Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Tưng bừng khí thế mở máy khai xuân Nhâm Dần

(LĐTĐ) Hòa chung không khí mừng Đảng, mừng Xuân, từ sáng 4/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), nhiều đơn vị trong hệ thống của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã ra quân “mở máy” khai xuân Nhâm Dần 2022. Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex, ông Cao Hữu Hiếu - Tổng Giám đốc Vinatex đã tới thăm hỏi, động viên và chúc Tết các đơn vị đại diện cho 3 ngành Sợi - Dệt - May tại khu vực miền Bắc.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam chăm lo chu đáo Tết Nguyên đán Nhâm Dần cho người lao động Dành 50% kinh phí và nhân lực để thanh tra đột xuất các vụ liên quan tài nguyên, môi trường Nhiều hoạt động có ý nghĩa

Đại diện cho ngành Sợi “khai máy” đầu năm, lãnh đạo Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hà Nội (Hanosimex) cho biết, sáng 4/2, toàn bộ 2 Nhà máy Sợi của đơn vị tại Khu Công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam) đã hoạt động trở lại sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán. Tưng bừng không khí của mừng Đảng, mừng Xuân, 100% cán bộ, nhân viên và người lao động trong hệ thống của Hanosimex cũng đã quay trở lại làm việc tại các chi nhánh Hà Nam và Nghệ An.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Tưng bừng khí thế mở máy khai xuân Nhâm Dần
Lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam khảo sát Nhà máy Dệt kim và Nhà máy Nhuộm hoàn tất tại Dệt kim Đông Xuân ngày đầu ra quân sản xuất kinh doanh.

Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinatex Lê Tiến Trường đã gửi những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất tới cán bộ nhân viên và người lao động của Hanosimex. Đồng thời, lãnh đạo Tập đoàn đặt ra những kỳ vọng mới trong năm 2022 cho ngành Sợi của Hanosimex trong mục tiêu chung của Vinatex hướng tới 2025. Theo đó, để trở thành một trong những đơn vị cung cấp Sợi mạnh đưa vào chuỗi cung ứng của Tập đoàn, Hanosimex cần đẩy mạnh hơn nữa về năng suất, cải tiến các thiết bị cũ, đồng thời xây dựng chất lượng sợi tốt có khả năng cạnh tranh.

Đáp từ những ý kiến chỉ đạo đầu Xuân mới của Chủ tịch Lê Tiến Trường, ông Hồ Lê Hùng - Tổng Giám đốc Hanosimex cho biết, Hanosimex đặt mục tiêu “nắm bắt” tốt nhất thời cơ của 4 tháng đầu năm 2022 để hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh của ngành Sợi năm 2022. Với những dự báo năm 2022 ngành Sợi sẽ có những biến động, nhất là trong nửa cuối năm 2022, thì việc nắm bắt tốt cơ hội là điều mà Hanosimex cần nỗ lực để hoàn thành các chỉ tiêu Tập đoàn giao. Đồng thời, Hanosimex cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện ngành May để tăng hiệu suất lao động, tiến tới mở rộng quy mô ngành May tại khu vực Nghệ An.

Là một trong những đơn vị có ngành Dệt - Nhuộm hoàn tất đầy đủ trong hệ thống của Vinatex, Dệt kim Đông Xuân cũng đón một năm mới với khí thế mới. Tin vui với Dệt kim Đông Xuân sau nhiều năm sản xuất và hợp tác cùng với đối tác Nhật Bản, đơn vị đã được đánh giá và nhận được các hợp đồng sản xuất vải cho đối tác lớn.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Tưng bừng khí thế mở máy khai xuân Nhâm Dần
Người lao động Tập đoàn Dệt May Việt Nam hăng hái sản xuất kinh doanh từ những ngày đầu năm mới

Chủ tịch Lê Tiến Trường đánh giá cao những nỗ lực của Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên của Dệt kim Đông Xuân ngay trong những ngày giáp Tết đã kịp hoàn thành hệ thống nhà máy Dệt kim mới tại Khu công nghiệp Dệt May Phố Nối. Tuy nhiên, với những đòi hỏi mới khi các đơn hàng lên tới hàng nghìn tấn vải mỗi tháng thì Dệt kim Đông Xuân cần phải chuẩn bị tốt về nhân sự, bố trí công nhân đầy đủ khi hệ thống máy nhuộm và xử lý hoàn tất mới sắp được lắp đặt. Đồng thời, đối với hệ thống máy nhuộm sấy vải cũ không còn đáp ứng được với các mặt hàng hiện tại, cần tiến hành cải tiến, nâng cấp để phù hợp với mục tiêu hoạt động của công ty.

