“Thợ săn” Covid-19 giữa lòng Thành phố

(LĐTĐ) Trưa ăn tạm bánh mỳ, nửa đêm ăn bữa tối, ngày tăng cường uống nước để bù lại mồ hôi chảy ròng do mặc quần áo bảo hộ kín mít suốt nhiều giờ liền để lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân... là những chuyện trở thành quá đỗi bình thường hàng ngày đối với anh Ngô Hùng Sơn - Khoa Kiểm soát dịch thuộc Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng.
Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong các chuỗi cung ứng Hà Nội phải sẵn sàng mọi tình huống, không để bị động, bất ngờ Siết chặt kỷ cương, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong phòng, chống dịch

Những bước chân thầm lặng chạy đua với thời gian

Nhắc tới anh Ngô Hùng Sơn, không chỉ đồng nghiệp, mà người dân trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đều ấn tượng với anh bởi đầu cua húi trọc. Người ta gọi anh là nhân viên y tế đa di năng, hay “làm tất ăn cả”, bởi mình anh có thể xử lý một mình trong ổ dịch, hay trường hợp nghi ngờ. Thậm chí, họ còn gọi anh là nhân viên lấy mẫu xét nghiệm “tay thối”, bởi quá nửa mẫu xét nghiệm anh lấy đều cho kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2…

“Thợ săn” Covid-19 trong Thành phố
Anh Ngô Hùng Sơn - Khoa Kiểm soát dịch thuộc Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng.

Hằng ngày hoặc thậm chí là hằng giờ, giống như những “thợ săn” Covid-19 giữa lòng Thành phố, anh Sơn và đồng nghiệp vẫn miệt mài với công việc lấy mẫu xét nghiệm, truy vết, điều tra dịch tễ các ca bệnh. Họ săn loại vi rút bé xíu, nhưng nếu không cẩn trọng, sẽ bị chính loại vi rút đó quay lại tấn công. Bởi vậy, mọi công đoạn lấy mẫu xét nghiệm đều phải thận trọng. Và các anh cũng luôn đóng vai trò là một trong những mảnh ghép quan trọng, vững chắc góp phần ngăn chặn dịch Covid-19 thâm nhập và lây lan ra cộng đồng.

Chia sẻ về công việc của mình, anh Sơn cho biết, bình thường công việc của nhân viên y tế dự phòng đã vất vả, từ ngày dịch Covid-19 xuất hiện còn vất vả hơn gấp nhiều lần. Và khi đã theo việc, thì bất kể sáng, trưa chiều tối, thậm chí xuyên đêm điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm cũng là điều bình thường. “Còn quả đầu húi cua, tôi để vậy cho tiện vì sau mỗi lần thay bảo hộ đều bết bát mồ hôi cả… Và từ đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát tại Hà Nội, tôi đã cắt trụi như vậy rồi. Giờ cũng thành quen”, anh Sơn chia sẻ.

“Thợ săn” Covid-19 trong Thành phố
Anh Sơn thực hiện xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân.

Anh Sơn tâm sự, công việc phòng, chống dịch Covid-19 gần như chiếm cạn thời gian của bản thân, nên không có thời gian cho gia đình. “Nhiều lúc đang trong ổ dịch, lấy mẫu xét nghiệm, vợ con gọi tôi cũng không thể nghe. Đến khi xong việc thì nhà đã đi ngủ. Cũng có khi vợ cũng dỗi, giận rồi lại thôi bỏ qua vì hiểu công việc của chồng, con thì lúc nào gặp qua chát video trên zalo cũng nói: "Bố bắt con Covid, xong về cho đi chơi”. Mà hiện giờ tình hình này chả biết khi nào hết dịch…”, anh Sơn bỏ ngang câu nói.

Không chỉ mình anh Sơn mà lực lượng cán bộ, nhân viên y tế còn lại cũng trải qua nhiều đêm dài không ngủ, miệt mài, thầm lặng chiến đấu với SARS-CoV-2. Hình ảnh những nhân viên y tế tranh thủ chợp mắt trên xe cứu thương, tại khu xét nghiệm trong bộ đồ bảo hộ lỉnh kỉnh, bức bí sau nhiều giờ làm việc liên tục khiến nhiều người không khỏi xót xa và cay sống mũi, vì thương.

“Thợ săn” Covid-19 trong Thành phố
Nhiều buổi nhân viên y tế dự phòng phải xuyên đêm lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân.

