Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ưu tiên chăm lo việc làm, nâng cao tay nghề và nhà ở cho người lao động
Sáng nay (1/2), tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá việc thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam. Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cùng phối hợp điều hành Hội nghị.
Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương; Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các bộ, ban, ngành Trung ương; Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Quang cảnh Hội nghị |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, vừa qua, nhân dân nói chung và công nhân lao động nói riêng đã được đón Tết Nguyên đán 2023 đầm ấm, sum vầy, đoàn kết, hiệu quả. Đây là sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước, người dân, trong đó có đóng góp lớn của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Tiếp đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Chương trình phối hợp công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam là nội dung rất quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cũng như các chương trình hành động của Chính phủ nhằm phối hợp cùng tổ chức Công đoàn hoạt động ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả góp phần vào việc bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, người lao động tốt hơn. Đồng thời, đồng hành nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề cho người lao động để cải thiện, nâng cao năng suất lao động...
Thủ tướng nhấn mạnh, mong muốn của Chính phủ và Công đoàn Việt Nam là làm sao để phục vụ công nhân lao động ngày càng tốt hơn, để hoạt động của Công đoàn ngày càng có hiệu quả thiết thực, với mục tiêu quan trọng là nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động. Trên tinh thần đó, Thủ tướng mong muốn hai bên đánh giá một cách khách quan, trung thực kết quả thực hiện công tác phối hợp trong năm 2022, đưa ra nhiệm vụ giải pháp một cách thiết thực, hiệu quả trong năm 2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Nhấn mạnh cần chọn một số việc làm cụ thể, trọng tâm, thiết thực để “làm việc nào dứt điểm việc nấy”, mang lại hiệu quả, Thủ tướng gợi ý nhiệm vụ quan trọng trong năm 2023 trong công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam là tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, khắc phục khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, gắn với đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề cho người lao động.
Bên cạnh đó, đối với công nhân lao động, có an cư mới lạc nghiệp. Vì vậy, cần phải ưu tiên giải quyết vấn đề nhà ở của công nhân lao động, ưu tiên giải quyết bằng các công cụ pháp luật đã có, nếu chưa có thì cần đề xuất. Cùng với đó, bên cạnh đời sống vật chất, cần quan tâm đến đời sống tinh thần của người lao động...
Thủ tướng tin tưởng công tác phối hợp trong thời gian tới giữa hai bên sẽ đáp ứng được sự mong mỏi của các cấp công đoàn, đoàn viên, công nhân lao động; góp phần thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước một cách hiệu quả nhất.
Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, năm 2022, Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ, thiết thực, đóng góp vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam |
Các nội dung phối hợp được triển khai toàn diện, thiết thực và hướng vào giải quyết những vấn đề cấp thiết, liên quan tới việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân lao động, phát triển kinh tế - xã hội, đưa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII vào cuộc sống, xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, xây dựng Công đoàn Việt Nam và Chính phủ trong sạch, vững mạnh.
Đề cập tới các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2023, ông Nguyễn Đình Khang cho biết, những nội dung trọng tâm mà Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ phối hợp thực hiện như: tăng cường trao đổi thông tin liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, tổ chức Công đoàn cũng như thông tin về tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền để đoàn viên, người lao động hiểu, nắm rõ các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ đạo, giải pháp trong công tác điều hành của Chính phủ, các cấp Công đoàn và ngành, địa phương; phối hợp chặt chẽ trong công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đoàn viên, người lao động và tổ chức Công đoàn. Trong đó, thống nhất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về chính sách xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân.
Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh phát biểu ý kiến tại Hội nghị |
Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, nơi tập trung đông công nhân lao động; triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động, các giải pháp bảo đảm ổn định thị trường lao động, phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm, thu nhập, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của Công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất”; phối hợp thúc đẩy chương trình nhà ở cho công nhân; phối hợp triển khai Công điện số 1170 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp ổn định, phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, bền vững và chăm lo đời sống người lao động...
Hai bên cũng sẽ phối hợp huy động mọi nguồn lực, quan tâm, chăm lo cho đoàn viên, người lao động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán, Tháng Công nhân - Tháng An toàn vệ sinh lao động đồng thời phối hợp, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật lao động, chính sách đối với người lao động; về bảo hiểm xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng bữa ăn ca, an toàn vệ sinh lao động; đẩy mạnh việc thực hiện dân chủ tại cơ sở...
Tại buổi làm việc, các đại biểu đại diện các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang... cũng tập trung thảo luận về các vấn đề đang đặt ra liên quan tới đời sống công nhân, người lao động như giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống tinh thần, giải quyết nhà ở cho công nhân lao động … Riêng Tổng LĐLĐ Việt Nam đã kiến nghị 10 nhóm vấn đề lớn liên quan đến thể chế, chính sách có tác động lớn đến công nhân, lao động, cụ thể: Tổng Liên đoàn đề nghị Thủ tướng chỉ đạo chính quyền địa phương, các bộ, ngành liên quan tiếp tục tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Đề án "Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất"; coi chăm lo phúc lợi xã hội về nhà ở cho công nhân lao động là một yêu cầu cấp thiết cần được quy định thành chế định riêng trong luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Bên cạnh huy động nguồn lực của các doanh nghiệp, cần bố trí thêm ngân sách nhà nước để chăm lo về nhà ở, nhà trẻ, nơi vui chơi, sinh hoạt văn hóa thể thao cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; có cơ chế cho phép doanh nghiệp đông công nhân, lao động được phép mua hoặc thuê mua đối với các dự án nhà ở để cho chính công nhân, lao động doanh nghiệp đó mua hoặc thuê mua, góp phần "an cư lạc nghiệp". Muốn làm được, Công đoàn đề nghị Chính phủ giao các bộ, ngành liên quan tham mưu Chính phủ xem xét trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số luật, gồm: Luật Nhà ở (Điều 49, Điều 53, Điều 57, Điều 62, Điều 80, Điều 81), Luật Kinh doanh bất động sản (Điều 10), Luật Đất đai (Điều 54), Luật Đầu tư công (Điều 5), Luật Quản lý tài sản công (Điều 106)… theo các kiến nghị cụ thể do TLĐ đã gửi tới Chính phủ và các bộ, ngành. Trước mắt, trong khi chưa sửa đổi các luật, đề nghị Chính phủ giao Tổng Liên đoàn và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, trình Chính phủ đề xuất với Quốc hội ban hành Nghị quyết về chính sách xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân để giải quyết kịp thời các bức xúc hiện nay do các vướng mắc liên quan đến chồng chéo, khoảng trống của pháp luật. Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổng hợp báo cáo tình hình doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, có giải pháp cụ thể xử lý con số hơn 200.000 người lao động đang là nạn nhân của tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội, không được hưởng các chế độ, kể cả lương hưu để báo cáo Bộ Chính trị và trình Quốc hội phương án giải quyết đảm bảo quyền lợi của người lao động. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30