Tết Hàn thực vì sao lại cúng và ăn bánh trôi, bánh chay?

(LĐTĐ) Bánh trôi, bánh chay là biểu tượng của Tết Hàn thực tại Việt Nam, tuy nhiên vì sao lại cúng và ăn bánh trôi, bánh chay trong ngày lễ này thì không phải ai cũng biết rõ.
Ý nghĩa và nguồn gốc của Tết Hàn thực Mâm lễ cúng Tết Hàn thực mùng 3/3 cần những gì? Nhộn nhịp mua bán bánh trôi, bánh chay ngày Tết Hàn thực

Tết Hàn thực hay còn gọi là tết bánh trôi, bánh chay, rơi vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch hàng năm. Trong truyền thống văn hóa của người Việt, đây là một trong những ngày để thể hiện sự kính trọng và lòng biết ơn đối với tổ tiên, cũng là dịp quan trọng để gia đình sum họp, thể hiện tình cảm bằng cách chung tay nặn bánh trôi, bánh chay, dâng lên thờ cúng ông bà.

Bánh trôi, bánh chay là món ăn đặc trưng của người Việt Nam vào mỗi dịp Tết Hàn thực, được xem là biểu tượng của ngày lễ này. Theo nhà nghiên cứu Trần Quang Dực, tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay vào tết Hàn thực ở Việt Nam bắt đầu từ thời Lê Trung hưng (1533-1789).

Tết Hàn thực vì sao lại cúng và ăn bánh trôi, bánh chay?
Bánh trôi, bánh chay là món ăn không thể thiếu trong Tết Hàn thực.

Trong các ghi chép về văn hóa dân gian, nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784) viết: "Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy". Điều này chứng tỏ truyền thống ăn bánh trôi bánh chay ở nước ta đã có từ lâu đời.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh, vốn là một phong tục của người Trung Quốc truyền sang, tuy nhiên khi du nhập Việt Nam đã có nhiều thay đổi, "biến hóa" để phù hợp với văn hóa, phong tục của người Việt.

Việc sử dụng bánh trôi và bánh chay để thờ cúng trong Tết Hàn thực là một biểu hiện của văn hóa nông nghiệp Việt Nam. Cả hai loại bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm ngon, đại diện cho thành quả từ những ngày lao động vất vả, được dâng lên ông bà và tổ tiên để tỏ lòng thành kính, tri ân.

Tiếp nữa, bánh trôi có hình dạng tròn, gợi nhắc đến câu cầu chúc "Mẹ tròn con vuông"; còn bánh chay có vỏ trắng mang tính âm, nhân đậu xanh mang tính dương, thể hiện âm dương hòa hợp, cầu mong mưa gió thuận hòa, mùa màng tươi tốt.

Tục làm bánh trôi bánh chay còn được cho là để nhắc đến truyền thuyết bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên núi theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển. Như vậy, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, bánh trôi truyền thống được làm từ bột nếp trắng, tròn đầy, tinh khiết, bên trong bọc đường, mang hết tình cảm gói gọn vào từng cái bánh, thể hiện nên tấm lòng tri ân sâu sắc đối với cội nguồn và ông bà tổ tiên đã khuất.

"Bánh trôi nguyên bản có màu trắng, hình tròn đầy, thể hiện khát vọng về những điều tốt đẹp, viên mãn và tinh khiết trong cuộc sống. Ngày nay, nhiều gia đình thường thích làm bánh trôi bánh chay nhiều màu sắc để bày mâm cúng cho đẹp, tuy nhiên điều này không phản ánh ý nghĩa nguyên bản của ngày lễ Hàn thực", Tiến sĩ Hồng nhấn mạnh.

Chuyên gia này cũng cho rằng vào ngày Hàn thực, các gia đình không cần phải chuẩn bị "mâm cao, cỗ đầy" hay thực hiện các nghi thức phức tạp, sắm lễ lạt tốn kém mà chỉ cần lòng thành, dâng bánh trôi, bánh chay lên bàn thờ ông bà, tổ tiên, cầu nguyện cho những điều tốt đẹp, an lành trong cuộc sống.

