Gia Lâm: Hơn 16,5 tỷ đồng hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn theo chính sách đặc thù
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm cho biết, triển khai chính sách hỗ trợ đặc thù của thành phố Hà Nội, đến nay, huyện Gia Lâm đã quyết định hỗ trợ cho 236 lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp có ký hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do cơ sở giáo dục tạm dừng hoạt động. Số tiền đã hỗ trợ cho nhóm đối tượng này là 509 triệu đồng.
Cùng với đó, Huyện đã ban hành Quyết định hỗ trợ 22 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục dừng hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền 66 triệu đồng. Hiện các xã, thị trấn đang tiếp tục rà soát, đề nghị huyện phê duyệt hỗ trợ cho các chủ cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục đủ điều kiện hoạt động phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên.
Xã Yên Viên, huyện Gia Lâm trao hỗ trợ cho lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ảnh minh họa. |
Ngoài 2 nhóm đối tượng nêu trên, huyện Gia Lâm đã hỗ trợ đặc thù cho 5 nhóm đối tượng khác bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, huyện đã hoàn thành công tác chi trả hỗ trợ cho 9.022 người thuộc đối tượng người có công, bảo trợ xã hội và hộ cận nghèo. Hai nhóm còn lại là người lao động làm việc tại hộ kinh doanh phải tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động làm việc tại hộ kinh doanh chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì chưa thực hiện vì mới có ít hồ sơ hoặc chưa có hồ sơ đề nghị hỗ trợ.
Như vậy, đến thời điểm này, huyện Gia Lâm đã chi trả chính sách hỗ trợ đặc thù cho trên 12.000 người, hộ gia đình với tổng số tiền hơn 16,5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Cùng với nguồn kinh phí từ ngân sách, các cơ quan, đơn vị, nhà hảo tâm và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã huy động nguồn lực xã hội để hỗ trợ đột xuất về lương thực, nhu yếu phẩm... cho hơn 8.600 lượt người có hoàn cảnh khó khăn. Tổng trị giá các nguồn lực đã chi hỗ trợ là hơn 1,2 tỷ đồng.
Về gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ, huyện Gia Lâm tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai. Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, Gia Lâm đã ra quyết định hỗ trợ cho hơn 3.300 người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với kinh phí hơn 6,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Đối tượng được tiếp cận với nguồn lực hỗ trợ nhiều nhất là lao động tự do với kinh phí hơn 4,1 tỷ đồng...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37