Thay mặt cán bộ nhân viên và người lao động của công ty, ông Nguyễn Đăng Lợi - Tổng Giám đốc Dệt Kim Đông Xuân cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Tập đoàn đối với đơn vị, đồng thời cam kết với lãnh đạo Tập đoàn sẽ đưa Dệt kim Đông Xuân là một trong những đơn vị sản xuất vải dệt kim mạnh của Tập đoàn tại khu vực miền Bắc, từng bước đưa vải của Vinatex nói chung và Dệt kim Đông Xuân nói riêng sang ngành May, phục vụ các đơn hàng FOB trong năm 2022, hướng tới mục tiêu năm 2025.

Công ty Cổ phần Tiên Hưng là một trong những đơn vị có ngành May hàng đầu của Tổng Công ty May Hưng Yên. Báo cáo về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 của công ty, ông Phạm Tuấn Anh - Tổng Giám đốc Tiên Hưng cho biết, năm 2021 được coi là một năm thành công của đơn vị, với doanh thu đạt hơn 30 triệu USD. Với đặc thù nằm tại tỉnh Hưng Yên, một trong những tỉnh có có sản xuất công nghiệp lớn của khu vực miền Bắc, nhiều đơn vị khó khăn trong việc tuyển lao động, nhưng năm 2021 Tiên Hưng vẫn tuyển được hơn 1.000 lao động, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 12,5 triệu đồng/người/tháng.

Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Tưng bừng khí thế mở máy khai xuân Nhâm Dần
Sự quan tâm động viên kịp thời của lãnh đạo Tập đoàn Dệt May Việt Nam là nguồn động viên người lao động thêm phấn khởi, ấm lòng.

Đánh giá cao những thành quả của Tiên Hưng, Chủ tịch Lê Tiến Trường cho biết, Tiên Hưng là một trong những đơn vị đầu tiên ngành May của Tập đoàn qua trở lại sản xuất vào ngày mùng 4 Tết. Chia sẻ về những lợi thế khi liên kết giữa các đơn vị để xây dựng chuỗi cung ứng hoàn chỉnh, ông Lê Tiến Trường cho biết, nếu như Sợi đưa được sang sản xuất vải, vải được may thành phẩm thì giá trị gia tăng sẽ tăng lên được 90%, do đó với những đơn vị như May Hưng Yên, Tiên Hưng sẽ là một trong những “mắt xích” cuối cùng của chuỗi. Năm 2022 và những năm tiếp theo, Tiên Hưng cần nỗ lực nhiều hơn để thu nhập người lao động gấp đôi bình quân GDP của địa phương, đảm bảo cho người lao động có thu nhập tốt, tiếp tục là doanh nghiệp hàng đầu vì người lao động.

Phấn khởi, vui mừng trong ngày đầu quay trở lại sản xuất, chị Nguyễn Thị Thúy - công nhân Tổ kiểm tra, Nhà máy Nhuộm hoàn tất, Công ty trách nhiệm hữu hạn Dệt kim Đông Xuân cho biết được gặp lại đồng nghiệp, được trở lại sản xuất là điều chị mong muốn nhất trong thời gian nghỉ Tết. “Người lao động chúng tôi hy vọng dịch bệnh sẽ được kiểm soát để hoạt động sản xuất của công ty không bị gián đoạn. Với tình hình đơn hàng nhiều hơn, sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, mong rằng Ban lãnh đạo đơn vị sẽ quan tâm nâng cao thu nhập, đời sống của người lao động trong năm 2022. Sự quan tâm thăm hỏi, chúc Tết ngay tại thời điểm chúng tôi bắt nhịp lại với công việc của lãnh đạo Tập đoàn và đơn vị là nguồn khích lệ to lớn để chúng tôi không ngừng thi đua lao động giỏi, sản xuất tốt” - chị Thúy bộc bạch.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

Kỳ vọng làm “sống lại” 4 dòng sông nội đô

(LĐTĐ) Việc phục hồi lại chất lượng nước, môi trường và cảnh quan 4 con sông nội đô thuộc khu vực trung tâm thành phố Hà Nội như sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Đền Lừ, Sét đang là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Chương trình số 05-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Do đó, việc phục hồi chất lượng nước, môi trường, cảnh quan của các dòng sông này đang được các chuyên gia cùng các cấp chính quyền Thủ đô đặc biệt quan tâm.
Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

Thành công nhờ không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Hạnh phúc của một người lao động là có được môi trường làm việc tốt, được thỏa sức sáng tạo, cống hiến hết mình, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Đó là quan niệm của anh Lê Viết Văn (sinh năm 1991) - kỹ sư làm việc tại Công ty TNHH Lixil Việt Nam (địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội).
Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

