Hà Nội: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai

(LĐTĐ) Trong những ngày qua, tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội, các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện, xã trên địa bàn Thủ đô đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và sẵn sàng, khẩn trương ứng phó với lũ lớn trên các sông theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách…
Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu trực 24/24h ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông Hoàn Kiếm chủ động các phương án ứng phó lũ lớn Hà Nội: Ứng phó lũ trên sông theo tinh thần từ sớm, từ xa, sẵn sàng “4 tại chỗ”

Sáng 11/9, báo cáo về công tác khắc phục hậu quả bão số 3 và ứng phó mưa, lũ lớn trên các tuyến sông, Ban Cán sự Đảng thành phố Hà Nội thông tin, trước tình hình mưa, lũ lớn xảy ra tại một số điểm và một số tuyến sông trên địa bàn Thành phố, tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố từ đầu đợt thiên tai, trong ngày 9 và 10/9, công tác ứng phó với bão và mưa, lũ kèm theo trên địa bàn Thủ đô tiếp tục được triển khai nhanh chóng, kịp thời.

Cụ thể, chiều 9/9, Ban Thường vụ Thành ủy đã họp chỉ đạo khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ứng phó với mưa lớn; tiếp đó, UBND Thành phố ban hành Công điện số 13/CĐ-UBND ngày 9/9 về việc tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông và Công điện số 14/CĐ-UBND ngày 10/9 về việc tăng cường công tác kiểm soát, đảm bảo an toàn khai thác các công trình cầu trên địa bàn Thành phố do ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Hà Nội: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai
Công tác ứng phó với mưa, lũ và khắc phục hậu quả của bão số 3 được Thành phố triển khai nhanh chóng, kịp thời.

Trong ngày 9 - 10/9, các đồng chí Thường trực Thành ủy, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đã trực tiếp đi kiểm tra tại nhiều địa bàn và có những chỉ đạo thực chất, kịp thời trên thực địa. Trưa ngày 10/9, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đã dự cuộc họp trực tuyến do Thủ tướng Chính phủ chủ trì về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đang diễn ra nghiêm trọng tại các tỉnh phía Bắc.

Căn cứ chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo vận hành đóng, mở các cửa xả hồ thủy điện thượng lưu (hiện tại hồ Hoà Bình mở 1 cửa xả đáy, hồ Thác Bà mở 3 cửa xả mặt, hồ Tuyên Quang mở 6 cửa xả đáy; Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) Thành phố, Sở NN&PTNT đã kịp thời triển khai, ban hành các văn bản về việc đảm bảo an toàn hạ du khi vận hành hồ thủy điện và nhiều văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ.

Các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả với bão số 3 và sẵn sàng, khẩn trương ứng phó với lũ lớn trên các sông theo chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Các địa phương, đơn vị thường xuyên được các đồng chí trong Ban Thường vụ Thành ủy, lãnh đạo UBND và Ban Chỉ huy PCTT & TKCN Thành phố chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc theo phân công.

Ngoài các nội dung, hoạt động tích cực khắc phục hậu quả của bão số 3; ngay khi nhận được các bản tin dự báo, cảnh báo lũ và các chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; các cấp, các ngành đã chủ động triển khai các văn bản, rà soát, cập nhật các phương án phòng, chống lũ và các hoạt động phòng ngừa, ứng phó mưa, lũ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, tăng cường kiểm tra, rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án hộ đê, phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “4 tại chỗ” phù hợp với địa bàn, phạm vi, lĩnh vực quản lý; tổ chức thông báo ngay đến người dân, các tổ chức có hoạt động ở khu vực bãi sông, trên sông biết để chủ động phòng, tránh đảm bảo an toàn.

Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động tuyên truyền đến người dân ở tại các khu vực có nguy cơ cao, đặc biệt là các vùng ven sông, vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ lũ rừng ngang bằng nhiều hình thức để thông báo, cảnh báo người dân; tăng cường tuyên truyền tại các trường học, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp; phối hợp với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền đến từng tổ chức, hộ gia đình.

Hà Nội: Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai
Tăng cường hỗ trợ người dân đảm bảo tính mạng, tài sản.

Đồng thời tăng cường công tác trực ban 24/24h, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt; theo dõi sát sao các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lũ. Rà soát, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xảy ra; duy trì lực lượng ứng cứu nhanh, sẵn sàng cơ động khi có tình huống xảy ra; kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng quân đội, công an, y tế để ứng cứu kịp thời, hiệu quả.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động của các đò ngang, đò dọc, các phương tiện nổi trên sông để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện; cần thiết tạm ngừng hoạt động để đảm bảo an toàn.

