Test nhanh dương tính tại nhà, người dân không tự ý vào viện

(LĐTĐ) Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, không ít người dân đã tự trang bị kit test nhanh tại nhà. Khi có kết quả dương tính, họ không thông báo cho chính quyền địa phương mà đến thẳng bệnh viện. Điều này gây ra nguy hiểm cho cộng đồng vì khả năng lây nhiễm hoàn toàn xảy ra khi bệnh nhân di chuyển quãng đường dài mà không có các biện pháp ngăn chặn nguy cơ. Bên cạnh đó, lượng người dương tính ồ ạt tới khám sàng lọc cũng gây quá tải cho bệnh viện.
Hà Nội kỷ lục 1.357 bệnh nhân mắc Covid-19, trong đó 611 ca cộng đồng Phát hiện 3/753 mẫu test nhanh dương tính với Sars-CoV-2 tại trạm xét nghiệm dã chiến

Nguy cơ lây nhiễm và quá tải

Những ngày gần đây, tại Bệnh viện Thanh Nhàn xuất hiện tình trạng nhiều người dân tự test nhanh SARS-CoV-2 tại nhà cho kết quả dương tính nhưng không báo với địa phương mà đi thẳng đến bệnh viện để khám sàng lọc, gây nguy cơ quá tải cho bệnh viện. Trao đổi về vấn đề này, Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh nghề nghiệp, Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết: “Có những ngày, có hơn 20 bệnh nhân tự làm test nhanh và tự đến viện khám sàng lọc để chờ làm xét nghiệm PCR, gây quá tải cho khu phân luồng. Thời gian chờ đợi của bệnh nhân tại khu vực này không thể nhanh, do đó, nguy cơ lây nhiễm chéo trong khu cách ly hoàn toàn có thể xảy ra”.

Test nhanh dương tính tại nhà, người dân không tự ý vào viện
Khu khám sàng lọc Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Ảnh: Thành Đạt).

Theo đó, tại khu vực khám sàng lọc của Bệnh viện đã có sự phân luồng, tuy nhiên với mức độ người dân đến ồ ạt thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác phân luồng cũng như thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm PCR của người bệnh. Trong khi, 99% bệnh nhân có test nhanh dương tính, khi làm xét nghiệm khẳng định bằng PCR đều cho kết quả trùng lặp. Theo bác sĩ Hường, những trường hợp tự đến bệnh viện sau khi có kết quả test nhanh tại nhà dương tính là những trường hợp có triệu chứng nhưng chưa được khẳng định. Khi bệnh nhân tự đến, Bệnh viện tiếp nhận và cho làm xét nghiệm PCR. Nếu kết quả dương tính, bệnh viện sẽ phân tầng: Nếu bệnh nhân thuộc tầng 1 (mức độ nhẹ) sẽ chuyển tới các cơ sở thu dung bệnh nhân tầng 1; bệnh nhân thuộc diện từ tầng 2, tầng 3 (triệu chứng nặng), bệnh viện vẫn tiếp nhận điều trị như bệnh nhân ở nơi khác chuyển tới.

Hiện Bệnh viện Thanh Nhàn đang điều trị cho khoảng 120 bệnh nhân Covid-19, trong đó có khoảng 20-30 bệnh nhân nặng. Những trường hợp này chủ yếu là bệnh nhân chưa tiêm vắc xin, tiêm chưa đủ liều, hoặc tiêm 2 mũi chưa đủ thời gian sinh kháng thể. Theo bác sĩ Nguyễn Thu Hường, hiện tầng điều trị thứ 2 tại bệnh viện đang quá tải, phần vì bệnh nhân tự ý đến viện và bệnh viện cũng phải tiếp nhận thêm các trường hợp nặng từ cơ sở y tế khác. "Giai đoạn hiện tại, với công suất đáp ứng điều trị 120 bệnh nhân Covid-19, chỉ có 20 giường điều trị bệnh nhân nặng đã gấp 150% so với công suất và quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố ", bác sĩ Nguyễn Thu Hường cho hay.

