Tháng 7 này, trở về ký ức tuổi thơ tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam
Nơi phát huy nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số người Việt Trải nghiệm phiên chợ vùng cao ngay giữa lòng Hà Nội Kiểm tra phòng chống cháy nổ tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam |
Sau chuỗi hoạt động hè bổ ích vào tháng 6, tháng 7 này, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam tiếp tục mang đến cho các bạn nhỏ một thế giới tuổi thơ sôi động với nhiều hoạt động hấp dẫn.
Các hoạt động trải nghiệm “Tuổi thơ với ngày hè” gồm các trò chơi dân gian truyền thống, nhạc cụ dân tộc, các hoạt động về môi trường sinh thái, chống rác thải nhựa… Chuỗi hoạt động này đã tái hiện một bầu trời tuổi thơ với các trò chơi dân gian như đánh chắt, chơi truyền, ô ăn quan, nhảy dây; trải nghiệm một số nghề thủ công truyền thống làm chuồn chuồn tre huyện Hoài Đức, nặn tò he huyện Phú Xuyên; nặn bong bóng thành những đồ vật hình thù ngộ nghĩnh, trải nghiệm làm nón…
Du khách còn được tham gia các trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc như: ném pao, đánh tu lu, đánh yến của dân tộc Mông, đẩy gậy của dân tộc Mường, nhảy sạp, đi cà kheo của dân tộc Thái…
![]() |
Tháng 7 này, trở về ký ức tuổi thơ tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam. |
Du khách được tìm hiểu về kiến trúc, trang phục, dân ca dân vũ, lễ hội… tương tác với các nghệ nhân là đồng bào dân tộc; được hòa mình trong điệu hát ay ray, cồng chiêng Tây Nguyên, điệu múa chuông, múa xoè…
Du khách có cơ hội tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc của các dân tộc như: Bánh Tam giác mạch của người Mông; bánh A Quát của dân tộc Tà Ôi; bánh sừng trâu của dân tộc Cơ Tu; bánh uôi của dân tộc Mường; mật ong rừng, phấn hoa, cà phê, ca cao của dân tộc Ê Đê; lạp sườn, thịt gác bếp, măng nhồi của dân tộc Tày; cá nướng, gà nướng, xôi màu của dân tộc Thái…
Đặc biệt, đến với Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 7 này, các em nhỏ sẽ được tham dự vẽ tranh và học vẽ cùng với sự hỗ trợ, hướng dẫn của hoạ sĩ Lê Việt Hải. Những bạn nhỏ có năng khiếu và yêu thích vẽ tranh sẽ cùng tham gia vẽ các bức tranh với chủ đề: “Em yêu làng em”, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, phong cảnh làng quê Việt Nam qua những tác phẩm của mình.
Hoạt động điểm nhấn trong tháng 7 tại Làng là tái hiện “Lễ dâng y tắm mưa” hay còn gọi là “Lễ nhập hạ” mong cầu một mùa an cư bình an tại chùa Khmer. Đây là nghi thức có từ thời Đức Phật còn tại thế, trước khi Chư tăng nhập hạ an cư trong 3 tháng mùa mưa được phép thọ nhận “Y tắm mưa” để sử dụng trong thời gian ở hạ. Vào ngày lễ này, các gia đình phật tử tập trung tại chùa dâng cúng đến chư tăng các vật dụng cần thiết và lễ vật không thể thiếu là những cây đèn cầy to.
Đến mỗi điểm làng, du khách sẽ được trải nghiệm tham gia vào quá trình làm, tạo sản phẩm, thực hành, trình diễn nghề thủ công truyền thống và có quà mang về cho gia đình. Trong quá trình cùng tạo nên những sản phẩm đó, đồng bào sẽ kể về đời sống văn hóa, câu chuyện gắn với cộng đồng để hiểu hơn về giá trị truyền thống các tộc người, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, khát khao tìm hiểu, trải nghiệm của các bạn nhỏ.
Nên xem

Bệnh viện Bạch Mai đề xuất xin dừng thí điểm tự chủ toàn diện

TP.HCM: Xử lý nghiêm hành vi trốn đóng, nợ đọng BHXH

Bàn giao công trình Nhà chờ xe buýt chào mừng Đại hội Công đoàn

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về hoạt động công đoàn trong bối cảnh hội nhập

WHO cập nhật mới nhất về vaccine Covid-19 mũi 4

Cách mạng Tháng Tám 1945 - Biểu tượng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Phát huy giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám
Tin khác

Quảng trường cao nhất Việt Nam vừa ra mắt có gì hấp dẫn?

Thoang thoảng hương nhài

Phát huy giá trị của Bảo tàng Báo chí Việt Nam

Tổ chức Hội thi “Trưởng thôn thân thiện” thành phố Hà Nội lần thứ III - năm 2022

Bảo tàng Báo chí Việt Nam: 5 năm thành lập với nhiều kết quả ấn tượng, tự hào

Hiện tượng “lệch chuẩn” văn hóa: Nỗi trăn trở và lời giải đáp

Đợt phim kỷ niệm 77 năm Ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9

Vu Lan báo hiếu: Nét đẹp văn hóa truyền thống

Phố đợi mùa sang
