Tập trung đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu
Đến khi nào không còn cảnh úng ngập? Tập trung duy tu, bảo trì hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phố |
Là đơn vị phụ trách công tác quản lý, duy tu phần lớn hệ thống thoát nước khu vực nội thành, từ đầu năm đến nay Công ty Thoát nước Hà Nội đã tăng cường nạo vét hệ thống sông, kênh, mương, cống dọc; sửa chữa, bảo dưỡng trạm bơm, đập điều tiết… nhằm tăng khả năng tiêu thoát nước trong mùa mưa. Tuy vậy, theo Phó Tổng Giám đốc Công ty Trịnh Ngọc Sơn, tình trạng úng ngập cục bộ tại một số khu vực nội đô vẫn có thể xảy ra, nhất là khi mưa lớn cục bộ.
Công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội nạo vét bùn đảm bảo vận hành an toàn hệ thống. |
Theo đó, bên cạnh nguyên nhân do hệ thống thoát nước nội đô mới chỉ được đầu tư xây dựng, cải tạo đồng bộ ở lưu vực sông Tô Lịch (khoảng 77,5km2/313,19km2), thì việc nhiều hộ dân xây dựng bục bệ, cầu dẫn lên vỉa hè; một số dự án, công trình đang thi công trên các trục thoát nước chính của thành phố... làm cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến tiêu thoát nước. “Trên địa bàn công ty quản lý hiện có 24 dự án, công trình đang thi công, trong đó có 14 công trình được thực hiện trên các trục thoát nước chính của Thành phố, như: Dự án mở rộng đường Vành đai 2, hầm chui đường Lê Văn Lương - Vành đai 3; cống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch, sông Lừ (dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá)...”, ông Sơn cho hay.
Đơn cử như tại dự án thi công hệ thống cống sông Tô Lịch, để đảm bảo tiến độ, nhà thầu thi công cống đã đắp bờ đất chặn dòng để thi công (khoảng 800m đoạn đầu sông Tô Lịch), làm mặt cắt của sông Tô Lịch thu hẹp 1/3... ảnh hưởng đáng kể đến khả năng thoát nước. Còn tại “điểm đen” ngập nước Trần Hưng Đạo - Phan Bội Châu, mặc dù Công ty Thoát nước Hà Nội đã bố trí trạm bơm để bơm trợ lực ở đây mỗi khi mưa lớn nhưng ảnh hưởng từ công trường xây dựng nhà ga ngầm S12 nên việc dẫn nước bị chặn lại. “Việc thi công nhà ga S12 đã gây ảnh hưởng đến tiêu thoát nước của điểm úng ngập tại đây, với vị trí đặt trạm bơm nước cưỡng bức để giải quyết úng ngập không còn khả thi” ông Hoàng Thế Hùng, Giám đốc Xí nghiệp Thoát nước số 1 cho hay.
Tương tự, tại quận Hà Đông, ông Nguyễn Công Tuyên, Phó Giám đốc Xí nghiệp Thoát nước số 8 cũng nêu khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thoát nước, đó là công trình kè kênh La Khê - trục thoát nước chính địa bàn và 2 bên tả, hữu sông Nhuệ đang thi công. Hiện toàn bộ kênh bị san lấp, chỉ để lại dẫn dòng với tiết diện nhỏ, nhất là đoạn từ sông Nhuệ đến cầu La Khê...