Tương tự, tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cũng xảy ra tình trạng người dân “vượt tuyến” đến bệnh viện khám sàng lọc khi có kết quả dương tính sau khi tự test nhanh Covid-19. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, một vài ngày gần đây, Bệnh viện thường tiếp nhận các bệnh nhân tự test nhanh Covid-19, phát hiện dương tính và tự tìm đến bệnh viện điều trị. Đây là điều không tốt cho cộng đồng, bởi người dân sau khi dương tính, tự ý di chuyển gây nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Người dân cần bình tĩnh thông báo cho địa phương

Thời gian qua, nhiều người dân có phản ánh, dù có xét nghiệm dương tính nhưng khi gọi y tế địa phương, họ phải chờ rất lâu mới được đưa đi cơ sở y tế điều trị, nên có người đã có suy nghĩ tự “vượt rào” quy định mà đến viện. Một phần nữa, tâm lý của người bệnh khi mắc bệnh đều muốn đến cơ sở y tế tốt nhất để điều trị.

Chia sẻ về điều này, bác sĩ Nguyễn Thu Hường cho biết, hiện nay hệ thống vận chuyển cấp cứu 115 đang quá tải vì lượng F0 tăng nhanh, vì thế việc đáp ứng vận chuyển bệnh nhân không thể ngay lập tức. Bên cạnh đó, khi khai thác dịch tễ, nhiều trường hợp tự test nhanh tại nhà, khai báo với y tế tại phường, xã về kết quả test nhanh dương tính của mình, nhưng một số cán bộ y tế hướng dẫn tự đến bệnh viện khám mà không hướng dẫn cần ở nhà để lấy mẫu xét nghiệm. “Tôi cho rằng, Sở Y tế Hà Nội cần phải tập huấn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở có kiến thức chuyên môn về phân tầng, có tư vấn cho người dân hợp lý để tránh việc người dân tự đến bệnh viện gây khó khăn cho công tác phân luồng người bệnh", bác sĩ Hường bày tỏ.

Test nhanh dương tính tại nhà, người dân không tự ý vào viện
Điều trị bệnh nhân Covid-19 trong khu cách ly tại Bệnh viện Thanh Nhàn.

Bên cạnh đó, Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn cũng khuyến cáo, với những người test nhanh dương tính tại nhà cần khẩn trương khai báo với y tế phường, Trung tâm Y tế nơi bệnh nhân sinh sống để được báo với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội và xử lý phù hợp. Trong thời gian chờ đợi, người bệnh phải liên hệ chặt chẽ với cán bộ y tế phường để xem mình có triệu chứng gì, có nặng hay không để được can thiệp y tế kịp thời. Người dân vẫn phải chờ kết quả PCR, sau đó nếu dương tính, cán bộ y tế phường sẽ hướng dẫn phân tầng, chuyển tới nơi thu dung để bệnh nhân được điều trị đúng tầng, tránh quá tải cho cơ sở y tế.

Trong lúc chờ đợi, mọi người lắng nghe cơ thể và làm theo hướng dẫn của cán bộ y tế, ví dụ theo dõi nhiệt độ 2 lần/ngày, đo Sp02 (hoặc nếu thấy tức ngực, khó thở) phải báo ngay cơ sở y tế để họ có biện pháp triển khai đưa tới cơ sở y tế. Cũng theo bác sĩ Hường, với các bệnh nhân thể nhẹ, tâm lý khi mắc bệnh họ mong muốn được đến cơ sở y tế tốt để điều trị. Tuy nhiên, với khuyến cáo hiện nay, bệnh nhân ở phân tầng 1 có thể điều trị tại nhà theo quy định, có thể thu dung tại một số cơ sở tuyến dưới. “Việc bệnh nhân tầng 1 mong muốn được vào cơ sở y tế điều trị cũng là gánh nặng rất lớn với ngành Y tế vì nếu phải bố trí số giường điều trị cho tầng 1 quá lớn sẽ làm mất đi cơ hội cứu chữa cho các bệnh nhân nặng ở tầng 3”, bác sĩ Hường cảnh báo thêm.

