Thắp sáng nụ cười cho người khiếm thị
Tiếp thêm động lực giúp người khiếm thị Thanh Xuân vượt qua đại dịch Covid-19 | |
Lan tỏa yêu thương giữa mùa dịch Covid-19 | |
Hỗ trợ kỹ năng làm việc cho người khiếm thị |
“Mất đôi mắt nhưng còn khối óc và đôi bàn tay”
Vốn là một người bình thường, khỏe mạnh và là một nhà báo năng nổ, nhiệt huyết với nghề, năm 2009, anh Nguyễn Tiến Thành phát hiện mình bị mắc căn bệnh Glocom (tăng nhãn áp). Dù luôn kiên trì điều trị và đã trải qua 6 lần phẫu thuật, nhưng đôi mắt anh cứ mờ dần và mất hẳn thị lực vào năm 2011.
Anh Nguyễn Tiến Thành - Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân |
Những ngày đầu sống trong bóng tối, anh Thành luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti về bản thân, cuộc sống rơi vào bế tắc, có những lúc tưởng như chỉ muốn “chết quách đi cho xong”. Nhưng rồi, khi bình tĩnh, anh lại nghĩ “mình không được đầu hàng số phận mà phải sống một cuộc đời thật ý nghĩa dù trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
Năm 2012, anh Thành trở thành thành viên của Hội Người mù quận Thanh Xuân, tại đây anh được học chữ nổi, tin học và các kỹ năng di chuyển… Nghe lời động viên của một người bạn, anh Thành trở lại làm báo bằng công nghệ chữ nổi.
Lần đầu quay trở lại nghề viết, một doanh nhân biết mắt anh hỏng đã khuyên anh tìm việc khác phù hợp hơn. Lời khuyên đó khiến lòng tự ái của anh dâng trào, tối ngồi thẫn thờ trước bàn làm việc, chợt nhớ lời người bạn: “Mất đôi mắt nhưng còn khối óc đôi bàn tay”, anh lại mở máy tính ra tiếp tục viết bài.
Năm 2016, anh Thành tham gia cuộc thi viết về những tấm gương điển hình tiên tiến do Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức và đạt giải Ba. Bài viết về chữ Braille (chữ nổi) của anh được Hội Người mù Việt Nam lựa chọn gửi dự thi cấp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các bài viết của anh Thành được đăng trên chuyên mục Nhân Ái của Tạp chí Thương Trường và phát trên chương trình Niềm tin ánh sáng của kênh VOV Giao thông – Đài Tiếng nói Việt Nam. Qua những bài báo của anh, nhiều tấm gương người tốt, việc tốt được phát hiện và tuyên dương, từ đó góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cộng đồng, xã hội.
Ngay từ những ngày đầu tham gia Hội Người mù quận Thanh Xuân, anh Thành đã tích cực phối hợp với Ban chấp hành Hội tổ chức nhiều hoạt động, phong trào, thu hút đông đảo hội viên tham gia |
Hết lòng vì công tác Hội
Ngay từ những ngày đầu tham gia Hội Người mù quận Thanh Xuân, anh Thành đã chủ động, tích cực phối hợp cùng các thành viên trong Ban chấp hành tổ chức nhiều hoạt động, phong trào dành cho người khiếm thị trên địa bàn quận.
Trong các dịp lễ, Tết, anh đã liên hệ, vận động các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tặng quà, trao học bổng, trợ cấp cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn, những bạn trẻ là học sinh – sinh viên khiếm thị, nhằm giúp các hội viên vượt qua khó khăn của cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng xã hội.
Đặc biệt, từ năm 2018, xuất phát từ ý tưởng của anh Thành, Hội Người mù quận Thanh Xuân là đơn vị đầu tiên kết hợp với các tổ chức thiện nguyện tổ chức chương trình “Gia đình của tôi”. Chương trình là nơi để những người khiếm thị thể hiện khả năng của mình trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, chăm sóc, nuôi dạy con cái, giữ lửa yêu thương... Qua đó, giúp cộng đồng hiểu hơn, quan tâm hơn và chia sẻ hơn với những người khiếm thị.
Không chỉ tích cực trong các hoạt động của Hội Người mù quận, với vai trò là thành viên Ban khai thác dự án của Hội Người mù thành phố Hà Nội, anh Thành cũng có nhiều đóng góp vào hoạt động của Hội Người mù Thành phố nhằm chăm lo cho hội viên và tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về cuộc sống và khả năng của người khiếm thị. Anh đã kêu gọi các mạnh thường quân tài trợ cho các chương trình do Hội Người mù Thành phố tổ chức như: Liên hoan tiếng hát từ trái tim lần thứ V; Festival “Niềm tin và Ánh sáng” lần thứ IV…
Trong các dịp lễ, Tết, anh Thành đã liên hệ, vận động các doanh nhân, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm tặng quà, trao học bổng, trợ cấp cho các hội viên có hoàn cảnh khó khăn |
Với mong muốn tạo điều kiện cho những người khiếm thị có được cảm xúc sống trong ngày cưới hạnh phúc, ghi dấu kỷ niệm và tiếp thêm động lực để họ để vun đắp hạnh phúc gia đình, anh Thành đã đề xuất ý tưởng tổ chức đám cưới tập thể cho các cặp vợ chồng người khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cuối tháng 11/2019, đám cưới tập thể với chủ đề “Hạnh phúc của bạn – Niềm vui của chúng tôi” dành cho 21 cặp vợ chồng người khiếm thị đã được Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức thành công với sự hỗ trợ của Trung tâm Tiệc cưới Sapphire.
