Thần tốc sơ tán hàng trăm người dân ven sông Hồng đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Theo ghi nhận thực tế trong sáng nay (11/9), các lực lượng chức năng phường Yên Phụ, quận Tây Hồ đã sơ tán hơn trăm hộ dân cùng với đồ đạc, vật nuôi trong ngõ 76 An Dương đến nơi tránh lũ an toàn.
Hà Nội: Nước sông Hồng dâng cao, người dân hối hả sơ tán trong đêm Đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân vùng bãi sông Hồng khi nước dâng cao Hà Nội: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai

Theo lãnh đạo phường Yên Phụ, đến 2 giờ sáng ngày 11/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) phường Yên Phụ đã vận động di chuyển 214 hộ dân với 429 nhân khẩu nằm trong khu vực ngõ 76 An Dương đến nơi an toàn. Trong đó, phường Yên Phụ đã di chuyển 158 hộ với 281 nhân khẩu (số hộ và số nhân khẩu còn lại do ở nhà kiên cố 2 tầng nên sẽ tiếp vận động tuyên truyền di dời trong ngày 11/9).

Thần tốc sơ tán hàng trăm người dân ven sông Hồng đến nơi an toàn
Sơ tán các hộ gia đình trong ngõ 76 An Dương đêm 10/9 và rạng sáng 11/9.

Hiện tại, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN phường Yên Phụ đang đề xuất cắt điện các khu vực: hẻm 76/86/11 An Dương; 76/86/19 An Dương; cuối đường 9 khu F361; ngách 75 đường 11 khu F361; từ 55 hẻm 32/15/46 An Dương đến cuối 32/15/46 An Dương; số 80 hẻm 32/15 An Dương; cuối ngách 76/86 An Dương; hẻm 76/32/43 An Dương.

Tại các phường như Phú Thượng và Tứ Liên, lực lượng chức năng cũng đã vận động và đưa hàng trăm hộ dân về nơi tránh trú an toàn.

Đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) phường Phú Thượng cho biết phường đã tuyên truyền, vận động toàn bộ 1.116 hộ dân tại 3 tổ dân phố 1, 15, 16 di chuyển đồ đạc, tài sản lên vị cao, an toàn tại các công trình nhà kiên cố. Trong đó đã di chuyển 175 nhân khẩu/3.116 nhân khẩu/1.116 hộ dân (đang ăn ở tại các công trình nhà cấp 4, nhà ở thấp tầng). Đối với các hộ dân còn lại trong ngày 11/9 phường tiếp tục thực hiện phương án di dân theo kế hoạch.

Hà Nội: Xuyên đêm thuyết phục người dân chuyển đến nơi an toàn
Lực lượng chức năng vận động người dân di chuyển trong đêm ngày 11/9.

Được biết, trong cả ngày 10/9, người dân bãi giữa và ở sát bờ sông Hồng đã tiến hành đưa tài sản, đồ đạc và vật nuôi vào bờ, sơ tán tại địa bàn phường Yên Phụ (quận Tây Hồ), phường Phúc Xá (quận Hoàn Kiếm).

Có mặt tại ngõ 76 An Dương trong sáng 11/9, trong khi trời vẫn mưa nặng hạt và mực nước sông Hồng ngày một dâng cao. Lực lượng chức năng phường Yên Phụ và quận Tây Hồ vẫn túc trực 24/24h để phòng chống lũ và đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn.

Chị Nguyễn Thị Thanh Vân, cư trú trong ngõ 76 An Dương cho biết, nước lên nhanh quá, nhiều nhà xoay xở không kịp, từ hôm qua nước còn chưa vào nhưng hôm nay nước đã lên gần 2m.

Anh Trần Hồng Trường, một cư dân khác ở An Dương cũng cho biết, trong mấy chục năm sống ở đây, chưa năm nào anh thấy mực nước sông Hồng lại dâng cao như vậy. “Nước lên rất nhanh, theo từng giờ. Rất may là lực lượng chức năng của phường và quận đã kịp thời tổ chức các phương án để sơ tán người dân đến nơi an toàn và chuyển tài sản lên chỗ cao hơn. Trong cả ngày và xuyên đêm 10/9, mặc dù mưa lớn kéo dài, điều kiện ánh sáng vô cùng hạn chế nhưng lực lượng chức năng vẫn miệt mài, khẩn trương sơ tán người dân đến những nơi an toàn”, anh Trường cho hay.

Thần tốc sơ tán hàng trăm người dân ven sông Hồng đến nơi an toàn
Lực lượng chức năng phường Yên Phụ xuyên đêm vận động và hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn.

“Từ đêm qua đến giờ, công tác phòng chống lũ, sơ tán người dân được chính quyền địa phương tiến hành hết sức khẩn trương, bất chấp trời mưa lớn và địa hình khá phức tạp do nước ngập sâu. Hi vọng tất cả mọi người sẽ sớm được đưa đến những nơi tránh trú an toàn”, ông Nguyễn Văn Thành, một cư dân ở phường Yên Phụ nói.

