Tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc: Sẽ hạn chế nguy cơ cháy nổ
Cháy nổ và tai nạn giao thông có nhiều biến động | |
Ẩn họa cháy nổ từ các chung cư mini |
Quy định rất rõ ràng
Khi gặp rủi ro cháy, nổ, không phải cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có điều kiện, năng lực tài chính để khắc phục thiệt hại, khôi phục hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh trở lại bình thường. Do vậy, việc tham gia BHCNBB sẽ góp phần khắc phục thiệt hại về tài chính, nhanh chóng khôi phục điều kiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân.
Việc Chính phủ ban hành Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định về BHCNBB đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhằm mở rộng diện tham gia BHCNBB, có thêm nguồn lực góp phần bảo đảm công tác PCCC được tốt hơn. Đồng thời, Nghị định này giúp nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong công tác phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các quy định PCCC, đẩy nhanh công tác kết quả giám định, từ đó tạo điều kiện để các doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ hơn, giúp cho tổ chức, cá nhân khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh, góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc sẽ góp phần hạn chế nguy cơ cháy nổ. Ảnh minh họa: nguồn HNM |
Theo quy định, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có nguy hiểm về cháy nổ bao gồm: Học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường dạy nghề, trường phổ thông và trung tâm giáo dục; nhà trẻ, trường mẫu giáo; Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, rạp chiếu phim, rạp xiếc, nhà thi đấu thể thao trong nhà; sân vận động, vũ trường, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí đông người... Chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bách hóa. Nhà chung cư; nhà đa năng, khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ cao từ 5 tầng trở lên ….
Mặc dù đã có quy định về chế tài xử phạt về việc giám sát, tuân thủ việc tham gia BHCNBB đối với các khu chung cư, tòa nhà, tuy nhiên, việc quản lý và xử phạt của cơ quan chức năng vẫn còn chưa khắt khe. Vì thế, tình trạng các đơn vị, cơ sở thuộc diện mua BHCNBB những vẫn chưa mua còn tồn tại khá phổ biến.
Thực tế cho thấy, việc thực hiện các quy định liên quan đến bảo hiểm cháy nổ tại các chung cư hết sức cẩu thả, chủ đầu tư đẩy trách nhiệm cho ban quản lý, ban quản lý đẩy trách nhiệm cho người dân…Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho từng cá nhân và cộng đồng dân cư sống trong các tòa nhà có nguy hiểm về cháy, nổ. Đồng thời để việc tham gia BHCNBB này thật sự phát huy hiệu quả, cơ quan quản lý cần có chế tài xử phạt mạnh mẽ hơn nữa để mọi người đều tuân thủ nghiêm chỉnh.
Có thể nói, việc tham gia BHCNBB là vô cùng cần thiết, bởi nguồn kinh phí đóng góp từ bảo hiểm cháy, nổ của các doanh nghiệp bảo hiểm trích nộp cho cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy sẽ góp phần không nhỏ vào việc đề phòng hạn chế tổn thất bằng các hình thức vật chất (hỗ trợ trang bị phương tiện, thiết bị phòng cháy chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy) và hình thức phi vật chất giúp đảm bảo hơn công tác PCCC được thật sự hiệu quả.
Liên quan đến quy định về BHCNBB, Nghị định 23 của Chính phủ quy định, trường hợp cơ sở thuộc diện phải mua BHCNBB mà không mua thì sẽ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với cá nhân và từ 60–100 triệu đồng đối với tổ chức; Doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt tiền từ 40–50 triệu đồng khi từ chối bán BHCNBB cho cá nhân, tổ chức. Trừ trường hợp cơ sở chưa được nghiệm thu về PCCC theo quy định pháp luật; cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về PCCC của cơ quan Cảnh sát PCCC hoặc biên bản kiểm tra đã quá 1 năm tính từ thời điểm lập đến thời điểm mua BHCNBB; cơ sở đang bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định về PCCC.
Cháy nổ vẫn liên tiếp xảy ra
Mặc dù công tác PCCC đã được Chính phủ, các bộ, ngành địa phương hết sức quan tâm, song vì nhiều nguyên nhân khác nhau trong năm 2018 số vụ cháy nổ trên địa bàn cả nước không ngừng gia tăng.
