Tập thơ “Lặng yên cho nước chảy”: Những dư âm lâu dài
Hoa cỏ may | |
Áo trắng và hoa sen | |
Một cười em giữ, một tôi khóc thầm... | |
Chỉ sóng biết rằng... biển sẽ mãi yêu em |
Được coi như cả chặng đường thơ của Mai Văn Phấn được gói gọn trong tập thơ này, “Lặng yên cho nước chảy” gồm 5 phần: “Sương sớm” - những bài thơ 2 câu, 3 câu; “Thay mùa” - những bài thơ theo lối truyền thống; “Đất mở” - thơ tự do về đất đai mùa màng; “Cái miệng bất tử” - thơ cách tân với những vấn đề thế sự; “Buông tay cho trời rạng” - thơ văn xuôi và trường thi.
Tọa đàm "Mai Văn Phấn và dòng chảy thơ" (ảnh: L.Q.V) |
“Lặng yên cho nước chảy” tập hợp các bài thơ không quá cách tân và dị biệt, được tuyển với tiêu chí hướng đến độc giả trẻ, yêu thơ. Tập thơ mở đầu với những khúc dạo dịu dàng, trong vắt và tinh khôi. Song, với khả năng quan sát tinh tế cũng như sức liên tưởng mạnh mẽ, Mai Văn Phấn đã cho thấy sự biến hóa linh hoạt trong thơ của ông. Màn dạo đầu nhẹ nhàng khép lại, mở ra những khúc ca mang tứ lạ và độc đáo, gây bất ngờ và khó đoán định, ẩn trong mình là những lý tưởng, khát khao, những triết lý nhân sinh và những dư âm lâu dài.
Mai Văn Phấn sinh năm 1955, tại Kim Sơn (Ninh Bình), hiện sống và sáng tác tại TP.Hải Phòng. Ông đã đạt một số giải thưởng Văn học trong nước và quốc tế, trong đó có Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010, Giải Văn học Cikada của Thụy Điển 2017. Ông đã xuất bản 14 tập thơ, 1 tập phê bình và tiểu luận tại Việt Nam, 13 tập thơ ở nước ngoài và trên mạng phát hành sách Amazon, chọn từ các tập thơ đã xuất bản trong nước. Thơ Mai Văn Phấn đã được dịch sang 24 ngôn ngữ.
Trong buổi tọa đàm nói trên, ngoài tác giả, còn có sự góp mặt của Tiến sĩ Văn học Nguyễn Thanh Tâm và Biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thủy. Theo giới phê bình văn học, thơ Mai Văn Phấn nhìn chung mạnh về hình ảnh, đặc biệt là các yếu tố tự nhiên. Ông dùng tự nhiên để chiêm nghiệm về bản thân và soi chiếu thế giới.
Với ông, phải lặng yên mới nghe được thấy được cảm được mọi thứ, trong từng chuyển động li ti của cuộc sống, như “Khúc cảm mùa thu” là một ví dụ: "Hóa thân giọt nước mùa hè/ Một đêm trở gió bay về với thu/ Dẫu chưa trọn kiếp sương mù/ Xin tan loãng kẻo trăng lu cuối trời/ Bao lần xanh biếc rong chơi/ Mấy lần úa rụng tiếng người vọng theo/ Thôi em! Đừng vặn! Đừng khêu!/ Đáy thu thắp sáng trên nhiều ngọn cây/ Anh vừa đọng xuống thu gầy/ Đã đông thành đá phủ đầy rêu xanh".
Lê Quang Vinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40