Thúc đẩy tạo việc làm cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Mặc dù Đảng và Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp hiệu quả để tạo việc làm cho người khuyết tật (NKT), tuy nhiên vấn đề này vẫn gặp nhiều trở ngại. Đây là thông tin được nêu tại hội thảo “Thực trạng và giải pháp tạo việc làm đối với NKT ở Việt Nam” do Ủy ban Quốc gia về NKT Việt Nam, Ngân hàng Thế giới vừa phối hợp tổ chức tại Hà Nội.
Bao phủ an sinh xã hội tới người khuyết tật Người hiện thực hoá những ước mơ Ươm mầm phát triển tài năng, năng lực trẻ mồ côi, người khuyết tật

Đầu tư thỏa đáng từ ngân sách

Phát biểu tại hội thảo, ông Tô Đức - Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật Việt Nam, Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, Việt Nam hiện có hơn 7 triệu NKT, chiếm 7,06% dân số từ 2 tuổi trở lên. Trong đó, có 87,27% NKT sống ở nông thôn, tỉ lệ NKT sống ở khu vực này thuộc diện nghèo và cận nghèo thường cao gấp 3 tỉ lệ nghèo trung bình của toàn quốc.

Số NKT còn trong độ tuổi lao động là 61%, trong đó 40% còn khả năng lao động. Trình độ học vấn của NKT thấp: 41.01% NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ; số có trình độ từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên chỉ chiếm 19,5%. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: 93,4% NKT từ 16 tuổi trở lên không có chuyên môn; số có bằng cấp là chứng chỉ nghề trở lên chỉ chiếm 6,5%.

Thúc đẩy tạo việc làm cho người khuyết tật
NKT làm việc tại Hợp tác xã Vụn Art (Hà Đông, Hà Nội)

Theo ông Tô Đức, điểm sáng là chính sách hỗ trợ việc làm cho NKT ở Việt Nam đã tương đối đầy đủ, toàn diện, với các quy định ưu tiên, trợ giúp NKT trong học nghề, tạo việc làm, trợ giúp các cơ sở dạy nghề cho NKT nhằm giúp họ có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình. Hơn thế nữa, xác định vấn đề dạy nghề, tạo việc làm cho NKT có ý nghĩa quan trọng giúp NKT hòa nhập xã hội nên Đảng và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, chỉ đạo sát sao việc tổ chức thực hiện công tác này.

Điển hình, tại Quyết định 1190/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình trợ giúp NKT giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đặt chỉ tiêu đến năm 2030 có 300.000 NKT được hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm. Cùng với đó, Chính phủ cũng hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho 6 cơ sở giáo dục nghề nghiệp chuyên biệt để đào tạo nghề nghiệp cho NKT tại 6 vùng trong cả nước và cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nghề cho NKT. 100% NKT có nhu cầu và đủ điều kiện được vay vốn với lãi suất ưu đãi theo quy định.

Ngoài ra, để thực hiện được chỉ tiêu dạy nghề và tạo việc làm, từ năm 2012 đến nay, mỗi năm, Chính phủ đã bố trí ngân sách khoảng gần 10 tỷ đồng để dạy nghề, tạo việc làm cho khoảng 19.000 NKT. Mức hỗ trợ dạy nghề của Nhà nước cũng được điều chỉnh cao hơn (tối đa 6 triệu đồng/người/khóa).

"Bình quân mỗi năm, các trung tâm dịch vụ việc làm hỗ trợ khoảng 20.000 lượt NKT học nghề, việc làm, tỷ lệ thành công đạt trên 50%. Nhiều NKT được vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm, xóa nghèo, học nghề, được tập huấn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh", Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội cho biết.

Phát huy vai trò của chính quyền địa phương

Mặc dù có nhiều điểm sáng như vậy, tuy nhiên, theo Cục trưởng Cục Bảo trợ Xã hội, công tác dạy nghề, tạo việc làm cho NKT vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Đó là, số lượng NKT được học nghề và có việc làm vẫn còn hạn chế, thiếu chương trình, đội ngũ giáo viên dạy nghề.