Qua thống kê sơ bộ, trong tháng 11, trên địa bàn Hà Nội đã liên tiếp xảy ra gần 10 vụ cháy. Cụ thể: Ngày 11/11 cháy tại Công ty Cổ phần Du lịch thương mại và Đầu tư, gần Bến xe Nước Ngầm; ngày 14/11, cháy cột điện ở khu dân cư trong ngõ 25/7 Vũ Ngọc Phan, quận Đống Đa, Hà Nội; ngày 15/11 cháy tại tòa nhà Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam số 118 Hoàng Quốc Việt; ngày 22/11, cháy tại tầng 9 của một khách sạn trên phố Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội. Tiếp đến ngày 23/11, cháy tại số 360 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân.
Đặc biệt, chỉ tính riêng trong ngày 26/11, trên địa bàn Thành phố đã liên tiếp xảy ra 3 vụ cháy. Trong đó phải kể đến các vụ cháy tại ngôi nhà số 10 ngõ 97 phố Triều Khúc, phường Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, sau đó tại khu vực bên ngoài tòa nhà Big C Hà Đông lại xảy ra vụ cháy biển quảng cáo. Đến 21h50 cùng ngày, trên đường Phạm Hùng tiếp tục xảy ra vụ cháy khu nhà xưởng của công ty CP Thương mại dịch vụ HHK Việt Nam. Mặc dù các vụ cháy không có thiệt hại về người tuy nhiên, thiệt hại về tài sản của người dân sau đám cháy là rất lớn.
Việc các vụ cháy liên tiếp xảy ra trong tháng 11 cho thấy, công tác PCCC cần được các địa phương đẩy mạnh hơn nữa nhất là trong việc tuyên truyền đối với người dân. Bởi thực tế, các vụ cháy diễn ra trên nhiều địa bàn, nguyên nhân của các vụ cháy là không giống nhau, vì thế, để đảm bảo tính mạng và tài sản của người dân, việc nâng cao ý thức PCCC của người dân, doanh nghiệp là rất quan trọng.
Mặc dù trong năm qua, số lượng các vụ cháy trên địa bàn thành phố đã giảm, tuy nhiên, người dân và doanh nghiệp vẫn không được chủ quan trong công tác PCCC. Để đảm bảo an toàn trong những tháng cuối năm, chính quyền và người dân cần phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác PCCC. Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật, kỹ năng PCCC đến từng cơ quan, đơn vị, hộ gia đình để giảm bớt thiệt hại do cháy nổ gây ra.
Phòng cháy hơn chữa cháy, các cụ xưa đã dạy. Bên cạnh việc nâng cao ý thức của người dân, đơn vị, cộng đồng doanh nghiệp liên quan đến công tác PCCC, điều quan trọng các cấp chuyên ngành cùng với việc thanh kiểm tra liên quan đến công tác bảo đảm phòng chống cháy nổ cũng nên tiến hành thanh tra định kỳ công tác bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của pháp luật. Có như thế mới góp phần hạn chế ngăn ngừa các vụ cháy liên tiếp diễn ra như thời gian qua.
T.An
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội: Cháy ngùn ngụt kho lốp ô tô trên phố Nguyễn Cảnh Dị
Phòng chống cháy nổ 20/12/2024 08:24
Loạt xe máy bị thiêu rụi tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng có được hưởng bảo hiểm?
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 18:33
Cảnh báo nguy cơ cháy, nổ từ việc sấy, sưởi ấm trong mùa đông
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 09:45
Xác định hung thủ đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:23
Bí thư Thành ủy Hà Nội đến hiện trường chỉ đạo cứu hộ, cứu nạn vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Phòng chống cháy nổ 19/12/2024 07:14
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất
Phòng chống cháy nổ 12/12/2024 22:38
TP.HCM: Đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ dịp Tết Dương lịch 2025
Đô thị 11/12/2024 11:07
Nhanh chóng dập tắt đám cháy khu lán tạm, tập kết rác
Phòng chống cháy nổ 10/12/2024 12:20
Nghi vấn nổ bình gas, cháy quán gà trên phố Võ Thị Sáu
Phòng chống cháy nổ 09/12/2024 17:26
Kịp thời giải cứu 3 người mắc kẹt trong đám cháy
Phòng chống cháy nổ 05/12/2024 12:27