tháng 5 có ngày Quốc tế lao động, được chọn là Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân, nên công tác ATVSLĐ càng được quận chú trọng.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá tham chiếu 85,3 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá tham chiếu 85,3 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo tổ chức đấu thầu vào lúc 9h30 sáng ngày 8/5 gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng.
Gần 20 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm

Gần 20 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm

(LĐTĐ) Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.
Tổng thống Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 5

Tổng thống Vladimir Putin tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 5

(LĐTĐ) Lúc 12 giờ trưa theo giờ Matxcơva (16 giờ theo giờ Việt Nam) ngày 7/5, lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Vladimir Putin được tổ chức long trọng tại Đại cung điện Kremlin. Đây là lễ nhậm chức Tổng thống lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin.
Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những “bóng hồng” rạng rỡ tại Lễ diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Các nữ chiến sĩ, dân quân là những đóa hoa tươi thắm hòa chung trong không khí hào hùng của Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên sáng 7/5.
Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

(LĐTĐ) Sáng 7/5, mặc dù trời đổ mưa lớn trước buổi Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng hàng ngàn người dân vẫn đứng đợi từng khối binh chủng quân đội, công an nhân dân.. diễu hành qua.
Bộ VHTT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn liveshow

Bộ VHTT&DL vào cuộc vụ Đàm Vĩnh Hưng cài huy hiệu "lạ" khi biểu diễn liveshow

(LĐTĐ) Theo Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Bộ đã nắm thông tin về việc ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng mặc trang phục có một số huy hiệu "lạ" trên thân áo và đang cho kiểm tra, làm rõ.

Tin khác

Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (6/5), thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.
Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Tính trung bình sẽ giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng.
Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

(LĐTĐ) Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP trình Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

(LĐTĐ) So với một số nước khu vực như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, tổng số lượng đầu tư cũng như nhà đầu tư của Việt Nam thấp hơn. Lý do cơ bản, các startup của Việt Nam chưa tạo sức hấp dẫn đủ mạnh, chưa hướng đến sản phẩm dịch vụ có tính đột phá, dựa trên công nghệ cao, sáng chế mới.
Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC và một số thông tư khác liên quan. Đây là bước tiến quan trọng nhằm cập nhật và chuẩn hóa các quy định kế toán, đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính ngày càng cao trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Xem thêm
Phiên bản di động