Có thể nói, việc cúng bánh trôi bánh chay trong Tết Hàn thực là một cách để giữ gìn truyền thống dân tộc. Qua các thế hệ, hình ảnh bánh trôi bánh chay đã trở thành một biểu tượng tinh thần quan trọng trong ngày lễ Hàn thực, thể hiện sự kết nối chặt chẽ giữa con người và đất nước, giữa quá khứ và hiện tại. Sự hiện diện của bánh trôi và bánh chay không chỉ là một phần của nghi thức cúng lễ mà còn là biểu tượng của sự thống nhất, đoàn kết trong gia đình và cộng đồng.

Hình ảnh này là một lời nhắc nhở về truyền thống, về những giá trị văn hóa, là một cách thể hiện lòng biết ơn và lòng hiếu thảo của con cháu đối với tổ tiên. Sự gắn kết và sự tiếp nối truyền thống này đã làm cho bánh trôi và bánh chay trở thành một phần không thể thiếu, một biểu tượng sâu sắc của văn hóa Việt Nam.

H.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Màn đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của phụ nữ huyện Đan Phượng

Màn đồng diễn dân vũ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của phụ nữ huyện Đan Phượng

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hơn 1.000 hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ trên nền nhạc ba ca khúc: "Qua miền Tây Bắc" - "Chiến thắng Điện Biên" và "Inh lả ơi".
Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (6/5), thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT: "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT: "Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động"

(LĐTĐ) Chiều ngày 7/5/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Huyện Đan Phượng: Nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

Huyện Đan Phượng: Nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), nhiều đoàn công tác của thành phố Hà Nội huyện Đan Phượng đã tới thăm, tặng quà các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên trên địa bàn huyện Đan Phượng.
Huyện Ứng Hòa tri ân các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

Huyện Ứng Hòa tri ân các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), huyện Ứng Hòa đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trên địa bàn huyện trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tin khác

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

3 yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thế hệ Gen Z

(LĐTĐ) Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và tạo xu hướng tiêu dùng cho Gen Z. Ảnh hưởng từ bạn bè và người nổi tiếng cũng là yếu tố then chốt, với thói quen tiêu dùng được hình thành thông qua việc chia sẻ và đồng điệu trong cộng đồng. Từ những yếu tố này, các thương hiệu đã sử dụng chiến lược tiếp thị qua người nổi tiếng để thu hút giới trẻ, tạo ra sự thay đổi lớn trong ngành thời trang.
Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

Gần 1.500 công trình đề cử tham gia giải thưởng VinFuture 2024

(LĐTĐ) Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ. Ngoài số lượng đối tác đề cử tăng gần 8 lần so với mùa giải đầu tiên, điểm ấn tượng của VinFuture mùa 4 là gần 15% đối tác đề cử là tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

Tại sao xu hướng “chữa lành” lại được giới trẻ ưa chuộng?

(LĐTĐ) Giới trẻ hiện đại đang đối mặt với lo âu và áp lực tinh thần do xã hội biến động và áp lực thành công. Xu hướng "chữa lành" hay còn gọi là “healing” thông qua những phương pháp như liệu pháp thiền định, chuyển động tự do, thôi miên, và nghệ thuật trị liệu đã trở thành trào lưu như một cách tự chăm sóc sức khỏe tinh thần.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin, Deepfake - công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo đã tạo ra các đoạn video giả mạo, là mối đe dọa lớn với người dùng trên không gian mạng. Gần đây, tội phạm mạng thường xuyên sử dụng các cuộc gọi video Deepfake để mạo danh một cá nhân và vay mượn tiền người thân, bạn bè của họ những khoản tiền lớn.
Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

Khi tình yêu đủ lớn để ấm áp mỗi sớm mai

(LĐTĐ) Sự quan tâm không lời, những vòng tay âm ấp nỗi niềm, là tấm chân tình mà cô gái kia tìm thấy nơi người đàn ông của đời mình. Anh, không chỉ là người yêu mà còn là người bạn, người thầy và là điểm tự vững chắc giữa dòng đời đầy biến động. Mỗi cảm xúc, từ những điều bé nhỏ nhất, đều đượm tình và sâu lắng, khiến cuộc sống của cô trở nên trọn vẹn. Cô ấy tìm thấy hạnh phúc trong vòng tay của một người đàn ông không chỉ là tri kỷ mà còn là tấm gương về sự lo lắng, chăm sóc, và yêu thương không bao giờ phai.
Xem thêm
Phiên bản di động