Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện Đề án xử lý dự án Đạm Hà Bắc

(LĐTĐ) Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đi kiểm tra, khảo sát thực địa và làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan về phương án tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc. Đây là 1 trong 12 dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương.
Tiếp tục hỗ trợ giảm thuế, phí xăng dầu, giải quyết dứt điểm khó khăn cho doanh nghiệp Giữ gìn lâu dài, bảo vệ tuyệt đối an toàn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhiệm vụ chính trị đặc biệt

Quyết liệt chỉ đạo xử lý các công việc tồn đọng

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, ngày 1/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã làm việc với Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc về việc tái cơ cấu doanh nghiệp, xử lý tình trạng thua lỗ tại Công ty.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện Đề án xử lý dự án Đạm Hà Bắc
Thủ tướng Chính phủ trực tiếp kiểm tra thực địa Dự án Đạm Hà Bắc ngày 13/8.

Nhờ có chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý các công việc tồn đọng, kéo dài, nhất là những dự án yếu kém. Đến nay, 5/12 dự án yếu kém của ngành Công Thương đã được xử lý, còn lại 7 dự án cần tiếp tục xử lý, trong đó có dự án Đạm Hà Bắc.

Tại chuyến công tác này, Thủ tướng đã dành nhiều thời gian khảo sát thực địa, trao đổi với những người lao động trực tiếp làm việc tại nhà máy. Thủ tướng hết sức quan tâm tới vấn đề xử lý chất thải của nhà máy, khi hầu như chỗ nào trong khuôn viên cũng có nước thải và khí thải, chất thải rắn xuất hiện nhiều nơi.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu giữ lại nhà máy nhưng quyết tâm tái cơ cấu với các giải pháp như cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, đa dạng hoá sản phẩm để cạnh tranh tốt hơn.

Dự án cải tạo, mở rộng, nâng công suất Nhà máy sản xuất đạm Hà Bắc của Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam-Vinachem) khởi công cuối năm 2010, đi vào vận hành từ năm 2015, chậm 36 tháng so với kế hoạch.

Theo các báo cáo và ý kiến tại cuộc làm việc, sau khi mở rộng, nhà máy luôn vận hành ổn định nhưng Công ty Đạm Hà Bắc lại chuyển từ có lãi sang thua lỗ. Nguyên nhân cơ bản là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và chi phí tài chính rất lớn, với các khoản vay ngân hàng có lãi suất cao và phải chịu lãi phạt (do không trả đúng hạn) dẫn đến lãi chồng lãi. Bên cạnh đó, tranh chấp hợp đồng tổng thầu EPC với nhà thầu chưa được giải quyết dứt điểm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện Đề án xử lý dự án Đạm Hà Bắc
Tuy sản xuất ổn định, nhưng Công ty đạm Hà Bắc gánh khoản nợ lớn và thường xuyên phát sinh lãi do trả chậm.

Đến cuối năm 2021, Công ty đã trả nợ 2.323 tỷ đồng và hơn 104 triệu USD, nhưng vẫn còn nợ hơn 6,4 nghìn tỷ đồng (vay gốc hơn 3 nghìn tỷ đồng, nợ lãi hơn 3.300 tỷ đồng) và hơn 112 triệu USD.

Gần đây, nhờ diễn biến thị trường thuận lợi, giá ure thế giới và trong nước đều trong xu thế tăng cao so với cùng kỳ, thời gian qua, kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty đang có dấu hiệu tích cực hơn. Năm 2021, Công ty đạt 92% công suất với 473.000 tấn ure, doanh thu 4.558 tỷ đồng, lần đầu tiên lãi 6,25 tỷ đồng sau nhiều năm thua lỗ.

Năm 2022, Công ty phấn đấu sản xuất khoảng 410.000 tấn ure. Trong nửa đầu năm, nhà máy đạt sản lượng 236.000 tấn ure, tăng 110% so với cùng kỳ, doanh thu đạt 3.585 tỷ đồng, tăng 94% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 1.346 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 409 tỷ đồng).

Tuy nhiên, khoản lỗ lũy kế trong 5 năm 2015-2020 của Công ty vẫn còn rất lớn, lên tới 4.760 tỷ đồng. Nếu không có biện pháp tái cơ cấu tài chính cho doanh nghiệp thì Công ty khó có thể lãi bền vững.

Hoàn thiện đề án xử lý dự án Đạm Hà Bắc trong tháng 8/2022

Kết luận cuộc làm việc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, những hạn chế của dự án do nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chính, do những vi phạm trong quá trình phê duyệt, thẩm định, quyết định đầu tư, khiến tổng mức đầu tư lớn, không phù hợp ở thời điểm đó, khiến suất đầu tư, chi phí đầu vào cao, giá thành cao, khả năng cạnh tranh thấp khi thị trường biến động, dẫn tới không hiệu quả, chậm trả nợ, nợ chồng nợ.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thiện Đề án xử lý dự án Đạm Hà Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác kiểm tra, thị sát một số hạng mục của dự án.

Qua khảo sát và lắng nghe báo cáo, Thủ tướng nêu rõ một số vấn đề nổi lên cần giải quyết gồm: Tranh chấp hợp đồng EPC; vướng mắc, khó khăn về tài chính, chi phí đầu vào cao nên sức cạnh tranh thấp, sản phẩm khó tiêu thụ; vấn đề môi trường phức tạp, nghiêm trọng cả về chất thải rắn, nước thải, khí thải; nhiều thiết bị hỏng hóc, xuống cấp, rỉ sét; quan điểm xử lý và sự phối hợp của các bộ, ngành, cơ quan liên quan chưa chặt chẽ, thiếu hiệu quả; Công ty chưa có quyết tâm đổi mới, cải cách hoạt động vì một nhà máy xanh, sạch, đẹp, hoạt động đúng quy trình vận hành; sự liên hệ vận hành giữa hai nhà máy có nhiều điểm bất cập, không đồng bộ.

