Thành phố Hồ Chí Minh: Nhịp sống đang dần hồi sinh sau đại dịch

(LĐTĐ) Những ngày đầu năm mới 2022, đi trên từng tuyến phố trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh có thể cảm nhận rõ cuộc hồi sinh sau dịch bệnh…
Người dân thành phố Hồ Chí Minh phấn khởi với nhịp sống bình thường mới Nhịp sống sôi động ở phố Hàng Đào

“Đây mới là Sài Gòn””

Người dân đổ ra đường mua sắm, phố xá đông đúc, náo nhiệt, nhiều tuyến phố xe ùn ứ trong ngày đầu của năm mới 2022. Một bạn trẻ thét lên: “Đây mới là Sài Gòn”...

Sau những “tê liệt” bởi đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, thành phố Hồ Chí Minh đang dần “hồi sinh”. Cuộc hồi sinh bắt đầu từ trong những con hẻm nhỏ cho đến những giao lộ đông đúc, từ các lĩnh vực kinh tế cho đến đời sống xã hội…

Thành phố Hồ Chí Minh: Nhịp sống đang dần hồi sinh sau đại dịch
Phố đi bộ Nguyễn Huệ hồi sinh trở lại sau đại dịch, không khí vui tươi nhộn nhịp xoá đi khung cảnh u buồn trước đó trong thời kỳ giãn cách xã hội.

Tại Thảo Cầm Viên (quận 3, thành phố Hồ Chí Minh) vào ngày đầu năm mới, nhiều người phải sửng sốt khi chứng kiến cảnh đông đúc trong những ngày này. Từng dòng người đổ về xếp hàng mua vé vào cổng, tạo ra khung cảnh không khác gì như đang đi trẩy hội. Đây là cảnh hiếm thấy trong năm 2021, khi phong tỏa xã hội khiến Thảo Cầm Viên như một cảnh hoang tàn.

Tại nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm thành phố, phố đi bộ Nguyễn Huệ… cảnh người đến tham quan, chụp hình lưu niệm đã xuất hiện trở lại. Tiếng cười nói, chào hỏi, trêu đùa… tạo ra một không khí vui tươi xoá đi không khí u ám, buồn bã mà đại dịch Covid-19 đã để lại cho thành phố năm 2021.

Không chỉ ở các điểm tham quan, du lịch mà ngay cả những ngành dịch vụ ăn uống cũng đã có dấu hiệu hồi phục lạc quan sau thời gian dài đóng cửa để thực hiện lệnh giãn cách. Đa số, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại thành phố Hồ Chí Minh đều hoạt động bình thường trở lại, dù dịch bệnh vẫn còn tồn tại nhưng lượng khách đang dần phục hồi.

Anh Nguyễn Tuấn Dũng, chủ một nhà hàng tại phường Bến Nghé, quận 1, cho biết, trong hai tuần trở lại đây lượng khách đã phục hồi trên 70% so với trước dịch. “Với ý thức dịch bệnh còn tồn tại nên cả chủ quán và khách hàng vẫn thực hiện các biện pháp 5K chống dịch nhưng sự sợ hãi đã lùi xa khi độ phủ vắc-xin đã đạt tỉ lệ cao. Người dân đã bắt nhịp trở lại với cuộc sống thường nhật khi dịch bệnh chưa xảy ra. Nhà hàng chúng tôi cũng đã bắt đầu hồi sinh với những kế hoạch kinh doanh trong năm mới”, anh Dũng nói.

Anh Bình, quản lý tiệm cà phê Lyon Coffee, quận Gò Vấp, cho biết, những ngày đầu thành phố mở cửa trở lại, lượng khách tới quán cũng chưa nhiều. Nhưng chỉ sau vài ngày, khi mọi người đã nắm được thông tin quán cà phê được hoạt động trở lại, thì sáng nào quán cũng hoạt động hết công suất, có lúc nhiều khách tới không có chỗ ngồi đành phải đi sang quán khác.