Cùng với đó, trình độ học vấn của nhiều NKT còn thấp, cộng với tâm lý tự ti, mặc cảm của bản thân NKT và gia đình khiến cơ hội tiếp cận thông tin việc làm, nghề nghiệp của NKT còn hạn chế. Nhận thức của các cấp chính quyền, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư… trong việc tạo cơ hội việc làm cho NKT còn hạn chế. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhận NKT vào làm việc chưa thực sự hiệu quả trong khi nhiều doanh nghiệp không muốn tuyển dụng NKT…

Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu một số giải pháp thúc đẩy tạo việc làm cho NKT, bao gồm việc lồng ghép nội dung này trong triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia để có thêm nguồn lực thực hiện. Đó là các chương trình về xây dựng nông thôn mới; chương trình giảm nghèo bền vững; chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Cùng với đó, phải tiếp tục phát huy sự phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước về NKT trong tham gia giải quyết việc làm cho NKT.

Phó Chủ tịch Thường trực Liên hiệp hội về NKT Việt Nam Đặng Văn Thanh nhấn mạnh giải pháp nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và các cấp hội, bảo đảm thực thi đúng chính sách, đặc biệt là Quyết định 1100/QĐ-TT ngày 21/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch thực hiện công ước của Liên hợp quốc về quyền của NKT và Chỉ thị 39 do Ban Bí thư ban hành ngày 1/11/2019 về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác NKT.

Chung quan điểm này, ông Tô Đức nhấn mạnh thêm một số giải pháp trọng điểm để bảo đảm quyền có việc làm của NKT. Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức, khả năng tiếp cận cơ chế chính sách việc làm, sinh kế cho NKT. Bản thân NKT, gia đình NKT phải chủ động tìm kiếm thông tin, nắm rõ các quyền của mình.

Thứ hai, các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước phải tăng cường hướng dẫn các địa phương chú trọng công tác cấp giấy chứng nhận cho NKT làm cơ sở giải quyết chính sách hỗ trợ cho NKT. Thứ ba, để giúp NKT có cơ hội học nghề, có việc làm, phải phát huy vai trò của chính quyền địa phương và các hội bảo vệ quyền của NKT, dựa trên dữ liệu lao động cụ thể về nhu cầu học nghề, việc làm của NKT.

Phạm Diệp

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Định hướng nghiên cứu Khoa học và Công nghệ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam”.
Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

Bị tấn công mạng: Có hơn 90% là từ vận hành, con người

(LĐTĐ) Về sự cố bị tấn công mạng của hàng loạt công ty chứng khoán, tài chính vừa qua, một số chuyên gia cho rằng, chúng ta nói nhiều về công nghệ đầu tư, nhưng yếu tố con người - nguồn nhân lực cho vấn đề bảo mật lại chưa tương xứng.
Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

Thị trường lao động: Tuyển dụng tăng mạnh, hứa hẹn lương hấp dẫn

(LĐTĐ) Xu hướng tuyển dụng lao động đang có sự thay đổi, các lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng lao động rất đa dạng như thương mại điện tử, dệt may, xây dựng, bất động sản, văn phòng. Đặc biệt, một số nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng lớn như: Bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến, chế tạo, vận tải - logistic, dịch vụ nhà hàng khách sạn, du lịch.
Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

Nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động

(LĐTĐ) Ngày 13/4, tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hai Bà Trưng năm 2024, thu hút sự tham gia của 57 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 3.943 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật

(LĐTĐ) Ngày 16/4/2024, tại Sàn giao dịch việc làm Hà Nội, sẽ diễn ra Phiên giao dịch việc làm lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 20/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Mê Linh tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông năm 2024: Cầu nối người lao động và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Sáng 7/4, phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Hà Đông năm 2024 đã diễn ra sôi nổi, thu hút sự tham gia của 63 đơn vị, doanh nghiệp với tổng số 12.517 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh và xuất khẩu lao động (XKLĐ). Sự kiện này không chỉ là một cơ hội việc làm lớn cho người lao động mà còn là nơi gặp gỡ, kết nối giữa các doanh nghiệp và nhân tài trên địa bàn.
Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

Phát huy vai trò của các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì tọa đàm với các chuyên gia, trí thức Việt Nam tại Nhật Bản.
Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Quý I, gần 36 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 35.933 lao động (11.483 lao động nữ).
Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Việt Nam quý I/2024

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 có tín hiệu tích cực, tăng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, quý I năm 2024 là 7,6 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động