Tăng cường đối thoại, đưa chính sách bảo hiểm đến với người lao động
Sau 1,5 năm làm việc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, đầu tháng 6/2024, chị Hồ Thị Hiền (sinh năm 1996) quyết định nghỉ việc để kinh doanh. Khi đến BHXH tỉnh hoàn tất các thủ tục liên quan đến thời gian tham gia BHXH bắt buộc, chị Hiền đã gặp cán bộ tư vấn BHXH để đăng ký tham gia BHXH tự nguyện với mức đóng 891.000 đồng/tháng, thời gian đóng từ ngày 16/6/2024.
Chia sẻ về lý do tham gia BHXH tự nguyện, chị Hiền cho biết: “Năm 2023 khi đang còn làm việc tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế, tôi được tham gia buổi đối thoại về các chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT nên đã hiểu về các lợi ích khi tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện nếu như không còn làm việc ở doanh nghiệp nên tôi quyết định tham gia ngay sau khi nghỉ việc. Tôi cũng vận động em gái tham gia để sau này hết tuổi lao động vẫn có nguồn thu nhập ổn định hằng tháng từ lương hưu”.
Cũng như chị Hiền, tại Nhà máy may Vinatex Hương Trà, sau cuộc đối thoại giữa BHXH tỉnh và người lao động với chủ đề “Những thiệt thòi khi người lao động nhận BHXH một lần”, nhiều người lao động đã thay đổi ý định nhận BHXH một lần và tiếp tục làm việc, tham gia BHXH để sau này hưởng lương hưu.
Chị Ngọc Hà, công nhân may cho biết: “Sau khi nghe cán bộ BHXH tỉnh phân tích việc nhận BHXH một lần có thể dẫn đến những thiệt thòi về quyền lợi trước mắt và cả lâu dài; quyền lợi chế độ hưu trí, tử tuất, ốm đau, thai sản… tôi và các đồng nghiệp đã từ bỏ ý định nhận BHXH một lần, tiếp tục tham gia BHXH để sau này nhận lương hưu và các quyền lợi khác”.
Tại Chương trình đối thoại do Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, đại diện cơ quan BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông tin tới người lao động về chính sách BHXH, BHYT, BHTN. |
Từ thực tế công việc, ông Lê Quý Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MSV (Khu Công nghiệp Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ, sau khi được cơ quan BHXH thông tin về thực trạng người lao động hưởng BHXH một lần hiện nay, bản thân ông cùng người lao động tại công ty nhận thấy được tính nhân văn của chính sách BHXH; đa phần lao động hưởng BHXH một lần là do nhu cầu tài chính sau khi nghỉ việc. Người lao động bị mất việc làm phải đối mặt với các nhu cầu tài chính trước mắt để chi tiêu sinh hoạt cho gia đình hoặc đầu tư cho con ăn học, trang trải nợ nần...
Theo ông Hoàng, để giảm thiểu tình trạng người lao động xin rút BHXH một lần, các cấp và các ngành cần có các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của lao động. Đặc biệt, việc tăng lợi ích và tính hấp dẫn của chính sách lương hưu khi thực hiện giảm điều kiện về thời gian đóng góp tối thiểu từ 20 năm xuống còn 15 năm theo Luật BHXH (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sẽ giúp lao động tiếp tục tham gia BHXH.
"Hiện, Công ty MSV đang truyền thông cung cấp thông tin về Luật BHXH (sửa đổi), phân tích lợi - hại của việc rút BHXH một lần nhằm giúp người lao động nhận thức một cách đầy đủ nhất về chính sách… từ đó tiếp tục tham gia BHXH, ở lại hệ thống an sinh khi nghỉ việc hoặc chuyển việc sang đơn vị khác", ông Hoàng cho biết thêm.
Với mong muốn chuyển tải thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN đến người lao động đúng, đủ, kịp thời nhất, 6 tháng đầu năm 2024, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 57 hội nghị khách hàng để tuyên truyền chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, đồng thời tổ chức 7 hội nghị đối thoại cho hơn 2.000 người lao động tại các khu, cụm công nghiệp về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT.
