Thanh Trì giao lưu với các nhân chứng lịch sử trận "Điện Biên Phủ trên không"

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện ngoại thành bị đánh phá dữ dội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, Mỹ cho máy bay B.52 rải thảm xuống thị trấn Văn Điển, các xã Vĩnh Quỳnh, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ,… Nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Thanh Trì đã cùng các nhân chứng lịch sử ôn lại những khoảnh khắc hào hùng của Thủ đô.
Gắn biển công trình kỷ niệm 50 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" Hà Nội giữ vững trật tự trị an trong những ngày quyết chiến với B-52 của đế quốc Mỹ Cầu truyền hình đặc biệt "Bản hùng ca chiến thắng" tái hiện lịch sử bất khuất của dân tộc

Quyết tâm “dám đánh, biết đánh và quyết thắng”

Trong diễn văn tại buổi lễ kỷ niệm, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Tiến Cường khẳng định: Với bản lĩnh, ý chí quyết tâm “dám đánh, biết đánh và quyết thắng” quân thù cùng tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, nên ngay từ trận đầu ra quân, đêm 18/12/1972, bộ đội ta đã bắn rơi tại chỗ “Siêu pháo đài bay” B.52, mở màn cho những thắng lợi vang dội trong những trận đánh sau đó.

Thanh Trì giao lưu với các nhân chứng lịch sử trận
Đảng bộ, chính quyền, nhân dân huyện Thanh Trì đã cùng các nhân chứng lịch sử ôn lại những khoảnh khắc hào hùng của Thủ đô.

Trong 12 ngày đêm, quân và dân Hà Nội sát cánh cùng các lực lượng, các địa phương đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích chiến lược, bắn rơi 81 máy bay các loại, trong đó, có 34 chiếc siêu pháo đài bay B.52, bắt nhiều phi công Mỹ, làm nên chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, gây chấn động mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Bị thất bại nặng nề, đế quốc Mỹ buộc phải tuyên bố chấm dứt cuộc tập kích đường không chiến lược bằng “Siêu pháo đài bay” B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng, ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo điều kiện để hoàn thành công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Thanh Trì là huyện ngoại thành bị đánh phá dữ dội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, Mỹ cho máy bay B.52 rải thảm xuống thị trấn Văn Điển, các xã Vĩnh Quỳnh, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ,…

Dưới làn bom đạn địch, dân quân tự vệ đã giăng một lưới lửa tầm thấp đánh vào máy bay cường kích, tạo điều kiện cho bộ đội cao xạ, tên lửa diệt chúng ở tầm cao, giúp bộ đội di chuyển củng cố trận địa, tải đạn, chuyển đạn phục vụ chiến đấu.

Sở chỉ huy Trung đoàn 263 tên lửa Phòng không được đặt trong khuôn viên chùa Quang Phúc, ở thôn Thượng, xã Thanh Liệt. Sau năm 1971, Sở chỉ huy được bàn giao cho Trung đoàn tên lửa 257 trực chỉ huy chiến đấu. Tại đây, Trung đoàn 257 đã chỉ huy các tiểu đoàn chiến đấu trong 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972, bắn rơi 11 máy bay B52, có 8 chiếc rơi tại chỗ; góp phần cùng quân và dân Hà Nội làm nên chiến thắng vĩ đại - “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” lẫy lừng.

Thanh Trì giao lưu với các nhân chứng lịch sử trận
Lãnh đạo huyện Thanh Trì tặng quà tri ân các nhân chứng lịch sử của huyện.

Với thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, phục vụ chiến đấu thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Trì vinh dự được Bác Hồ về thăm 10 lần, được Bác chúc Tết và tặng quà.

Nhiều tập thể, cá nhân được tặng thưởng những danh hiệu cao quý; Nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Thanh Trì và 16/16 xã, thị trấn được được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong đó, xã Tứ Hiệp, xã Yên Mỹ được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

Thế hệ trẻ Thanh Trì xây dựng bản lĩnh từ lịch sử

50 năm đã trôi qua nhưng những ngày tháng chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ bình yên bầu trời Hà Nội vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức người lính đã trực tiếp tham gia chiến dịch, được tái hiện lại qua các câu chuyện kể xúc động, những giải đáp cặn kẽ, thấu đáo về chiến thắng lịch sử này.

Theo lời kể của Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân, trong 12 ngày đêm, Mỹ sử dụng 193 B.52 và hơn 1.000 máy bay chiến thuật, trung bình mỗi đêm đánh vào Hà Nội 50-70 lượt B.52, cao điểm lên đến 100 lượt B.52. Ngoài ra, mỗi đêm trung bình 300 lượt, cao điểm 450 máy bay chiến thuật đánh phá để yểm trợ. Như vậy, bầu trời Hà Nội mỗi đêm có 200 - 300 máy bay.

