Tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Qua báo cáo của các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính, tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành trong những tháng đầu năm đạt rất thấp. Dịch Covid-19 và nhiều nguyên nhân khác khiến các bộ, ngành gặp khó trong giải ngân, cần các giải pháp tháo gỡ các khó khăn để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài trong những tháng còn lại của năm 2021.
Hà Nội: Thành lập 5 tổ công tác đôn đốc thu ngân sách và giải ngân vốn đầu tư công Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

7 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả giải ngân

Bộ Tài chính vừa cùng với các bộ, ngành Hội nghị trực tuyến để đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 5 tháng đầu năm 2021. Tham dự Hội nghị có đại diện 13 bộ, ngành được giao dự toán vốn vay nước ngoài năm 2021, trong đó 8/13 bộ, ngành vẫn chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công nguồn vốn nước ngoài.

Tháo gỡ khó khăn trong giải ngân vốn đầu tư công
Ảnh minh họa: BT

Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) về tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, năm 2021 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025. Tổng dự toán vốn nước ngoài được giao từ nguồn ngân sách trung ương theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021 cho các bộ, ngành là 16.636,75 tỷ đồng. Tính đến hết ngày 31/5/2021, tỷ lệ nhập dự toán trên Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) chi tiết theo dự án so với kế hoạch vốn nước ngoài được giao của các bộ, ngành đạt 72,55% (12.069,87 tỷ đồng).

Số liệu giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 nguồn nước ngoài của các bộ, ngành tính đến hết ngày 10/6/2021 là 1.253 tỷ đồng, đạt 7,53% so với dự toán được giao. Trong đó, 5/13 bộ, ngành có giải ngân nhưng số giải ngân tập trung chủ yếu ở hai bộ là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Giao thông vận tải. Đáng lưu ý có đến 8/13 bô, ngành đến nay vẫn chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài năm 2021.

Ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, quá trình theo dõi, đánh giá công tác giải ngân và làm việc sơ bộ của Bộ Tài chính với các bộ, ngành cho thấy có 7 nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả giải ngân của các dự án như: Nhiều dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, thậm chí chưa hoàn thành thủ tục đàm phán hoặc chưa ký hiệp định vay nhưng đã được bố trí vốn; dự án đã đề xuất dừng triển khai nhưng vẫn được bố trí dự toán, sẽ phải hủy dự toán; dự án đã được bố trí vốn, đã hoàn thành thủ tục đầu tư nhưng chậm triển khai các công tác sẵn sàng cho đầu tư như chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; chưa hoàn tất thiết kế cơ sở.

Bên cạnh đó, nhiều dự án có vướng mắc trong khâu đấu thầu, chưa phê duyệt hợp đồng; vướng mắc với tổng thầu; vướng với nhà tài trợ về phạm vi các gói thầu nên chưa thể triển khai. Dự án có khối lượng hoàn thành nhưng do khó khăn về xác nhận khối lượng hoàn thành với nhà thầu nên chưa thể hoàn thành được các chứng từ để thực hiện các thủ tục để rút vốn, hoặc đã có khối lượng, nhưng hồ sơ nghiệm thu khối lượng còn chưa thống nhất, còn phải rà soát, chậm hoàn chứng từ về tài khoản đặc biệt...

Một nguyên nhân quan trọng cũng được ông Long nêu ra tại Hội nghị là các dự án đầu tư công sử dụng nguồn vốn nước ngoài khi có những điều chỉnh về chủ trương đầu tư, về hiệp định vay, về tỷ lệ thanh toán ngoại tệ/nội tệ… thì thủ tục đều phức tạp hơn các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước khá nhiều. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác giải ngân của các dự án.

Tại Hội nghị, đại diện một số bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch đầu tư công vốn nước ngoài năm 2021 cũng nêu ra các yếu tố khiến kết quả chưa đạt được như kế hoạch đề ra. Đại diện Bộ Quốc phòng cho biết, nguyên nhân chính Bộ Quốc phòng chưa giải ngân được là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến công tác hoàn thiện hồ sơ thủ tục thanh toán với các đối tác nước ngoài chưa thể thực hiện được.

Nâng cao vai trò của các ban quản lý dự án

Bộ Giao thông vận tải - một trong hai đơn vị có tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư nguồn vốn vay nước ngoài cao nhất đã chia sẻ, để triển khai các dự án có nguồn vốn vay nước ngoài, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện nhiều giải pháp như giao vốn kịp thời trên cơ sở cân đối các nguồn vốn; yêu cầu ban quản lý dự án lập kế hoạch giải ngân theo tháng và họp giao ban hàng tháng để xem xét các nguyên nhân làm chậm giải ngân. Đồng thời Bộ cũng đánh giá, kiểm điểm cán bộ lãnh đạo, cá nhân liên quan và đi kiểm tra định kỳ để giải quyết các vướng mắc cho các ban quản lý dự án…

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà: Qua báo cáo của các đơn vị chức năng trong Bộ Tài chính cho thấy tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành trong những tháng đầu năm đạt rất thấp. Tính tới ngày 10/6/2021, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành mới đạt 7,53% so với dự toán được giao. Tình trạng giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài chậm đã ảnh hưởng tới việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2021.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà: Qua báo cáo của các đơn vị chức năng trong Bộ Tài chính cho thấy tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành trong những tháng đầu năm đạt rất thấp. Tính tới ngày 10/6/2021, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành mới đạt 7,53% so với dự toán được giao.