“Người dân thành phố Hồ Chí Minh đến với quán cà phê không chỉ để thưởng thức cà phê mà họ còn muốn tìm một không gian để chia sẻ, gặp gỡ với người thân bạn bè. Cà phê trong thời điểm này mang một giá trị tinh thần quan trọng chứ không phải là đồ uống thông thường, nó xoa dịu đi những bức bách, khó chịu cho người dân trong thời gian dài cách ly tại nhà”, anh Bình chia sẻ.

Ngoài sự phục hồi mạnh mẽ của các lĩnh vực dịch vụ, hoạt động đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào thành phố Hồ Chí Minh trong năm qua cũng có nhiều tín hiệu đáng mừng, khi vốn đầu tư từ các dự án cấp mới và điều chỉnh năm 2021 vẫn tăng cao so với cùng kỳ năm trước.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 12/2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố đạt 3,74 tỷ USD. Trong đó, vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, giảm 14,2%. Nếu chỉ tính riêng dự án cấp mới và điều chỉnh vốn đầu tư thì số vốn năm 2021 đạt 1,81 tỷ USD, tăng 53,7% so với năm 2021.

Vốn đăng ký bình quân một dự án đạt 1,08 triệu USD chủ yếu tập trung ở kinh doanh bất động sản, thông tin truyền thông và thương nghiệp. Trong số đó, ngành kinh doanh bất động sản chiếm 31,2% về vốn đăng ký cấp mới, tương đương là 214,1 triệu USD; thông tin và truyền thông chiếm 30,1%, vốn đăng ký là 206,6 triệu USD và thương nghiệp chiếm 17,9%, vốn đăng ký đạt 123,2 triệu USD.

Ngoài ra, để Thành phố có nguồn lực phục hồi kinh tế, trong năm 2022, Bộ Tài chính điều chỉnh tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố Hồ Chí Minh là 21%, thay vì 18% như 5 năm qua. Với tỷ lệ này, thành phố được giữ lại hơn 41.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% là gần 42.600 tỷ đồng. Tổng phần địa phương được hưởng theo phân cấp sẽ là hơn 84.120 tỷ đồng, tăng gần 22% so với dự toán 2021.

Đây được xem là một trong những tín hiệu vui, hỗ trợ kịp thời giúp thành phố Hồ Chí Minh sớm phục hồi kinh tế - xã hội, tiếp tục là đầu tàu kinh tế của cả nước sau thời gian dài bị ảnh hưởng bị đại dịch Covid-19.

Giữ vững vai trò "đầu tàu kinh tế"

Thành phố Hồ Chí Minh dù phải chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt dịch thứ 4, nhưng với sự nỗ lực của hệ thống chính quyền và sự chung lòng của toàn dân, nhìn chung hoạt động kinh tế vẫn trụ vững và đang phục hồi.

Trong cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa X, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình cho biết, thành phố đề ra Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế gồm 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1, từ nay đến hết năm 2022, tập trung khắc phục các hệ lụy, khôi phục những đứt gãy chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. Hỗ trợ những doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động tái gia nhập thị trường, phục hồi sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm, chăm lo an sinh xã hội và các hoạt động văn hóa, xã hội trên cơ sở thích ứng an toàn, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19.

Trong giai đoạn 2, từ năm 2023-2025, Thành phố tiếp tục kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh Covid-19, giải quyết các điểm nghẽn đối với sự phát triển nhanh và bền vững của Thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh: Nhịp sống đang dần hồi sinh sau đại dịch
Thảo Cầm Viên lấy lại sự đông đúc vốn có trong những ngày nghỉ lễ đầu năm, đa số người dân đều thực hiện đủ biện pháp 5k.

Đánh giá sự phục hồi kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới, Tiến sĩ Trần Du Lịch, Thành viên Tổ tư vấn Chính phủ, cho biết tại Hội thảo khoa học “Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025”, các biện pháp trước mắt là triển khai hiệu quả Nghị quyết 128 của Chính phủ và mở rộng hoạt động kinh tế để doanh nghiệp và người dân tự tổ chức lại sản xuất với động lực tự nhiên. Thành phố chủ động quan hệ với các địa phương để khai thông hệ thống vận tải, chấm dứt tình trạng chia cắt theo ranh giới hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp

Đồng thời, cần triển khai nhanh dự án quan trọng bị ngưng trệ như xây dựng Trung tâm tài chính thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại thành phố Thủ Đức, xây dựng đô thị thông minh, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp số hóa các hoạt động.

