Thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy và học
Công đoàn với phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” Quận Cầu Giấy: Thi đua đổi mới, sáng tạo trong dạy và học Đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo trong dạy và học |
Lan rộng đến từng cá nhân
Những năm gần đây, đổi mới trong giáo dục luôn được xem là xu thế mang tính toàn cầu. Công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam không phải chỉ là vấn đề của riêng ta mà phải thực sự “nhúng” sâu trong môi trường quốc tế. Đứng trước thực tế trên, việc đổi mới, sáng tạo trong dạy và học trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. Tại Hà Nội, thời gian qua, phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” đã lan rộng đến từng cá nhân; thúc đẩy đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên khơi bật tinh thần nghiên cứu, sáng tạo.
Không chỉ thúc đẩy mỗi tập thể, cá nhân vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phong trào “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” còn tạo làn gió mới, góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục. |
Cô giáo Đặng Hoàng Hà (giáo viên Trường Tiểu học Giáp Bát, quận Hoàng Mai) là một ví dụ. Bằng kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, cô Hà nhận thấy học sinh tiểu học có trí nhớ trực quan - hình tượng phát triển chiếm ưu thế hơn. Từ đó, cô đã tìm tòi, học hỏi thêm về công nghệ thông tin để ứng dụng vào công tác dạy học.Để tránh đi vào lối mòn của cách giảng dạy truyền thống, cô Hà đã biến lớp học của mình thành một rạp chiếu phim mini. Những đoạn phim hoạt hình vui nhộn được chọn lọc với độ dài phù hợp do chính cô tạo ra đã kích thích trí tò mò của học sinh, khiếnhọc sinh không còn cảm giác khô khan, cứng nhắc khi tiếp nhận những kiến thức mang tính lý thuyết, trừu tượng. Từ việc vận dụng hoạt hình hóa các nội dung học tập, học sinh lớp cô Hà đã yêu thích môn học hơn, có sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ với nhau nhiều hơn. Đồng thời cũng từ những tình huống đạo đức có trong đoạn phim hoạt hình, học sinh đã tự tin và biết cách tự giải quyết các vấn đề cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.
Hay trong phân môn Tập làm văn, giáo viên thường hướng dẫn, dạy học sinh cách viết các câu văn theo mẫu, nhiều câu văn không có sự sáng tạo, thiếu vắng những từ ngữ hồn nhiên của trẻ nhỏ. Trăn trở và khao khát sự thay đổi, cô Hà đã điều chỉnh phương pháp và hình thức dạy học theo hướng phát triển trí lực. Trong giờ giảng, cô Hà đã đề nghị học sinh tự nói lên những suy nghĩ, những hiểu biết của mình về chủ đề sách giáo khoa yêu cầu. Từ việc phải tư duy và nói ra thành lời rồi nhớ và viết lại, học sinh sẽ nhớ lâu hơn những kiến thức thu nhận được. Những đoạn văn của học sinh được thể hiện sinh động hơn với các từ ngữ hồn nhiên đúng với lứa tuổi. Bản thân học sinh cũng tự tin hơn, ngôn ngữ phát triển tốt hơn.
Nhờ khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt, cô giáo Phạm Thị Dung (Giáo viên Trường Mầm non Yên Sơn, huyện Quốc Oai) đã mạnh dạn ứng dụng phương pháp dạy học tiến tiến Montessori - lĩnh vực thực hành cuộc sống vào kế hoạch giáo dục trẻ. Cô đã thiết kế các bài tập kỹ năng từ những đồ dùng có sẵn, đồ dùng tăng cường; lựa chọn các kỹ năng giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Ngoài ra, cô Dung còn mạnh dạn thực hiện hoạt động tạo hình với đề tài “Vẽ tranh bằng giấy bồi”, đưa loại hình dân gian truyền thống cho trẻ; khuyến khích trẻ cùng cô chế biến các nguyên vật liệu tạo hình; tăng cường các nguồn vật liệu, phương tiện từ thiên nhiên; tận dụng các khu vực sân vườn thành không gian nghệ thuật đẹp, lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tư duy sáng tạo…
Nhận thấy, tại các trường mầm non, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là vô cùng quan trọng; cô giáo Phan Vũ Lan Anh (Hiệu trưởng Trường Mầm non Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm) đã nghĩ ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong việc đón và trả trẻ tại trường. “Qua nhiều lần thử nghiệm, tôi đã xây dựng và hoàn thiện “Phần mềm quản lý trẻ và trẻ muộn”. Phần mềm giúp đỡ cho người quản lý và giáo viên các lớp, nhân viên nhận diện đúng người được phép đón trẻ. Đến nay, phần mềm đã hoàn chỉnh và hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả tốt” - cô giáo Phan Vũ Lan Anh chia sẻ.
Đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo
Thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo luôn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Vì vậy, quá trình dạy, học trong các nhà trường đã phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, giúp học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng mang lại hiệu quả cao trong học tập.
Thông tin tại Đại hội thi đua yêu nước ngành Giáo dục lần thứ VII được tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết: Trong 5 năm (2016 - 2020), các nhà trường đã chủ động đổi mới phương pháp giáo dục, có nhiều hoạt động cụ thể nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hoạt động của đội ngũ cán bộ, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên. Nhiều mô hình, sáng kiến trong dạy và học đã được các cơ sở giáo dục thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Nội dung đổi mới, sáng tạo trong dạy và họcđược các cơ sở giáo dục cụ thể hóa phù hợp với các cấp học, bậc học, ngành học với phương châm mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày tới trường đều nỗ lực đổi mới, cải tiến trong công việc và nhà giáo cùng nhau phát triển.Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, bên cạnh hoàn thiện cơ chế chính sách, cần đổi mới phương pháp quản lý, chỉ đạo để tạo môi trường thuận lợi và động lực khích lệ thầy cô đổi mới sáng tạo, cùng hướng tới môi trường giáo dục lành mạnh, hạnh phúc trong Ngành và xã hội.
Tại Hà Nội, ngày 19/10, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-UBND về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2020 - 2021 của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Theo đó, căn cứ tình hình thực tiễn, nhằm thực hiện tốt công tác đổi mới giáo dục và đào tạo, tăng cường nền nếp, kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường trên địa bàn, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các quận/huyện/thị xã tổ chức quán triệt, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 - 2021 của ngành Giáo dục, trong đó tập trung vào các nội dung: Đổi mới công tác quản lý giáo dục và đào tạo; đổi mới chương trình giáo dục, công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bảo đảm an toàn trường học; tiếp tục rà soát sắp xếp mạng lưới trường, lớp, hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế tài chính và tăng nguồn lực đầu tư; đẩy mạnh công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ trung học cơ sở, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động…
Có thể khẳng định, kết quả của “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” những năm qua đã và đang trở thành động lực để toàn ngành Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là các nhà trường chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới trong quản lý, giảng dạy và học tập trong năm học mới./.
Phạm Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46