Thêm chính sách để minh bạch đấu giá tài sản

(LĐTĐ) Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, Luật Đấu giá tài sản đã đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản, góp phần giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong việc xử lý tài sản, đặc biệt là tài sản công. Nhưng bên cạnh đó, quá trình thực hiện Luật cũng đã phát sinh một số vấn đề mới, một số quy định của Luật đã bộc lộ hạn chế, bất cập, nên Bộ Tư pháp đang đề nghị sửa đổi để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Thủ tục bán đấu giá tài sản chặt chẽ hơn Đấu giá trực tuyến có thể hạn chế được cơ bản tiêu cực trong đấu giá tài sản

Vi phạm nhưng không hủy được kết quả đấu giá

Lấy ý kiến góp ý vào đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Bộ Tư pháp cho biết, sau hơn 5 năm triển khai thực hiện, Luật Đấu giá tài sản đã đạt nhiều kết quả cụ thể, đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đấu giá tài sản, góp phần giải quyết tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật, nâng cao tính công khai, minh bạch, hiệu quả trong việc xử lý tài sản, đặc biệt là tài sản công.

Thêm chính sách để minh bạch đấu giá tài sản
Bộ Tư pháp đề xuất nhiều chính sách nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch trong đấu giá tài sản.

Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện Luật cũng đã phát sinh một số vấn đề mới chưa được Luật Đấu giá tài sản điều chỉnh; một số quy định của Luật đã bộc lộ hạn chế, bất cập cần sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với một số loại tài sản đấu giá có tính chất đặc thù.

Đó là pháp luật về đấu giá tài sản còn thiếu một số quy định quan trọng về trình tự, thủ tục đấu giá, một số quy định chưa phù hợp thực tiễn. Đáng quan tâm, quy định về chế tài chưa đủ mạnh, một số hành vi vi phạm nhưng không hủy được kết quả đấu giá, không thu hồi được đăng ký hoạt động của doanh nghiệp...

“Chất lượng dịch vụ đấu giá nhìn chung còn chưa có hiệu quả, còn tồn tại tình trạng “quân xanh, quân đỏ”, thông đồng, dìm giá trong các phiên đấu giá; cơ chế kiểm soát việc đấu giá còn bộc lộ một số vướng mắc. Thực tế hoạt động đã xuất hiện tình trạng “cạnh tranh” không lành mạnh giữa các tổ chức đấu giá tài sản.

Một số tổ chức đấu giá không tuân thủ nghiêm túc về trình tự, thủ tục bán đấu giá, trích lại phần trăm phí cho cơ quan, đơn vị có tài sản bán đấu giá để thu hút sử dụng dịch vụ của tổ chức mình. Điều này gây ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển lành mạnh của hoạt động đấu giá”, Tờ trình của Bộ Tư pháp cho biết.

Bên cạnh đó, cũng theo Bộ Tư pháp, chất lượng của đội ngũ đấu giá viên tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế, bất cập, vẫn còn tình trạng đấu giá viên vi phạm pháp luật, vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp, dẫn đến nhiều vụ việc bị hủy kết quả đấu giá do vi phạm về trình tự, thủ tục, thậm chí bị điều tra, truy tố, xét xử gây ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp và niềm tin của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động đấu giá tài sản.

Ngoài ra, người có tài sản đấu giá, nhất là tài sản công còn chưa thể hiện được vai trò, trách nhiệm của mình trong quá trình bán tài sản, thậm chí một số trường hợp còn có biểu hiện thông đồng, móc nối với tổ chức đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá để trục lợi. Việc định giá tài sản, xác định giá khởi điểm để đấu giá, đặc biệt là đấu giá quyền sử dụng đất còn chưa hợp lý, còn có trường hợp giá khởi điểm chênh lệch lớn so với giá thị trường, dẫn đến tình trạng đầu cơ, trục lợi, tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát tài sản Nhà nước.

Vẫn còn tình trạng một số người có tài sản lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện đấu giá còn chưa khách quan, tình trạng “sân sau” còn tồn tại, thậm chí có tình trạng một số tổ chức đấu giá tài sản vi phạm trình tự, thủ tục đấu giá đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận, xử lý, kiến nghị hủy kết quả đấu giá nhưng vẫn được người có tài sản lựa chọn; việc giám sát quá trình tổ chức đấu giá không thường xuyên, thậm chí là “buông lỏng” do đó, không kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.