Để giải quyết các vấn đề này, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải nâng cao trách nhiệm, "tính chiến đấu" với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; đơn cử, nếu thấy nước thải, rác thải, khí thải trong nhà máy như vậy thì cơ quan chức năng phải kiểm tra, khuyến cáo, tiến hành các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật.

Thủ tướng giao Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, rút kinh nghiệm từ các dự án yếu kém đã được xử lý, hoàn thiện đề án xử lý dự án theo kết luận của Bộ Chính trị, các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, bảo đảm phù hợp, khả thi, hiệu quả; đưa các phương án cụ thể và đánh giá tác động của từng phương án; hoàn thành đề án trong tháng 8/2022.

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giữ lại nhà máy nhưng quyết tâm tái cơ cấu lại với các giải pháp như cải tiến quy trình sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, đa dạng hoá sản phẩm…, đưa nhà máy cạnh tranh tốt hơn, phát triển ổn định, bền vững, xanh, sạch. Cơ sở của phương án này là dự án đã quyết toán một phần lớn, nhà máy đã vận hành và có thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường và tỉnh Bắc Giang vào cuộc để nhà máy khẩn trương nhanh chóng khắc phục các vấn đề về môi trường để bảo đảm an toàn cho công nhân trong nhà máy và người dân trong khu vực.

Đồng thời, giải quyết dứt điểm những vấn đề bất cập trong liên hệ vận hành giữa nhà máy cũ và nhà máy mới; nếu cần thiết thì gìn giữ những di tích, kỷ vật của nhà máy cũ một cách phù hợp.

Nhà máy sử dụng tới 1.300 người lao động và cùng hàng nghìn hộ dân cũng có sinh kế liên quan tới nhà máy. Do đó, cần nâng cao năng suất lao động, bảo đảm việc làm và thu nhập hợp lý cho người lao động.

Tỉnh Bắc Giang và các bộ, ngành phối hợp, giải quyết các vướng mắc theo thẩm quyền của tỉnh; việc tranh tra, kiểm tra, xử lý các vấn đề theo tinh thần "rõ tới đâu làm tới đó".

Thủ tướng cho rằng, Đạm Hà Bắc là nhà máy có truyền thống lịch sử lâu đời, góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ chiến tranh. Do đó, việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà máy còn góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất, cung cấp sản phẩm phục vụ phát triển nền nông nghiệp và nhiều ngành khác, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tiếp tục xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

3 tháng đầu năm 2024, Hà Nội thu ngân sách 146.877 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quý I/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng so với cùng kỳ; đảm bảo cân đối chi ngân sách. GRDP quý I/2024 tăng 5,5%, các ngành duy trì tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam

Ông Hoàng Anh Tuấn làm HLV trưởng đội tuyển U23 Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 28/3/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam chính thức bổ nhiệm ông Hoàng Anh Tuấn làm huấn luyện viên (HLV) trưởng đội tuyển U23 Việt Nam tham dự Vòng chung kết Giải bóng đá U23 châu Á 2024.
Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Thành phố Vinh: Phụ huynh, học sinh áp lực trước kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Thành phố Vinh luôn là điểm nóng trong tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi này được đánh giá là căng thẳng hơn cả kỳ thi tuyển sinh vào đại học.
Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

Thủ đô Hà Nội đạt nhiều thành tựu to lớn qua 40 năm đổi mới

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận tại Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô, ngày 28/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, qua 40 năm đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô đã phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo trong thực hiện đường lối đổi mới, mang lại những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng.

Tin khác

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tổ chức vào ngày 17/5

Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc tổ chức vào ngày 17/5

(LĐTĐ) Hội nghị ngành Công Thương 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc năm 2024, dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 17/5, với khoảng 550 đại biểu tham dự.
Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới và những thách thức với hàng Việt

(LĐTĐ) Hàng hóa phong phú, giá rẻ, giao nhanh và cước vận chuyển thấp là lợi thế lớn của hàng hóa xuyên biên giới, đặc biệt là từ thị trường Trung Quốc. Các mặt hàng này đang nhanh chóng gia tăng thị phần trên thương mại điện tử, và các nhà sản xuất tại Việt Nam cần những chiến lược cạnh tranh, tránh đối đầu trực tiếp với các mặt hàng thế mạnh của Trung Quốc.
Thị trường vàng biến động, nhà đầu tư thận trọng

Thị trường vàng biến động, nhà đầu tư thận trọng

(LĐTĐ) Thị trường vàng trong nước chứng kiến một tuần giao dịch đầy biến động, bất thường. Đầu tuần giảm nhẹ, tăng tốc vào thứ 5, đẩy giá vàng nhẫn tăng chưa từng có trong lịch sử, tăng 1,150 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên, giảm giá nhanh chóng vào ngày giao dịch thứ 6 và thứ 7, khi giá vàng thế giới hạ nhiệt.
Bộ Công Thương cam kết không để xảy ra tình trạng thiếu điện

Bộ Công Thương cam kết không để xảy ra tình trạng thiếu điện

(LĐTĐ) Trước lo ngại của cộng đồng doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) về tình trạng thiếu điện cho sản xuất trong cao điểm mùa hè năm 2024, tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên với chủ đề “Doanh nghiệp FDI tiên phong thực hiện chiến lược xanh” được tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết, sẽ không để thiếu điện trong năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động