Thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và thành phố Hải Phòng
Cụ thể, có 442/477 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 88.58% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng. Đối với cơ chế đặc thù cho tỉnh Nghệ An có 430/467 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86.17% tổng số đại biểu Quốc hội); cơ chế đặc thù phát triển cho tỉnh Thanh Hóa có 414/462 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 82.97% tổng số đại biểu Quốc hội) và Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế, có 436/470 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87.37% tổng số đại biểu Quốc hội).
Phiên bế mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV. |
Trước đó, trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý các dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho biết, về Dự thảo Nghị quyết có ý kiến đề nghị hạ mức trần dư nợ, tránh ảnh hưởng đến các địa phương khác. Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, việc quy định mức trần dư nợ vay đối với các địa phương là nhằm tạo dư địa cho các địa phương chủ động huy động nguồn lực, trên cơ sở tổng kết sẽ xác định mức phù hợp.
Mặt khác, theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, căn cứ nhu cầu huy động, dự kiến khả năng thu, khả năng hấp thụ vốn, khả năng trả nợ của từng địa phương, hằng năm Quốc hội quyết định mức vay cho từng địa phương, bảo đảm điều tiết hợp lý, công bằng. Như vậy, việc áp dụng cơ chế này không ảnh hưởng đến dư địa vay của các địa phương khác.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội cũng cho biết, có ý kiến đề nghị không nên cho phép Hội đồng nhân dân ban hành phí, lệ phí chưa có trong Danh mục; khoản thu từ phí thăm quan của tỉnh Thừa Thiên Huế; về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để đảm bảo linh hoạt, kịp thời, bao quát hết nguồn thu phát sinh trên địa bàn; góp phần tăng cường nguồn lực cho địa phương để chi an sinh xã hội, việc trao thẩm quyền cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phí, lệ phí là cần thiết. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, để tăng cường hiệu quả quản lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị việc thực hiện cần tuân thủ đúng nguyên tắc: Việc điều chỉnh và ban hành mới các khoản phí, lệ phí phải có lộ trình phù hợp với thực tế; không tạo gánh nặng cho người dân, doanh nghiệp; bảo đảm công khai, minh bạch; không ảnh hưởng đến các địa phương khác.
Các đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và thành phố Hải Phòng. |
Về quản lý quy hoạch, có ý kiến đề nghị thực hiện đúng quy định pháp luật về quy hoạch để bảo đảm công bằng, minh bạch; báo cáo rõ lý do phân cấp điều chỉnh cục bộ quy hoạch. Về nội dung này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội, một trong những mục tiêu khi ban hành Luật Quy hoạch là bảo đảm tính thống nhất quy hoạch trên cả nước. Do đó, các quy định trong Dự thảo Nghị quyết chỉ cho phép điều chỉnh quy hoạch cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, cục bộ quy hoạch chung đô thị, không cho phép điều chỉnh quy hoạch tổng thể nhằm bảo đảm nguyên tắc thống nhất trong quy hoạch chung. Mặt khác, chỉ áp dụng ở mức độ thí điểm đối với một số địa phương. Việc ủy quyền thực hiện đúng nguyên tắc chỉ ủy quyền một cấp. Trên cơ sở thí điểm, nếu mang lại kết quả tích cực sẽ xem xét, áp dụng trên diện rộng.
Đối với việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản Huế, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội Nguyễn Phú Cường, Thừa Thiên Huế là địa phương có di tích lịch sử quốc gia, có di sản văn hóa thế giới, song nhiều cơ sở xuống cấp nghiêm trọng, thiếu nguồn lực trùng tu, rất cần huy động nguồn lực toàn xã hội để gìn giữ giá trị văn hóa, lịch sử. Hiện có nhiều tổ chức, cá nhân và một số địa phương mong muốn được chung tay bảo tồn một số di tích. Việc thành lập Quỹ nhằm bảo đảm minh bạch, tập trung trong tiếp nhận tài trợ cho bảo tồn các di sản…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31