Tháng đầu tiên năm 2022, Việt Nam thu hút trên 2,1 tỷ USD vốn FDI
Bất chấp dịch Covid-19, vốn FDI vào bất động sản vẫn tăng Việt Nam vẫn là điểm đến của dòng vốn FDI chất lượng cao |
Số liệu vừa công bố của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến 20/01/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà ĐTNN đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt trên 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính lũy kế đến ngày 20/01/2022, cả nước có 34.642 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 415,6 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt trên 253,2 tỷ USD, bằng gần 61% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính tới 20/01/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được trên 1,61 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Ảnh minh họa |
Tính đến 20/01/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt trên 2,1 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2021. Ngoài vốn đầu tư đăng ký mới giảm thì cả vốn điều chỉnh và GVMCP đều tăng mạnh so với cùng kỳ. Cụ thể:
Có 103 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 388 triệu USD (giảm 70,7% so với cùng kỳ.
Về vốn điều chỉnh, có 71 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 54,3% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 1,27 tỷ USD (tăng gấp 2,69 lần so với cùng kỳ).
Góp vốn, mua cổ phần, có 206 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (tăng 6,2% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt 443,5 triệu USD (tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ).
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 58,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 472 triệu USD, chiếm gần 22,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hành chính và dịch vụ hỗ trợ; bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là trên 221 triệu USD và 52,5 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.
Nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 29,1%, 22,3% và 15,5% tổng số dự án.
Cũng theo Cục Đầu tư nước ngoài, đã có 33 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1 năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 666 triệu USD, chiếm 31,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm nhẹ 2,2% so với cùng kỳ 2021; Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 481 triệu USD, chiếm 22,9% tổng vốn đầu tư, tăng gần 5 lần so với cùng kỳ. Trung Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 451 triệu USD, chiếm gần 21,5% tổng vốn đầu tư, giảm 27% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan,…
Nếu xét về số lượng dự án, Hàn Quốc là đối tác có nhiều nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhất trong tháng 01/2021 (chiếm 19,4% số dự án mới, 26,8% số lượt điều chỉnh và 35,4% số lượt GVMCP).
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 30 tỉnh, thành phố trên cả nước trong tháng 01 năm 2021. Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 448 triệu USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 29,9 lần so với cùng kỳ năm 2021. Nghệ An mặc dù không thu hút được dự án mới, xong với 02 dự án điều chỉnh vốn quy mô lớn, Nghệ An xếp thứ hai với 400 triệu USD, chiếm trên 19% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Bắc Ninh, Long An Phú Thọ…
Nếu xét về số dự án mới, các nhà ĐTNN vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Tthành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về số dự án mới (37,9%), số lượt dự án điều chỉnh (16,9%) và GVMCP (71,4%).
Theo Minh Ngọc/vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40