Lạc quan về khả năng phục hồi của thành phố Hồ Chí Minh, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển dự báo Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) một năm của thành phố, tính từ quý IV/2021 qua năm 2022, sẽ đạt 7 - 8%. Thành phố vẫn có khả năng tăng trưởng tốt, những vấn đề đang diễn ra ở thành phố Hồ Chí Minh không phải ở vấn đề nội tại mà chỉ nằm ở quy định giãn cách, kết nối giữa các tỉnh thành. Do đó, khi mở cửa trở lại thì nền kinh tế thành phố sẽ tăng trở lại và tăng rất mạnh mẽ.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển cho rằng, Thành phố cần phải tăng thêm các tổ chức tài chính nhằm tạo điều kiện kết nối với các nguồn vốn quốc tế. Tuy nhiên, không phải là đưa vốn từ ngoài vào mà là thành lập các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, các tổ chức về dịch vụ tài chính như các trung tâm tài chính quốc tế để giúp Thành phố giữ ưu thế về nguồn lực tài chính./.

Minh Tuấn

Bài viết cùng chủ đề

Phòng chống dịch Covid 19

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

Xanh SM đón khách hàng thứ 6 triệu

(LĐTĐ) Xanh SM công bố khách hàng thứ 6 triệu chỉ sau 5 tháng ra mắt thị trường. Đây là mức tăng trưởng kỷ lục, minh chứng rõ rệt về tiềm năng phát triển cũng như vị thế vượt trội của Xanh SM trong lĩnh vực vận tải hành khách tại Việt Nam.
Khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

Khẳng định vai trò của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Thủ đô

(LĐTĐ) Tối nay (30/9), tại Hoàng thành Thăng Long, đã diễn ra Lễ trao Giải Báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, lần thứ VI - năm 2023.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi thư thăm hỏi thầy, trò các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi thư thăm hỏi thầy, trò các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, mưa lũ kéo dài tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa gây nhiều thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã thay mặt lãnh đạo Bộ gửi thư thăm hỏi tới Sở GD&ĐT Nghệ An và Thanh Hoá.
Xét xử các đối tượng trong đường dây đánh bạc lên đến gần 200 tỷ đồng

Xét xử các đối tượng trong đường dây đánh bạc lên đến gần 200 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngày 30/9, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án sơ thẩm đối với 26 bị cáo trong đường dây đánh bạc "khủng" lên đến gần 200 tỷ đồng.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải vì sao không cố định lịch nghỉ Tết các năm

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lý giải vì sao không cố định lịch nghỉ Tết các năm

(LĐTĐ) Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, theo Bộ luật Lao động và căn cứ điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ Tết Âm lịch và ngày Quốc khánh.
Đã bắt Giám đốc VIETSE Ngô Thị Tố Nhiên và 2 cán bộ EVN

Đã bắt Giám đốc VIETSE Ngô Thị Tố Nhiên và 2 cán bộ EVN

(LĐTĐ) Người phát ngôn Bộ Công an - Trung tướng Tô Ân Xô cho biết bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc Công ty TNHH Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam (VIETSE); cùng 2 cán bộ Tập đoàn EVN đã bị bắt từ ngày 25/9 vừa qua.
Sửa Luật Thủ đô: Đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông

Sửa Luật Thủ đô: Đồng bộ trong phát triển đô thị và hệ thống giao thông

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) quy định dự án phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) là một dự án tổng thể, trọng điểm của Thủ đô hoặc vùng Thủ đô.

