Thành tích nổi bật trong xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Oai

(LĐTĐ) Diện mạo nông thôn thay đổi rõ rệt. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao. Đó là những kết quả nổi bật sau 10 năm huyện Thanh Oai xây dựng nông thôn mới.
Huyện Thanh Oai vượt chỉ tiêu thành lập công đoàn cơ sở

Huyện Thanh Oai vượt chỉ tiêu thành lập công đoàn cơ sở
Chọn người tài, đức để xây dựng quê hương

Chọn người tài, đức để xây dựng quê hương

Đến nay, toàn huyện Thanh Oai đã có 22/22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, “về đích” sớm 1 năm so với chỉ tiêu đề ra. Đáng chú ý, xét theo các tiêu chí của huyện nông thôn mới, Thanh Oai cũng đã hoàn thành 9/9 tiêu chí, hiện đang lấy ý kiến để xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.

2831 ba hang 2
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng thăm mô hình trồng bưởi cảnh tại thôn Tràng Cát, xã Kim An, huyện Thanh Oai.

Kết quả ấn tượng này càng có ý nghĩa hơn khi năm 2020 lại đúng vào dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Thanh Oai. Ông Đinh Trường Thọ, Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai cho rằng, sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo sát sao của Thành phố, sự vào cuộc quyết liệt với quyết tâm cao nhất của cả hệ thống chính trị huyện Thanh Oai, đặc biệt là sự đồng lòng, đồng sức của các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trong toàn huyện đã mang lại “trái ngọt” này.

Điểm qua những kết quả đạt được sau 10 năm nỗ lực, Bí thư huyện ủy Thanh Oai nhấn mạnh: “Có 10 thành tích nổi bật, trong đó điểm sáng nhất là tạo được sự đồng thuận của nhân dân, từ đó huy động được sức người, sức của tham gia vào công việc chung, vì mục tiêu chung. Hệ thống chính trị từ huyện tới cơ sở được quan tâm củng cố, kiện toàn; hiệu lực, hiệu quả hoạt động được nâng cao”.

Thực tế được minh chứng, trong giai đoạn 2010 - 2020, kinh tế huyện Thanh Oai đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,18%. Đáng kể đến là trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện này đạt 13,65% (bằng gần 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố Hà Nội trong giai đoạn này). Từ đó, đời sống của nhân dân cũng không ngừng được nâng cao với thu nhập bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 55 triệu đồng/người/năm (tăng hơn 6 lần so với năm 2010).

2830 hoa lan my hung 1
Mô hình trồng hoa lan công nghệ cao tại xã Mỹ Hưng

Đáng chú ý, sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai đã chuyển dịch theo hướng hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao trên cũng 1ha đất sản xuất. Nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao với quy mô sản xuất lớn được hình thành trong toàn huyện. Có thể kể đến là các vùng sản xuất lúa lớn tại các xã: Tam Hưng, Thanh Thùy, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Bình Minh, Đỗ Động, Hồng Dương, Dân Hòa, Tân Ước... với diện tích trên 6000 ha/2 vụ.

Bên cạnh lúa, người nông dân huyện Thanh Oai đã tận dụng nguồn lực đất đai phì nhiêu để phát triển các vùng sản xuất rau an toàn và các mô hình trồng cây ăn quả chất lượng cao. Số liệu thống kê của huyện cho thấy có trên 141 ha đất canh tác rau tập trung tại các xã: Kim An, Xuân Dương, Tam Hưng, Dân Hòa, Hồng Dương, Bình Minh… Hơn 428 ha đất trồng cây ăn quả, chủ yếu là bưởi, cam, ổi,… tập trung tại các xã: Kim An, Thanh Cao, Cao Viên, Thanh Mai, Kim Thư…

“Toàn huyện cũng đã có 14 mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, 11 sản phẩm OCOP đạt chất lượng 4 sao được Thành phố công nhận như: Gạo thơm Bối Khê xã Tam Hưng, gạo Bồ Nâu của xã Thanh Văn, cam đường Kim An...”, Bí thư Thanh Oai cho biết.

3136 img 20200718 1023318
Nuôi cấy đông trùng hạ thảo tại Công ty cổ phần Dược thảo Thiên Phúc

Về chăn nuôi, ông Đinh Trường Thọ cho hay, huyện đã chủ động quy hoạch và thực hiện việc bố trí trang trại xa khu dân cư, đồng thời khuyến khích chủ trang trại ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm nghiêm ngặt các quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng, chống dịch bệnh cũng như chất lượng đầu ra của sản phẩm. Hiện nay, toàn huyện có 23 trang trại trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, chăn nuôi tập trung ở các xã: Hồng Dương, Mỹ Hưng, Thanh Văn, Tam Hưng, Tân Ước, Kim Thư,... với tổng diện tích gần 200 ha, hàng năm mang lại giá trị kinh tế lớn.