Thanh Trì giao lưu với các nhân chứng lịch sử trận
Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân kể lại những khoảnh khắc lịch sử

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với bộ đội không quân là khi đó, các sân bay chiến đấu của ta bị phá hủy rất nặng nề, phải cất cánh trong những điều kiện khó khăn, đòi hỏi không chỉ ý chí mà cả trí tuệ, sáng tạo, dự đoán, khắc phục được những phức tạp, khó khăn của tình hình. Ví như làm nhiều sân bay dự bị hoặc cất cánh trên đường băng phụ; thậm chí, máy bay phải đeo thêm 2 quả tên lửa bổ trợ, cất cánh trên đường băng chỉ 200m so với đường băng 1km thông thường.

Để có được điều kiện tốt nhất đánh B.52, theo Trung tướng Phạm Tuân, phải bao gồm tất cả nỗ lực, từ tổ chức chỉ huy, sân bay, cất cánh, dẫn đường và sự chủ động, khả năng phán đoán tình huống của phi công. Lực lượng Phòng không - Không quân đã đánh B.52 khi chúng còn cách xa Hà Nội, thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ mục tiêu, chặn máy bay ném bom phá hoại, âm mưu san phẳng Hà Nội.

Nhớ lại thời điểm bắn rơi B.52, Trung tướng Phạm Tuân chia sẻ: “Đến khi phóng được quả tên lửa đi mới thở phào nhẹ nhõm và lúc ấy thì mặc kệ F4 xung quanh, không còn lo lắng gì nữa”. Đặc biệt, Trung tướng Phạm Tuân nhấn mạnh, chiến thắng lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” là chiến thắng của trí tuệ, sự tìm tòi, sáng tạo, ý chí quyết tâm, quả cảm của quân và dân ta khi Mỹ sở hữu đầy đủ những vũ khí tối tân, đối lập với các trang vũ khí hạn chế và lực lượng không quân rất mỏng.

Trung tướng Phạm Tuân mong muốn các thế hệ trẻ Thủ đô cũng như thế hệ trẻ Thanh Trì phải xây dựng cho mình bản lĩnh, đó là ý chí quyết tâm và làm sao để đạt được mục tiêu của mình, trong đó, phải biết sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Thế hệ trẻ phải không chỉ tự hào, gìn giữ mà phải biết nâng lên tầm cao mới ở thời đại ngày nay để đưa đất nước “đi tắt, đón đầu”, đạt được nhiều thành tựu hơn nữa.

Trân trọng biết ơn những cống hiến của Trung tướng Phạm Tuân, lãnh đạo huyện Thanh Trì đã trao tặng Trung tướng bó hoa tươi thắm và tặng quà cho 80 nhân chứng lịch sử của huyện Thanh Trì.

Bảo Thoa

Ảnh: Phạm Xuyến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

Gắn biển công trình chào mừng Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Ủy ban nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ gắn biển công trình nâng cấp, cải tạo Trường Trung học cơ sở (THCS) Quảng An. Đây là công trình được quận Tây Hồ lựa chọn gắn biển chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ lần thứ VII - nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

Hà Nội điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án

(LĐTĐ) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội thống nhất điều chỉnh tăng diện tích đất thu hồi tại 27 dự án với tổng diện tích 53,21ha; điều chỉnh giảm diện tích đất thu hồi tại 11 dự án với tổng diện tích 33,18ha.
Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

Công an quận Nam Từ Liêm đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất

(LĐTĐ) Mới đây, Công an quận Nam Từ Liêm trang trọng tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất và chào mừng 10 năm ngày thành lập Công an quận (1/4/2014 - 1/4/2024).
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

Hội viên, phụ nữ quận Bắc Từ Liêm thực hiện tốt các phong trào thi đua

(LĐTĐ) Trong năm 2023, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đổi mới nội dung, phương thức phát động và tổ chức, triển khai các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung phong phú, thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ, hội viên phụ nữ trong toàn quận.
Cầu Thượng Cát  và cầu Thạch Hãn 1 có thiết kế khác nhau

Cầu Thượng Cát và cầu Thạch Hãn 1 có thiết kế khác nhau

(LĐTĐ) Tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 do UBND thành phố Hà Nội tổ chức, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Bá Nguyên khẳng định, thiết kế cầu Thượng Cát (Hà Nội) và cầu Thạch Hãn 1 (Quảng Trị) không giống nhau.
Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, tái thiết đô thị trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, qua những lần xin ý kiến, cơ bản việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được các cơ quan Trung ương, đại biểu Quốc hội đánh giá cao và tán thành nhiều nội dung; lãnh đạo Quốc hội đánh giá đủ điều kiện để trình kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

Hàng loạt KOL, Tiktoker livestream bán hàng góp sức đưa hàng Việt Nam lan tỏa

(LĐTĐ) Sáng 28/3, Thành đoàn Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình “Ngày hội người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Thực hiện chuyển đổi số, có khoảng 50 KOL, Tiktoker đến từ các trường đại học trên địa bàn Thành phố sẽ thực hiện livestream bán hàng tại chương trình.
Xem thêm
Phiên bản di động