Tình trạng giải ngân vốn đầu tư công nói chung và vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài chậm đã ảnh hưởng tới việc thực hiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng như nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2021.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, qua ý kiến phản ánh của đại diện các bộ, các ngành cho thấy có nhiều nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan dẫn tới kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 nguồn nước ngoài của bộ, ngành còn rất thấp. Nguyên nhân khách quan, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các chuyên gia tư vấn không sang Việt Nam thực hiện hợp đồng tư vấn, ảnh hưởng đến tiến trình triển khai các dự án; vật tư hàng hóa thiết bị nhập khẩu từ các nước có dịch Covid-19 cũng bị ách tắc làm dự án chậm tiến độ… Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Xuân Hà, nguyên nhân chính vẫn là những do yếu tố chủ quan, trực tiếp là các là đơn vị chủ dự án trong quá trình triển khai thực hiện dự án còn nhiều hạn chế.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết, từ nay đến cuối năm, giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy giải ngân vẫn là tăng cường vai trò của các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án. Về cơ chế, chính sách đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính sẽ phối hợp báo cáo Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị định 56 về quản lý ODA và vay ưu đãi nước ngoài cho phù hợp. Đối với các vấn đề phát sinh thuộc phạm vi trách nhiệm, Bộ Tài chính đã và sẽ tiếp tục chủ động phối hợp triển khai các biện pháp để giải quyết. Bộ Tài chính mong muốn các bộ, ngành với tư cách là cơ quan chủ quản cần theo dõi sát sao và chỉ đạo kịp thời các chủ dự án giải quyết các vướng mắc nhằm hoàn thành mục tiêu giải ngân năm 2021.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.
Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

Đồng chí Nguyễn Duy Hiển giữ chức Chủ tịch LĐLĐ huyện Thường Tín

(LĐTĐ) Mới đây, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành để bầu bổ sung Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, chức danh Chủ tịch LĐLĐ huyện; ủy viên Ủy ban Kiểm tra và Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra LĐLĐ huyện Thường Tín khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

LĐLĐ huyện Đan Phượng sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động công đoàn quý I/2024; triển khai nhiệm vụ, công tác công đoàn quý II/2024.

Tin khác

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

Vàng tăng phi mã, lại vượt đỉnh lịch sử 2.200 USD/ounce

(LĐTĐ) Hôm nay (29/3), giá vàng SJC nhích nhẹ, đưa giá vàng vượt mức 81 triệu đồng/lượng, vàng thế giới tăng phi mã, vượt đỉnh lịch sử hơn 2.200 USD/ounce.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

Tăng chuyến bay phục vụ khách dịp nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè

(LĐTĐ) Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ 30/4, Quốc tế Lao động 1/5 và cao điểm hè, một số cảng hàng không, hãng bay đồng loạt điều chỉnh tăng slot, chuyến bay.
Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

Giá xăng tăng, tiến sát 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá ngày 28/3, giá xăng E5RON92 được điều chỉnh tăng 406 đồng/lít và xăng RON95 tăng 532 đồng/lít. Trong khi đó, giá dầu diesel giảm 320 đồng/lít.
Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

Gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải

(LĐTĐ) Việt Nam có lợi thế lớn để phát triển vận tải hàng hải và đường thủy nội địa. Thế nhưng thời gian qua, thị phần vận tải trong lĩnh vực này so với đường bộ chỉ chiếm chưa tới 20%. Điều này đang đặt ra bài toán phải gấp rút nâng thị phần vận tải hàng hải và đường thủy nội địa để khai thác hiệu quả kinh tế, cũng như “chia lửa” cho vận tải đường bộ đang trong tình trạng quá tải, mất cân đối như hiện nay.
Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

Xử lý doanh nghiệp xăng dầu không thực hiện xuất hóa đơn điện tử

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét xử lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không thực hiện đúng quy định về hóa đơn điện tử. Kể cả việc yêu cầu tạm dừng hoạt động kinh doanh và thu hồi giấy phép.
Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

Xử phạt 12 cơ sở vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Trên cơ sở rà soát, kiểm tra 127 cơ sở kinh doanh vàng, trong thời gian hơn 1 tháng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện 12 cơ sở vi phạm, xử phạt gần 222 triệu đồng.
Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

Trước giờ "G", nhiều doanh nghiệp xăng dầu "chạy nước rút" xuất hóa đơn điện tử bán lẻ

(LĐTĐ) Sau khi Bộ Tài chính và Bộ Công Thương đề nghị, đến hết 31/3, sẽ xem xét tạm dừng hoạt động kinh doanh đối với các doanh nghiệp kinh doan xăng dầu chưa thực hiện xuất hóa đơn bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã "chạy nước rút" để hoàn thành tiến độ trước "giờ G".
Nguyên nhân từ đâu?

Nguyên nhân từ đâu?

(LĐTĐ) Thời gian qua, các chuyên gia và giới truyền thông tốn không biết bao nhiêu giấy mực cho câu chuyện về bất cập giữa mặt bằng thu nhập chung của người dân hiện nay với giá cả... song thực tế, nó vẫn cứ diễn ra “nghịch lý”: Việc làm, thu nhập khó khăn, giá vẫn… cứ tăng!
Xem thêm
Phiên bản di động