Cùng đó, BHXH tỉnh cũng tham gia chương trình đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với hơn 500 người lao động trên địa bàn tỉnh; tổ chức tuyên truyền về BHYT học sinh, sinh viên cho hơn 1.400 sinh viên của Trường Đại học Ngoại ngữ... Trong đó, các nội dung tuyên truyền tập trung vào vai trò, ý nghĩa của chính sách BHXH, BHYT, về quyền và lợi ích khi tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, truyền thông để người lao động hạn chế tình trạng nhận BHXH một lần, về Luật BHXH (sửa đổi), chi trả các chế độ BHXH không dùng tiền mặt…
Song song với công tác đối thoại, việc phát triển người tham gia BHXH, BHYT, BHTN cũng được cơ quan BHXH triển khai ngay từ đầu năm với nhiều giải pháp tích cực, đồng bộ như: Xây dựng kế hoạch; giao chỉ tiêu phát triển người tham gia và thu BHXH, BHYT, BHTN cho các đơn vị; tăng cường làm việc với các đơn vị sử dụng lao động chưa tham gia, tham gia chưa đầy đủ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động để rà soát, phát triển. Đồng thời, đẩy mạnh công tác phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, BHYT tự đóng bằng nhiều hình thức.
Bên cạnh đó, cơ quan BHXH cũng tích cực truyền thông bằng hình thức đối thoại trực tiếp với người lao động và người dân mang lại hiệu quả tích cực. Thông qua đối thoại trực tiếp, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế mong muốn được nghe ý kiến phản hồi của người lao động, người dân; biết được tâm tư, nguyện vọng của họ trong việc được hưởng các quyền và lợi ích khi tham gia BHXH, BHYT. Đặc biệt, với mỗi cuộc đối thoại, cơ quan BHXH đều biên soạn những nội dung cơ bản nhất, cần thiết theo từng nhóm đối tượng muốn truyền đạt, qua đó đạt được hiệu quả tích cực.
Kết quả, trong 6 tháng, số người tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn tỉnh là 127.287 người (đạt 91,86%), số người tham gia BHXH tự nguyện là 18.234 người (đạt 54,02%), số người tham gia BHTN là 118.945 người (đạt 91,65%) và số người tham gia BHYT là 1.160.037 người (đạt 99,15%) so với kế hoạch giao.
Hiện nay, hệ thống BHXH đang được hoàn thiện theo hướng “linh hoạt, đa dạng, đa tầng, hiện đại, hội nhập quốc tế”; tăng quyền lợi nếu bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí; điều chỉnh cách tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững... Vì vậy, tuyên truyền, đối thoại để người lao động hiểu và yên tâm công tác là nhiệm vụ hàng đầu của cơ quan BHXH nhằm gia tăng số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đồng thời hạn chế tình trạng rút BHXH một lần. Và để chính sách BHXH, BHYT đến với người dân nói chung, người lao động nói riêng, thời gian tới, BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH, BHYT để cán bộ, đảng viên và nhân dân, các tổ chức, cá nhân nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của BHXH, BHYT trong hệ thống an sinh xã hội; quyền lợi và nghĩa vụ của người dân khi tham gia BHXH, BHYT.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Đổi mới hoạt động chăm lo
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Lãnh đạo Chính phủ, thành phố Hà Nội kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chân dung kẻ phóng hỏa tại quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Tin khác
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37
Mở rộng quyền lợi, phạm vi hưởng BHYT của người tham gia
Chính sách 06/12/2024 06:35
Đã hưởng chế độ ốm đau, có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Chính sách 05/12/2024 07:05
Nhiều chính sách về tiền lương, tiền thưởng có hiệu lực từ tháng 12
Chính sách 03/12/2024 07:13
Đề xuất hai phương án hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chính sách 01/12/2024 17:30