Tin khác

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

(LĐTĐ) Trẻ em sẽ là thế hệ công dân số mới, mang lại sự thịnh vượng cho không gian mạng. Tuy nhiên, việc thiếu các kiến thức, kỹ năng để trẻ em có thể tự bảo vệ an toàn trên không gian số đang là một hạn chế, thách thức.
Đồng hành cùng các cấp Công đoàn chăm lo cho người lao động

Đồng hành cùng các cấp Công đoàn chăm lo cho người lao động

(LĐTĐ) Với chức năng, nhiệm vụ của mình, thời gian qua, Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động nghèo (CNVCLĐ) Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã chủ động phối hợp với Liên đoàn Lao động các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cơ sở triển khai các sản phẩm vay vốn đến đoàn viên, CNVCLĐ trên địa bàn Thành phố. Từ nguồn vốn vay này nhiều gia đình đoàn viên, CNVCLĐ đã có thêm việc làm, tăng thêm thu nhập, từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tản mạn về bánh Trung thu

Tản mạn về bánh Trung thu

(LĐTĐ) Tớ thèm bánh nướng vị Bắc lắm rồi! Cô bạn gái gọi về từ phương Nam xa xôi. Ừ, thì cũng thu rồi mà! Sắp đến Trung thu, không trách người ta nhớ đến vị bánh nướng trong khí trời man mát và những cơn mưa kéo dài.
Trăng ấm

Trăng ấm

(LĐTĐ) A, trăng lên rồi! Những tiếng reo hò trong trẻo vang lên đâu đó. Ừ nhỉ, trăng lên thật rồi!
Biểu dương 100 người cao tuổi vận động con, cháu thực hiện tốt chính sách dân số

Biểu dương 100 người cao tuổi vận động con, cháu thực hiện tốt chính sách dân số

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Sóc Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt biểu dương người cao tuổi vận động con, cháu thực hiện tốt chính sách dân số, con cháu hiếu thuận nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi (1/10); diễn đàn Đề án 818 Bộ Y tế và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi năm 2023.
Bảo Tín Minh Châu hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini

Bảo Tín Minh Châu hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini

(LĐTĐ) Sáng 25/9, tại Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân, ông Vũ Minh Châu - doanh nhân văn hóa, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu đã trao số tiền 300 triệu đồng hỗ trợ gia đình các nạn nhân trong vụ cháy chung cư mini tại Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
“Phiên chợ 0 đồng” và tặng quà cho trẻ em tỉnh Yên Bái

“Phiên chợ 0 đồng” và tặng quà cho trẻ em tỉnh Yên Bái

(LĐTĐ) Nhân dịp Tết Trung thu 2023, chiều 23/9, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (BTTEVN) phối hợp với Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái tổ chức chương trình “Phiên chợ 0 đồng” cho trẻ em tại xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải.
Huyện Ứng Hòa khám sàng lọc cho trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

Huyện Ứng Hòa khám sàng lọc cho trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Hội Chữ thập đỏ huyện Ứng Hòa phối hợp với Bệnh Viện Đại học Y Hà Nội, Trung tâm tim mạch - Bệnh viện Đại học Y; Phòng khám đa khoa Green Ứng Hòa hỗ trợ tổ chức chương trình: Mùa trăng yêu thương, chủ đề “Trái tim cho em”; khám sàng lọc cho trẻ em có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch trên địa bàn huyện.
Trẻ em khiếm thị vui đón Tết Trung thu

Trẻ em khiếm thị vui đón Tết Trung thu

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Hội người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức chương trình Ánh sáng trăng rằm, giao lưu văn hóa văn nghệ, trao quà cho trẻ em khiếm thị, con hội viên nhân dịp Tết Trung thu và trao quà cho hội viên cao tuổi, hội viên có hoàn cảnh khó khăn nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10).
Lan tỏa ý thức trách nhiệm của cộng đồng, vì một tương lai xanh

Lan tỏa ý thức trách nhiệm của cộng đồng, vì một tương lai xanh

(LĐTĐ) Vừa qua Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Công ty Unilever Việt Nam trao tặng 250.000 cây xanh cho xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái và tỉnh Lào Cai.
Xem thêm
Phiên bản di động