Đã gắn bó ở khu vực ngõ 76 An Dương gần 30 năm, chị Lê Thị Gấm cũng cho biết: “Dù đã quen với nước lũ sông Hồng nhưng chưa bao giờ tôi thấy nước dâng cao và nhanh đến thế. Cả ngõ chúng tôi cùng với lực lượng chức năng hỗ trợ nhau vận chuyển được cái gì hay cái đó vì nước lên nhanh lắm”.

Bà Vũ Thị Hoan cũng là người sống lâu năm trong ngõ 76 An Dương cho biết, bà ở đây nhiều năm, nhưng chưa bao giờ thấy nước sông Hồng dâng cao như thời điểm này. “Sau khi được UBND phường vận động di dời đến nơi an toàn để tránh lũ, gia đình tôi đã huy động anh em, người thân, bạn bè tập trung đóng gói đồ đạc để vận chuyển đi gửi chỗ khác ngay trong đêm 10/9. Gia đình tôi cũng đã mua sẵn 1 chiếc thuyền phao để đề phòng khi nước dâng cao hơn nữa”, bà Hoan cho biết thêm.

Thần tốc sơ tán hàng trăm người dân ven sông Hồng đến nơi an toàn
Bà Vũ Thị Hoan sống trong ngõ 76 An Dương tất tả dọn dẹp trong đêm 10/9 khi nước sông Hồng dâng cao từng giờ.

Theo Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Thanh Tịnh, khu vực bãi giữa sông Hồng (phường Ngọc Thụy) có 2 tuyến đường ra, vào. Trong đó, một đường là khu vực cầu Long Biên và một đường là cuối ngõ 76 An Dương thuộc địa bàn hường Yên Phụ.

“Hiện nay, tuyến đường vào khu vực bãi giữa cầu Long Biên đã bị ngập sâu, không đảm bảo việc đi lại của người dân. Với phương châm “tính mạng của con người là trên hết”, quận Tây Hồ đã chỉ đạo các lực lượng tham gia hỗ trợ đưa người dân và tài sản ra khỏi bãi sông Hồng, nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do bão lũ gây ra”, ông Tịnh nhấn mạnh.

Thần tốc sơ tán hàng trăm người dân ven sông Hồng đến nơi an toàn
Khu vực ngõ An Dương trong sáng 11/9, nước vẫn lên rất nhanh.

Ngày 10/9, trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường trong ngõ 76 An Dương, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng cũng đã yêu cầu các đơn vị chức năng tranh thủ thời gian, khẩn trương hỗ trợ di chuyển người và tài sản của người dân vào bờ an toàn. “Thời gian đang rất gấp, các đơn vị chức năng cần tranh thủ thời gian để di chuyển người dân đến nơi an toàn”, Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Lũ trên sông Hồng tiếp tục dâng cao, Hà Nội báo động lũ cấp độ 2

Rạng sáng ngày 11/9, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh Báo động lũ mức 2 trên sông Hồng, với mức nước là 10,50m.

Căn cứ vào mực nước sông Hồng tại Hà Nội (qua Long Biên) hồi 23h30 ngày 10/9/2024 là 10,50 m (mực nước báo động 2 là 10,50 m), Ban Chỉ huy PCTT & TKCN thành phố Hà Nội ban hành Lệnh Báo động II trên sông Hồng tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.

Trước đó, vào hồi 11h10 ngày 10/9/2024, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội đã ban hành Lệnh Báo động cấp độ 1 trên sông Hồng tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Học sinh vùng ngập Nam Phương Tiến trở lại trường, chấm dứt cảnh đi học nhờ

Học sinh vùng ngập Nam Phương Tiến trở lại trường, chấm dứt cảnh đi học nhờ

(LĐTĐ) Các học sinh của Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường Trung học cơ sở Nam Phương Tiến A (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) đã được trở lại trường học tập sau một thời gian phải đi học nhờ vì trường bị ngập.
Hà Nội: Tiếp nhận hơn 216 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi bão số 3

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 216 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi bão số 3

(LĐTĐ) Số tiền các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi) đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đến nay là hơn 216 tỷ đồng.
Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do cơn bão số 3; trong đó đã hỗ trợ ngay cho các huyện là 220 tỷ đồng và đưa vào các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới khoảng 2.346 tỷ đồng.
Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nỗ lực ổn định nền nếp dạy học, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.
Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3

Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình đến quý III năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra; nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm.
Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
Báo Lao động Thủ đô trao tặng kinh phí cải tạo trường học tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Báo Lao động Thủ đô trao tặng kinh phí cải tạo trường học tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Đoàn công tác của Báo Lao động Thủ đô do ông Nguyễn Văn Bình - Tổng Biên tập làm Trưởng đoàn cùng đại diện các đơn vị tài trợ, đã đến trao tặng kinh phí hỗ trợ cải tạo Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 24/9, toàn Thành phố chỉ còn 4 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Xem thêm
Phiên bản di động