Có phương án bảo vệ tài sản, kho tàng, hàng hóa của Nhà nước và nhân dân ở những vùng có khả năng bị ảnh hưởng của lũ; di chuyển chất dễ cháy, nổ, hóa chất độc hại ra khỏi vùng bãi sông; đảm bảo an toàn về điện; tăng cường công tác kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố về đê điều ngay từ giờ đầu; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng ứng phó đối với những tình huống xấu có thể xảy ra…

Ban Cán sự Đảng Thành phố cũng báo cáo, do ảnh hưởng của đợt mưa bão, thiên tai vừa qua đã có những thiệt hại về người (4 người chết và 23 người bị thương). Hầu hết các địa phương đều có các ảnh hưởng, thiệt hại về tài sản xảy ra liên quan đến cây đổ, cành gãy, mất điện, sạt lở, sập đổ, tốc mái công trình…

Trong đó, thiệt hại do mưa lũ khu vực đô thị, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội, tại thời điểm 6h30 ngày 10/9, trên địa bàn Thành phố còn một số điểm úng ngập tại lưu vực sông Tô Lịch: Vĩnh Hưng, Đường 2,5 hồ Đền Lừ, Thái Hà, Quan Nhân, Triều khúc; lưu vực sông Cầu Bây: Cổ Linh, Đàm Quang Trung, Vũ Xuân Thiều, Ngọc Lâm; lưu vực sông Nhuệ: Phan Văn Trường, Đại lộ Thăng Long (Ngã ba giao Lê Trọng Tấn), Hầm chui (số 3, số 5, số 6, Km9+656), đường Tố Hữu, Yên Nghĩa (Bến xe Yên Nghĩa tới ngã ba Ba La), đường Quyết Thắng, HH2 Nguyễn Trác, Võ Chí Công, Dương Đình Nghệ, Nguyễn Khánh Toàn, Thiên Hiền, phố Nhuệ Giang, Ngọc Hồi, Yên Xá, Cầu Bươu.

Khu vực ngoại thành, theo báo cáo của các quận, huyện, thị xã, tính đến thời điểm 7h ngày 10/9, số lúa bị đổ là 24.842 ha; lúa bị ngập 2.476 ha; rau màu bị ngập, ảnh hưởng 4.046 ha; cây ăn quả bị ảnh hưởng 3.924 ha, thủy sản bị ảnh hưởng 453 ha.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Học sinh vùng ngập Nam Phương Tiến trở lại trường, chấm dứt cảnh đi học nhờ

Học sinh vùng ngập Nam Phương Tiến trở lại trường, chấm dứt cảnh đi học nhờ

(LĐTĐ) Các học sinh của Trường Tiểu học Nam Phương Tiến A và Trường Trung học cơ sở Nam Phương Tiến A (xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ) đã được trở lại trường học tập sau một thời gian phải đi học nhờ vì trường bị ngập.
Hà Nội: Tiếp nhận hơn 216 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi bão số 3

Hà Nội: Tiếp nhận hơn 216 tỷ đồng ủng hộ nhân dân bị thiệt hại bởi bão số 3

(LĐTĐ) Số tiền các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ủng hộ nhân dân các tỉnh bị thiệt hại bởi cơn bão số 3 (bão Yagi) đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đến nay là hơn 216 tỷ đồng.
Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

Bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do bão số 3

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, thành phố Hà Nội đã bố trí 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả do cơn bão số 3; trong đó đã hỗ trợ ngay cho các huyện là 220 tỷ đồng và đưa vào các chính sách hỗ trợ trong thời gian tới khoảng 2.346 tỷ đồng.
Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

Nỗ lực ổn định nền nếp, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội đang nỗ lực ổn định nền nếp dạy học, giúp học sinh sớm bắt nhịp trở lại với việc học và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025.
Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3

Hà Nội sẽ thông qua gói hỗ trợ phục hồi sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Ban Chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị giao ban Ban Chỉ đạo về kết quả thực hiện chương trình đến quý III năm 2024 và khắc phục hậu quả bão số 3 gây ra; nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm.
Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

Sẽ công khai danh sách các cá nhân nhận hỗ trợ để nhân dân cùng giám sát

(LĐTĐ) Tính đến ngày 26/9, Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận tổng số tiền 1.823 tỷ đồng ủng hộ đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hơn 200 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ

(LĐTĐ) Tính đến 17h ngày 26/9 tổng số tiền các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã chuyển về Quỹ Cứu trợ thành phố Hà Nội là 200 tỷ 401 triệu đồng.
Báo Lao động Thủ đô trao tặng kinh phí cải tạo trường học tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Báo Lao động Thủ đô trao tặng kinh phí cải tạo trường học tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

(LĐTĐ) Ngày 24/9, Đoàn công tác của Báo Lao động Thủ đô do ông Nguyễn Văn Bình - Tổng Biên tập làm Trưởng đoàn cùng đại diện các đơn vị tài trợ, đã đến trao tặng kinh phí hỗ trợ cải tạo Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Xuân Thượng, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, bị ảnh hưởng do cơn bão số 3.
Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội: Chỉ còn 4 trường chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, ngày 24/9, toàn Thành phố chỉ còn 4 trường chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

Hà Nội còn 20 trường học chưa thể đón học sinh đi học trực tiếp

(LĐTĐ) Hôm nay (23/9), toàn thành phố Hà Nội còn 20 trường học chưa thể tổ chức dạy học trực tiếp do còn ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão trong những ngày qua.
Xem thêm
Phiên bản di động