Chia sẻ cảm xúc khi được tổ chức đám cưới tập thể, chị Quách Thị Hồng Nhiên, vợ anh Nguyễn Văn Thành (xã Trung Hưng, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi bị mù từ nhỏ, cuộc sống gặp vô vàn khó khăn, duyên số đã cho tôi gặp được người chồng cùng hoàn cảnh, anh cũng bị hỏng mắt.
Do cả hai bên gia đình đều không có điều kiện kinh tế cũng như tâm lý tự ti, mặc cảm nên chúng tôi không tổ chức đám cưới, chỉ làm mâm cơm thắp hương tổ tiên. Được Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức đám cưới cho vợ chồng tôi và 20 cặp vợ chồng khác, tôi thực sự rất xúc động. Nhờ có đám cưới đó mà chúng tôi được sống trong những giây phút trọng đại, hạnh phúc nhất của mỗi con người”.
Giúp người khiếm thị vượt qua đại dịch Covid-19
Tháng 5/2019, anh Thành được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Người mù quận Thanh Xuân khóa V, nhiệm kỳ 2019-2024. Trên cương vị mới, anh Thành cùng Ban chấp hành Hội Người mù quận Thanh Xuân đã và đang tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác của Hội.
Đồng thời, anh cũng tiếp tục kêu gọi các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm tổ chức nhiều chương trình nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chăm lo cho hội viên về cả đời sống vật chất lẫn tinh thần, nâng cao lòng tự tin, nghị lực cho hội viên, góp phần tạo ra hình ảnh người khiếm thị năng động, chủ động hòa nhập cộng đồng xã hội.
Từ ý tưởng của anh Thành, nhiều chương trình ý nghĩa dành cho người khiếm thị đã được tổ chức thành công |
Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát, anh Thành đã tìm cách chuyển tải các nội dung phòng, chống dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế thành ngôn ngữ riêng của người khiếm thị để tuyên truyền cho hội viên.
Cạnh đó, Hội Người mù quận Thanh Xuân cũng đã tổ chức nhiều buổi tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp về cách phòng, chống dịch bệnh; mời các huấn luyện viên sức khỏe đến tư vấn cách chăm sóc sức khỏe và xây dựng chuỗi video các bài tập thể dục thể thao dành riêng cho người khiếm thị để tăng cường sức đề kháng trong mùa dịch Covid-19.
Thấu hiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh đến đời sống và việc làm của người khiếm thị, anh Thành đã kêu gọi, vận động các cá nhân, tổ chức thiện nguyện triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho hội viên như: Trao tặng 1 tấn rau sạch cho các hội viên cao tuổi và có hoàn cảnh khó khăn; Tuần lễ vì người khiếm thị - Chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19…
Những hoạt động thiết thực và ý nghĩa này đã góp phần giảm bớt khó khăn của người khiếm thị trong mùa dịch và là liều “vắc-xin” giúp các hội viên nâng cao tinh thần và thể chất, vững tin vượt qua đại dịch Covid-19.
Thời điểm dịch Covid-19 diễn ra, anh Thành đã kêu gọi, vận động các cá nhân, tổ chức thiện nguyện triển khai nhiều chương trình hỗ trợ cho hội viên |
Chủ tịch Hội Người mù thành phố Hà Nội Lê Trung Quyết đánh giá: “Anh Nguyễn Tiến Thành là cán bộ trẻ, có năng lực và tràn đầy nhiệt huyết. Anh Thành đã cùng Ban Chấp hành Hội Người mù quận Thanh Xuân triển khai hiệu quả nhiều hoạt động chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên.
Qua đó từng bước xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh về mọi mặt, xứng đáng để các đơn vị khác học hỏi kinh nghiệm. Song song với đó, anh Thành cũng chủ động tham mưu cho Hội Người mù thành phố Hà Nội triển khai các hoạt động chăm lo cho hội viên và tích cực khai thác các nguồn lực xã hội hóa để tổ chức thành công các hoạt động của Hội”.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ cùng những đóng góp thiết thực cho cộng đồng, năm 2016 và 2019, anh Nguyễn Tiến Thành đã vinh dự được UBND thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Người tốt, việc tốt”. Mới đây, Hội Người mù Thành phố Hà Nội cũng đã tặng Giấy khen cho anh Thành vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua giai đoạn 2015 - 2020 và trong công tác chăm lo cho cán bộ, hội viên gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Anh Thành bày tỏ: “Những danh hiệu này chính là động lực để tôi tiếp tục cố gắng, phát huy trí tuệ, nhiệt huyết để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của Hội Người mù quận Thanh Xuân và thành phố Hà Nội”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31