Công chức, viên chức vi phạm nồng độ cồn: Xử lý nghiêm không có ngoại lệ

(LĐTĐ) Quyết liệt thực hiện công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn, kéo giảm tai nạn, nhất là vấn đề kiểm soát nồng độ cồn, đồng thời xử lý nghiêm theo quy định, tuyệt đối không chấp nhận sự can thiệp, xin xỏ… chỉ trong 1 tháng, lực lượng chức năng đã xử lý hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn, trong đó có hơn 100 trường hợp là công chức, viên chức, công an, bộ đội, nhà báo… và đã gửi thông báo vi phạm về cơ quan những cá nhân vi phạm.
Trăng ấm

Trăng ấm

(LĐTĐ) A, trăng lên rồi! Những tiếng reo hò trong trẻo vang lên đâu đó. Ừ nhỉ, trăng lên thật rồi!
Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

Mở rộng hợp tác giáo dục qua giao lưu văn hóa

(LĐTĐ) Từ nhiều năm nay, việc giao lưu văn hóa, giáo dục đã trở thành một trong những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để học sinh tại các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được tiếp thêm động lực và thúc đẩy niềm yêu thích học tập ngoại ngữ. Đây cũng là hoạt động góp phần giúp học sinh Thủ đô hình thành nên những phẩm chất của người công dân toàn cầu: Năng động, sáng tạo và chủ động hội nhập trong tương lai.
Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Cơ chế, chính sách trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải rõ ràng, rành mạch

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, đặc biệt, vượt trội, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng giao trách nhiệm lớn cho chính quyền Thủ đô trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô.
Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

Để thu hút đầu tư nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội 2023 do Quốc hội tổ chức mới đây, trong phiên thảo luận Chuyên đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, vấn đề nhà ở xã hội đã được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tin khác

TP.HCM: Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và hội nhập quốc tế

TP.HCM: Phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và hội nhập quốc tế

(LĐTĐ) Ngày 26/9, tại Hội trường thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Đại hội đại biểu Hội Nông dân TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 chính thức khai mạc. Đại hội diễn ra trong hai ngày 26 và 27/9.
Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp Thủ đô

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp Thủ đô

(LĐTĐ) Đến cuối tháng 8/2023, dư nợ tín dụng trên địa bàn Thủ đô tăng 10,35% so với cuối năm 2022, cao hơn mức tăng toàn quốc và toàn vùng nhưng tốc độ tăng chậm. Việc cung ứng và tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trên cả nước cũng như địa bàn Hà Nội hiện vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
“Bệnh” đã chẩn, “kê đơn” thế nào?

“Bệnh” đã chẩn, “kê đơn” thế nào?

(LĐTĐ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây có báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước trong phạm vi toàn quốc.
Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

Đồng hành, tháo gỡ khó khăn trong vay vốn cho doanh nghiệp tại Hà Nội

(LĐTĐ) Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Qua 20 năm cổ phần hóa, Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam

Qua 20 năm cổ phần hóa, Vinamilk luôn nằm trong top doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam

(LĐTĐ) Năm 2023 là cột mốc kỷ niệm 20 năm Vinamilk chính thức cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất - kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.
Hợp tác công tư tạo sự bứt phá cho nông nghiệp

Hợp tác công tư tạo sự bứt phá cho nông nghiệp

(LĐTĐ) So với yêu cầu và tiềm năng to lớn của nông nghiệp Việt Nam hiện nay, dư địa đầu tư vẫn còn rất lớn và để ngành Nông nghiệp bứt phá phát triển mạnh, cần nhiều hơn nữa sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp trong nước.
Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023”

Sắp diễn ra Lễ tôn vinh “Doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023”

(LĐTĐ) Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2023 có chủ đề Thăng Long - Hội nhập - Phát triển, sẽ được diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào cuối tháng 12/2023.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước

(LĐTĐ) Lãnh đạo các doanh nghiệp như Viettel, EVN, PVN đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, tận dụng cơ hội hợp tác đầu tư để hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước hiệu quả và đột phá hơn nữa.
Sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó

Sát cánh cùng doanh nghiệp vượt khó

(LĐTĐ) Nhằm hỗ trợ cho sự phục hồi và sản xuất kinh doanh ổn định trở lại trong những tháng cuối năm, thời gian qua Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo các sở, ban, ngành sát cánh cùng doanh nghiệp (DN), triển khai nhiều chương trình, chính sách thiết thực.
Hạn chế của doanh nghiệp cơ khí trong xuất khẩu

Hạn chế của doanh nghiệp cơ khí trong xuất khẩu

(LĐTĐ) Tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 45,8 tỷ USD, tăng hơn 19% so với năm 2021. Đây là mức kim ngạch cao nhất trong 10 năm trở lại đây, song thị phần xuất khẩu chủ yếu thuộc các doanh nghiệp FDI. Đối tác đánh giá doanh nghiệp cơ khí Việt Nam còn một số hạn chế để tăng năng lực cạnh tranh.
Xem thêm
Phiên bản di động