Thêm chính sách để minh bạch đấu giá tài sản
Một buổi đấu giá tài sản. (Ảnh: VGP)

Đề xuất 3 nhóm chính sách lớn

Để khắc phục các bất cập nêu trên, Bộ Tư pháp đề xuất 3 nhóm chính sách lớn sửa đổi Luật Đấu giá tài sản. Thứ nhất là hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, điều kiện đấu giá viên, tổ chức và hoạt động của tổ chức đấu giá tài sản.

Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

a) Tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;

b) Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

c) Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;

d) Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản;

đ) Tài sản là nợ xấu và tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật;

e) Tài sản khác mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá.

(Theo khoản 1, Điều 1 Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản)

Trong đó, giảm thời gian đào tạo nghề đấu giá với luật sư, công chứng viên, thừa phát lại đã hành nghề một thời gian nhất định, người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên để thay thế cho việc miễn đào tạo nghề như hiện nay. Đồng thời, quy định tham gia bồi dưỡng bắt buộc hàng năm đối với đội ngũ đấu giá viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ.

Thứ hai là hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục đấu giá tài sản để phù hợp với thực tiễn, đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, thống nhất; tiếp tục ứng dụng mạnh mẽ hơn công nghệ thông tin. Theo Bộ Tư pháp, cần quy định đầy đủ, rõ ràng các nội dung: bán, tiếp nhận hồ sơ, thành phần hồ sơ, thời gian nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá và nộp tiền đặt trước...

Quy định rõ các trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá để tăng cường tính khách quan, minh bạch, bảo mật thông tin, tránh thông đồng, dìm giá như công ty mẹ, công ty con, các cá nhân, tổ chức có quyền chi phối cá nhân, tổ chức khác; cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột; việc ủy quyền khi đăng ký tham gia đấu giá trong cùng một tài sản đấu giá.

Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng đề xuất quy định thống nhất việc thông báo công khai việc đấu giá tài sản được thực hiện trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản, bỏ quy định thông báo trên báo in hoặc báo hình như hiện nay; quy định rõ ràng, chặt chẽ hình thức đấu giá gián tiếp, đấu giá trong trường hợp chỉ có một người đăng ký tham gia, mất tiền đặt trước khi tham gia cuộc đấu giá mà gây mất trật tự cuộc đấu như trả dưới giá khởi điểm, không trả giá…

Lý giải cho đề xuất này, Bộ Tư pháp cho biết quy định hiện hành về thời gian, địa điểm nhận hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá, nộp tiền đặt trước là chưa rõ ràng, chưa đồng bộ; thời gian tiếp nhận hồ sơ, nộp tiền đặt trước của người đăng ký tham gia đấu giá chưa đảm bảo cho việc thẩm tra hồ sơ, xác định năng lực, điều kiện của người tham gia đấu giá. Các quy định hiện hành về các đối tượng không được đăng ký tham gia đấu giá chưa loại trừ được hoàn toàn hiện tượng “thông đồng, dìm giá” “quân xanh, quân đỏ”, nhất là các cá nhân, tổ chức có mối quan hệ lợi ích chi phối lẫn nhau.

Hình thức thông báo công khai việc đấu giá trên báo in, báo không còn phù hợp với thực tiễn, việc tiếp cận thông tin không cao, một số tổ chức chọn đăng trên báo ít người đọc, phát sóng vào các khung giờ đêm hoặc 1-2 giờ sáng… để hạn chế thông tin đấu giá...

Thực tiễn cũng cho thấy, nhiều vụ việc đã tổ chức đấu giá thành nhưng người trúng đấu giá không thực hiện nghĩa vụ tài chính, chấp nhận mất tiền đặt trước, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động đấu giá tài sản, đòi hỏi cần quy định tăng mức tiền đặt trước lên mức phù hợp hơn, bổ sung cơ chế đảm bảo thực hiện nghĩa vụ và chế tài xử lý đối với việc đấu giá một số loại tài sản đặc thù.../.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động