Theo báo cáo của Công ty Thoát nước Hà Nội, mùa mưa năm 2021, Hà Nội còn 11 trọng điểm ngập úng khi có mưa lớn gồm: Phố Nguyễn Khuyến, khu vực cổng trường Lý Thường Kiệt; phố Hoa Bằng, đoạn từ số nhà 91 đến số 97 và từ số nhà 54 đến 56; ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa; phố Cao Bá Quát, đoạn trước cửa Công ty Môi trường Đô thị; phố Thụy Khuê, đoạn dốc La Pho; phố Minh Khai, đoạn chân cầu Vĩnh Tuy; phố Nguyễn Chính, đoạn từ ngõ 74 đến cống hóa mương Tân Mai; Đại lộ Thăng Long, đoạn ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5, 6, km9 + 656, nút giao An Khánh; đường Ngọc Lâm, từ ngã ba Long Biên 1 đến Xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm; đường Hoàng Như Tiếp, đoạn từ trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ. |
Nhằm tăng cường khả năng tiêu thoát nước mưa, Phó Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội Trịnh Ngọc Sơn cho biết, để chuẩn bị và đảm bảo cho công tác thoát nước, phòng chống úng ngập mùa mưa năm 2021, bắt đầu từ tháng 3 đến nay, các xí nghiệp trực thuộc đơn vị đã phối hợp với chính quyền và lực lượng trật tự đô thị các phường trên địa bàn tổ chức ra quân phá dỡ, thu dọn bục bệ, tấm chắn vật cản trên các tuyến phố nhằm giải quyết tình trạng ách tắc, tăng cường khả năng thu, thoát nước mùa mưa. “Việc này sẽ được đơn vị triển khai thường xuyên tại các khu vực úng ngập, các tuyến phố trung tâm, tuyến phố văn minh thương mại nhằm giải quyết thoát nước tốt nhất trong mùa mưa”, ông Trịnh Ngọc Sơn nói.
Theo lãnh đạo Công ty, trong thời gian tới, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống thoát nước, các đơn vị sẽ tiếp tục triển khai phá dỡ, thu dọn bục bệ, tấm chắn vật cản trên các tuyến phố, đặc biệt là tại những điểm thường xuyên xảy ra úng ngập, tuyến phố trung tâm, tuyến phố thương mại. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và lực lượng có liên quan, tổ trưởng tổ dân phố tích cực tuyên truyền để người dân không đậy tấm chắn, vật cản bịt các ga thu nước, đổ bê tông, xây gờ dắt xe lên rãnh thu, hố ga làm mất khả năng thu, thoát nước của hệ thống thoát nước, xử phạt nghiêm hành vi cố tình vi phạm.
Công ty Thoát nước Hà Nội cũng chủ động vật tư dự phòng để kịp thời thay thế các hư hỏng ga cống, duy trì mực nước đệm thấp trên toàn bộ hệ thống thoát nước. Các trạm bơm: Yên Sở, Kim Liên, Tân Mai, Trung Tự, Đồng Bông I, Đồng Bông II, Cổ Nhuế... luôn sẵn sàng hoạt động 24/24 giờ với công suất tối đa. Công ty cũng xây dựng phương án khoanh vùng các điểm có nguy cơ úng ngập để chủ động trong công tác giải quyết thoát nước khi có mưa; cung cấp số điện thoại đường dây nóng của Công ty và từng đơn vị cho các phường để phục vụ giải quyết thoát nước khi cần thiết.
Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các dự án, công trình đang thi công đến hệ thống thoát nước, Sở Xây dựng Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị quản lý, duy tu hệ thống thoát nước phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư dự án, thống nhất phương án dẫn dòng, phối hợp ứng trực, thanh thải, phá dỡ đập quây khi có mưa, bảo đảm nước tiêu thoát nhanh nhất. Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cũng giao Thanh tra Sở và các đơn vị trực thuộc thành lập Đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm hành lang hệ thống thoát nước; xử lý các đơn vị thi công không tuân thủ đúng biện pháp dẫn dòng thoát nước. /.
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06
Hàng trăm tình nguyện viên và khách du lịch dọn rác dưới chân cầu Long Biên
Môi trường 29/10/2024 06:53
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 29/10: Đêm và sáng có mưa rải rác
Môi trường 29/10/2024 06:47
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 28/10: Đêm và sáng trời lạnh, mưa rào rải rác
Môi trường 28/10/2024 06:23