Nhân viên y tế dự phòng dù là trong phòng xét nghiệm hay xuống vùng dịch tễ, họ thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm cao. Nhưng họ chẳng còn thời gian mà quan tâm đến những chuyện đó, chỉ biết cuốn mình theo công việc, nhiều hôm xuyên đêm lấy mẫu “săn vi rút” cho kịp thời gian giao mẫu về Trung tâm. Mặc mồ hôi thấm ướt, họ vẫn thực hiện tất cả quy trình rất nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo tỉ mẩn, nghiêm ngặt, độ chính xác đến tối đa.

“Bắt đầu từ 5/7, khi dịch ở thành phố Hồ Chí Minh bùng phát là những nhân viên y tế dự phòng lại bắt đầu chuỗi ngày lấy mẫu xét nghiệm cho những người về từ vùng dịch. Riêng tôi, cứ triền miên từ ngày 5/7 đến nay, việc điều tra, truy vết, lấy mẫu rất nhiều. Nhiều đến nỗi, thời điểm hiện tại tôi cũng không thể nhớ được chính xác đã lấy bao nhiêu mẫu, chỉ chắc rằng số mẫu lấy cũng tầm 4 con số rồi”, anh Sơn nói.

Đừng để những cố gắng của ngành y tế trở nên vô nghĩa

Mặc dù, triền miên lấy xét nghiệm suốt từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam, nhưng khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, anh Sơn không khỏi hoang mang vì biến thể của vi rút lại lây lan nhanh, tốc độ mạnh tới như vậy. Theo lời anh Sơn chia sẻ, trong suốt quá trình làm việc vừa qua, có quá nhiều ổ dịch kinh khủng.

Đơn cử, từ ổ dịch xét nghiệm ra 5 F0 ở Nguyễn Du; chung cư Hòa Bình Green có cả đối tượng là F3 chuyển thành F0; sàng lọc tuyến phố Tô Hiến Thành hơn 20 hộ gia đình phát hiện 4 F0;… Và gần đây nhất, ngày 1/8 sau khi lấy mẫu sàng lọc chiều tối ngày 30/7 cho 25 người Công ty thực phẩm Thanh Nga đã cho ra kết quả 21 người dương tính…

“Thợ săn” Covid-19 trong Thành phố
Theo lời anh Sơn, sự hỗ trợ trang thiết bị, tấm chắn giọt bắn, kể cả nhu yếu phẩm, đồ ăn... từ các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân luôn là nguồn động lực to lớn, tiếp sức cho các nhân viên y tế dự phòng.

Công việc vất vả kéo dài, bởi vậy đồng hồ sinh học của anh Sơn cũng “loạn nhịp”. Theo lời anh Sơn chia sẻ, trước khi đợt 4 bùng phát thì đồng hồ sinh học của anh đã loạn rồi. Vì gần 1 năm qua, từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam cho đến bây giờ, do tính chất công việc nên những nhân viên y tế dự phòng phải nhận nhiệm vụ bất cứ lúc nào, mọi lịch sinh hoạt, nghỉ ngơi đều bị đảo lộn.

“Bởi vậy, hiện thời gian buồn ngủ và đi ngủ của tôi là tầm 17h chiều đến 20h. Còn sau 21h có nằm cũng phải gần 4h sáng mới ngủ. Nên khi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát, hầu như tôi ngủ ít hơn hẳn, dù cả ngày chạy lấy mẫu, điều tra truy vết F0, F1”, anh Sơn bộc bạch.

Có thể nói, những khó khăn, vất vả và sự hy sinh cống hiến của hàng nghìn cán bộ, nhân viên y tế dự phòng đang ngày đêm làm nhiệm vụ thật khó để diễn tả hết bằng lời. Chính nhờ lòng nhiệt huyết với nghề, lấy công việc làm niềm vui, coi khó khăn là động lực, những “thợ săn” Covid-19 như anh Sơn vẫn luôn vững vàng, kiên cường ở nơi tuyến đầu chống dịch, sẵn sàng dấn thân để làm những chiếc hàng rào vững chắc, ngăn chặn làn sóng lây lan của dịch Covid-19.

Vậy mà nhiều khi xuống địa bàn anh Sơn và đồng nghiệp không khỏi bất lực và buồn lòng khi thấy một số người dân vẫn còn bàng quan, thời ơ, chủ quan với công tác phòng, chống dịch Covid-19. “Nhiều trường hợp chúng tôi đến lấy mẫu xét nghiệm vẫn còn tụ tập đầu hè, cuối ngõ, thậm chí sang nhà nhau chơi. Nhiều khi chúng tôi phát bực vì thấy sự cố gắng của ngành y tế trong công tác phòng chống dịch như là vô ích. Chỉ đến khi biết mình chuẩn bị phải đi cách ly tập trung thì người dân bắt đầu mới lo lắng, sợ sệt, khóc lóc…”, anh Sơn kể lại.