Trước tình trạng người dân tự xét nghiệm nhanh, dương tính với Covid-19 nhưng không thông báo cho y tế ở địa phương, Bộ Y tế có văn bản khẩn yêu cầu các địa phương rà soát. Theo đó, Bộ Y tế cho rằng một số trường hợp di chuyển đến các bệnh viện sau khi tự xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho kết quả dương tính, có thể dẫn đến tình trạng lây nhiễm trên diện rộng đặc biệt là tại các cơ sở y tế, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch.

Bởi vậy, để tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19 đảm bảo an toàn, hiệu quả, Bộ Y tế đề nghị sở y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, phối hợp tổ chức liên quan để thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, trên website của Sở Y tế số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự xét nghiệm test nhanh kháng nguyên dương tính của cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn; tư vấn và hỗ trợ cơ quan, đơn vị và người dân trên địa bàn các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, tránh việc tự điều trị tại nhà không theo hướng dẫn y tế hoặc di chuyển đến bệnh viện, nơi đông người.

Đồng thời, Bộ Y tế yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố phối hợp tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn cho người dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn chấp hành các quy định phòng, chống dịch, đặc biết đối với việc triển khai tự xét nghiệm, giúp phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ, kịp thời bóc tách, khoanh vùng và dập dịch, đồng thời hạn chế việc lây nhiễm cho cộng đồng./.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.

Tin khác

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…
Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 195 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tuần (từ ngày 12 đến 19/4), trên địa bàn Thành phố ghi nhận 195 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 34 trường hợp so với tuần trước.
Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

Cảnh báo sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân chứa chất cấm sibutramin

(LĐTĐ) Chiều 18/4, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã công bố kết quả phân tích của Viện Pháp Y Quốc gia sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân có chứa sibutramin là chất cấm sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

Thủ tướng gửi thư khen 120 y bác sĩ ghép tạng cứu 7 người

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ có thư khen gửi tới các cán bộ, y bác sĩ, nhân viên y tế của các bệnh viện, Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia sau thành công ca điều phối, ghép tạng từ người cho chết não cứu sống 7 người vừa qua.
Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

Đồng Nai: Ghi nhận ca tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên trong năm

(LĐTĐ) Mặc dù đã được đội ngũ bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng bệnh nhân N.N.H (15 tuổi), ngụ tại khu phố 6, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu đã tử vong với chẩn đoán sốt xuất huyết (SXH) nặng, tổn thương đa cơ quan, xuất huyết tiêu hóa.
Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

Hà Nội: Khám sức khỏe định kỳ đối với cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý

(LĐTĐ) Từ ngày 15/4 đến 24/4, Hà Nội triển khai công tác khám sức khỏe định kỳ năm 2024 cho 2.807 cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, cán bộ lão thành cách mạng, tiền khởi nghĩa…
Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

Không có bọ gậy, không bị sốt xuất huyết!

(LĐTĐ) Mặc dù chưa bước vào mùa sốt xuất huyết, nhưng từ đầu năm tới nay, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận 570 ca mắc, tăng so với cùng kỳ năm 2023. Ngành Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh chủ động, trong đó, cần đặc biệt chú ý diệt loăng quăng, bọ gậy.
Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

Hà Nội đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại trường học

(LĐTĐ) Để chủ động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, kiểm soát sự gia tăng số ca mắc mới và không để xảy ra trường hợp tử vong, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra, giám sát công tác phòng chống căn bệnh này trên địa bàn huyện Ba Vì và huyện Đông Anh.
Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

Tiếp đón người bệnh bằng thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân gắn chip hoặc VNeID

(LĐTĐ) Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế tiếp đón người bệnh đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID, căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc VneID.
Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

Hà Nội ghi nhận thêm 161 trường hợp mắc tay chân miệng

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 5/4 đến ngày 12/4), Thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, 0 ca tử vong, tăng 37 trường hợp so với tuần trước. Bệnh nhân phân bố rải rác ở 28 quận, huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động