Cùng với sự phát triển của kinh tế, trong 10 năm qua, diện mạo huyện Thanh Oai cũng không ngừng đổi thay, theo hướng ngày càng khang trang, văn minh hiện đại nhà có số, ngõ, phố có hoa. Trong đó, thị Trấn Kim Bài và 02 xã (Cự Khê, Mỹ Hưng) thực hiện quy hoạch phát triển đô thị, 18 xã đã phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết các khu dân cư trung tâm các xã được triển khai thực hiện.

Đặc biệt, đường trục phát triển kinh tế phía Nam đã được xây dựng đưa vào sử dụng; Huyện cũng đã hoàn thành tuyến đường đôi đoạn qua Thị trấn Kim Bài và xây dựng công viên cây xanh. 45,98/45,98 km(đạt 100%) các tuyến đường trục xã, liên xã; 99,11/99,11 km (đạt 100%) các tuyến đường trục thôn, liên thôn được nhựa hóa, bê tông hóa; 184,04/184,04 km(đạt 100%) đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; 227/227 km (đạt 100% ) các tuyến trục chính nội đồng được cứng hóa.

3840 dulich
Diện mạo huyện Thanh Oai thay đổi rõ rệt sau 10 năm xây dựng nông thôn mới

Công tác Y tế - Văn hóa - Giáo dục cũng được quan tâm và có bước phát triển vượt bậc. Bệnh viện huyện đạt tiêu chuẩn bệnh viện hạng 2; Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn quốc gia. Năm 2020 toàn huyện có 60/74 trường đạt chuẩn quốc gia, tương ứng tỉ lệ là 81,1% cao thứ 12 toàn Thành phố. Trên 90% hộ đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; 86% làng, tổ dân phố văn hóa; 100% nhà văn hoá được cải tạo xây mới và kiên cố. “Huyện đã chủ động xây dựng các tiêu chí “Làng văn hóa kiểu mẫu” để thí điểm ở 4 thôn, kết quả đạt được cho thấy hiệu quả tích cực, trên cơ sở này, tới đây chúng tôi sẽ nhân rộng ra toàn huyện”, ông Thọ cho hay.

Trong 10 năm qua, huyện Thanh Oai luôn quan tâm đến việc bảo đảm an sinh xã hội, các chính sách xã hội cũng được quan tâm chăm lo thực hiện tốt. Thống kê cho thấy, huyện đã hỗ trợ xây dựng, tu sửa nhà ở cho 897 hộ có công, 416 hộ nghèo trong toàn huyện với tổng kinh phí 76,1 tỷ đồng, đạt 100 % kế hoạch. Số hộ nghèo phấn đấu hết năm 2020 giảm xuống còn 0,52% (chưa trừ bảo trợ xã hội), giảm rõ rệt so với năm 2010( năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 11,42%).

Hệ thống điện các xã cũng được quan tâm đầu tư phát triển theo quy hoạch, đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt; trong đó đã tiếp tục xây dựng mới 27,8km đường dây trung thế, 21,2 km đường dây hạ thế, 45 trạm biến áp; nâng cấp, cải tạo 71,6 km đường dây trung thế, 18,9km đường dây hạ thế, 109 trạm biến áp.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện

(LĐTĐ) Liên quan đến những cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực và yêu cầu thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) khẳng định, tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội

(LĐTĐ) Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI

(LĐTĐ) Giải Bóng bàn tranh Cúp Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI năm 2024 sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 7/11, tại Nhà thi đấu Hà Nội (số 12 phố Trịnh Hoài Đức, quận Đống Đa, Hà Nội). Đáng chú ý, sẽ có 68 đơn vị với gần 400 tay vợt chuyên nghiệp và nghiệp dư tranh tài ở 12 nội dung thi đấu. Cơ cấu giải thưởng của lần tranh tài này cũng được tăng cao hơn so với các mùa giải trước.
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc

(LĐTĐ) Nhờ triển khai nhiều chủ trương, giải pháp phù hợp, đúng đắn, nên mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, bão lũ, nhưng bức tranh tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì vẫn tiếp tục khởi sắc.
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện, thực hiện một số nhiệm vụ để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với 5 dự án đầu tư đã kéo dài, chậm triển khai.
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững

(LĐTĐ) Luật Thủ đô 2024 đã thực sự mang đến những cơ chế chính sách đặc thù vượt trội cho Hà Nội, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đặt nền móng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Quy định phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn là điều mới so với Luật Thủ đô năm 2012.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chương trình đối ngoại nhân dân năm 2024, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với Công ty ViMariel - CTCP doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư kinh doanh tại Cuba.
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị 05 trong xây dựng nông thôn mới, các Đảng bộ, chi bộ huyện Sóc Sơn tích cực đổi mới, bằng những việc làm cụ thể đã xây dựng nhiều mô hình nông thôn mới tiêu biểu. Từ đó đóng góp quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng huyện trở thành “miền quê đáng sống”.
Xem thêm
Phiên bản di động