“Thợ săn” Covid-19 trong Thành phố
Anh Sơn tranh thủ thời gian nghỉ nói chuyện với hai con nhỏ qua điện thoại.

Bởi vậy, hơn ai hết anh Sơn chỉ mong muốn hiện giờ ai ở đâu hãy ở yên đấy, chấp hành đúng lệnh giãn cách theo Chỉ thị 16, vậy đã là giúp nhân viên y tế rất nhiều rồi. Bởi lẽ, nhân viên y tế cũng là con người, cũng cần nghỉ ngơi khi quá sức, cần có người thân và cộng đồng quan tâm và chia sẻ. Mong rằng, mỗi người dân đừng thơ ơ, đừng để những cố gắng của ngành Y tế nói chung, cũng như nhân viên y tế dự phòng nói riêng trở thành vô ích.

Theo ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội: Mặc dù công việc vất vả, nguy cơ lây nhiễm bệnh, dịch luôn cận kề, song điều đáng tiếc là ít ai hiểu được vai trò quan trọng cũng như những khó khăn mà cán bộ y tế dự phòng luôn phải đối mặt. Thu nhập thấp cũng đang là nguyên nhân khiến nhiều cán bộ y tế dự phòng luôn muốn “nhảy việc”, còn lớp trẻ thì không muốn về công tác trong ngành này.

Hy vọng rằng, thời gian tới sẽ có thêm nhiều chính sách ưu đãi hơn đối với cán bộ y tế dự phòng. Khi các nhân viên y tế hệ y tế dự phòng được quan tâm hơn thì hiệu quả phòng, chống dịch sẽ được nâng cao hơn nữa, công việc của những cán bộ Y tế dự phòng lúc đó sẽ được cộng đồng biết đến nhiều hơn chứ không còn thầm lặng như bấy lâu nay.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”

(LĐTĐ) Việc chuyển đổi sang phương tiện sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính mà còn thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển vận tải hành khách công cộng. Thông qua đó, sẽ thúc đẩy chuyển đổi xanh trong giao thông đô thị, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tuy nhiên, chỉ có định hướng là chưa đủ, doanh nghiệp vẫn cần thêm những chính sách hỗ trợ để hiện thực hóa những mục tiêu đề ra.
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt đang được xem xét sửa đổi nhằm khắc phục các vướng mắc phát sinh, hoàn thiện quy định về chính sách thuế để mở rộng cơ sở thu, bảo đảm tính minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, môi trường và điều tiết tiêu dùng của xã hội phù hợp xu hướng cải cách thuế của các nước cũng như thực hiện cam kết quốc tế...
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới

(LĐTĐ) Các phong trào thi đua yêu nước do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì phát động năm 2024 đã thu hút đông đảo cán bộ, đoàn viên, người lao động (NLĐ) tham gia, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là nhờ việc triển khai tốt Chương trình hành động thực hiện đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới và phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) của các cấp Công đoàn huyện.
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

Tập trung chăm lo Tết cho người lao động

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đang tăng tốc sản xuất để kịp đơn hàng cuối năm đã ký với đối tác. Cùng với đó, các công ty cũng tất bật chuẩn bị kế hoạch thưởng Tết cho người lao động (NLĐ).
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân

Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân

(LĐTĐ) Nhằm động viên, khích lệ đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) hăng hái thi đua lao động sản xuất, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cấp Công đoàn triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước.
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Giữa bối cảnh thế giới nhiều biến động, du lịch Hà Nội vẫn kiêu hãnh vươn mình, khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn bậc nhất khu vực. Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ mà còn là một năm bứt phá ngoạn mục của ngành Du lịch Thủ đô với những con số ấn tượng và những thành tựu đáng tự hào.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 24/12, khu vực Hà Nội trời có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.

Tin khác

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô

(LĐTĐ) Giữa bối cảnh thế giới nhiều biến động, du lịch Hà Nội vẫn kiêu hãnh vươn mình, khẳng định vị thế điểm đến hấp dẫn bậc nhất khu vực. Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ mà còn là một năm bứt phá ngoạn mục của ngành Du lịch Thủ đô với những con số ấn tượng và những thành tựu đáng tự hào.
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Xem thêm
Phiên bản di động