Tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vắc xin trong nước sớm nhất

(LĐTĐ) Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau chuyến thăm và làm việc trực tiếp mới đây tại một số cơ sở sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
[Infographic] 16 nhóm đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử cho 75 triệu người dân Cùng nhau quyết tâm để thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 với biến chủng mới đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, có thể bùng phát bất kỳ lúc nào và ở đâu trên đất nước ta. Việc thực hiện mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch hiệu quả với tinh thần đặt nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và sức khoẻ của nhân dân lên trên hết, trước hết, đồng thời bảo đảm điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh, là một lựa chọn khó khăn nhưng đúng đắn và cần thiết đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ chỉ đạo nhất quán.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vắc xin trong nước sớm nhất
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm khu vực kho lạnh của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương bảo quản vắc xin Sputnik-V của Nga. (Ảnh: VGP)

Để có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ này, giải pháp căn cơ, lâu dài trong phòng, chống dịch Covid-19 thời gian tới vẫn phải là 5K + vắc xin, trong đó vắc xin có ý nghĩa chiến lược, lâu dài và quyết định. Tuy nhiên, thực trạng khan hiếm vắc xin trên toàn cầu đã gây rất nhiều khó khăn cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng trong tiếp cận, đàm phán và mua vắc xin.

Bên cạnh việc chỉ đạo, đôn đốc tiến độ tiếp cận, đám phán, mua vắc xin, Chính phủ đã thống nhất chủ trương và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo Bộ Y tế khẩn trương triển khai các giải pháp cấp bách, cần thiết để đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin phòng, chống Covid-19 trong nước, bảo đảm đúng quy trình, quy định.

Theo Thủ tướng, đất nước ta ở khu vực nhiệt đới gió mùa, về lâu dài, để chủ động phòng, chống mọi dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong mọi tình huống, không thể không có vắc xin, phải quyết tâm thúc đẩy việc chuyển giao, nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước.

Việc chủ động được nguồn vắc xin nói chung và vắc xin phòng, chống Covid -19 nói riêng sản xuất trong nước là một nhiệm vụ chiến lược, nặng nề, khó khăn cần được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và ưu tiên bố trí nguồn lực (cả nguồn lực tài chính và nguồn lực con người) để thực hiện.

Vắc xin có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người cho nên có yêu cầu rất cao về mức độ an toàn và hiệu quả sử dụng. Do đó, nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước là một nhiệm vụ chiến lược nhưng rất khó khăn, cần có quyết tâm rất cao, nỗ lực lớn và sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của các Bộ, ngành liên quan.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản xuất vắc xin trong nước sớm nhất
Về lâu dài, để chủ động phòng, chống mọi dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong mọi tình huống, không thể không có vắc xin. (Ảnh: VGP)

Trên tinh thần nghiên cứu phải nghiêm túc, kỹ lưỡng, các Bộ, ngành, địa phương liên quan cần đề cao trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hoạt động chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất vắc xin với phương châm 3 không: “Không nói không cơ chế, chính sách; không nói không có kinh phí; không nói không có vật tư, thiết bị, cơ sở vật chất”.

Cho đến nay, Việt Nam là một trong số các quốc gia trên thế giới đã và đang tự sản xuất, kiểm định, sử dụng vắc xin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận, trong đó nền tảng quan trọng nhất là đội ngũ các nhà khoa học có kiến thức sâu, truyền thống, đam mê và bề dày kinh nghiệm; đã nghiên cứu và sản xuất được 11/12 loại vắc xin phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1985, trong đó có vắc xin chấm dứt được bệnh bại liệt ở trẻ em năm 2000, được quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.

Trước yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, cần tập trung chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi nhất, thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ để sử dụng vắc xin sản xuất trong nước sớm nhất có thể, phấn đấu chậm nhất là trong tháng 6 năm 2022, nhưng phải tuân thủ nghiêm túc, chặt chẽ đúng quy trình, quy định của Việt Nam và WHO về việc đánh giá và công nhận.

Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch chuyển giao, nghiên cứu, sản xuất công nhận vắc xin, trong đó có vắc xin phòng Covid-19 theo đúng quy trình, quy định bảo đảm kịp thời, an toàn và nghiên cứu đề xuất theo thủ tục rút gọn về mặt thời gian, báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bộ Y tế chủ động, phối hợp chặt chẽ với WHO để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định về công nhận vắc xin sản xuất tại Việt Nam.

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách phục vụ nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin để có thể sản xuất vắc xin trong nước sớm nhất phục vụ nhu cầu của nhân dân. Trực tiếp làm việc với các tổ chức, doanh nghiệp có nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin trong nước để xử lý các vướng mắc về thủ tục, quy trình, cơ chế chính sách và giải quyết theo thẩm quyền, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết.

Nguồn lực con người luôn là nhân tố quan trọng và quyết định sự thành công, vì thế, phải có kế hoạch nâng cao, đào tạo, sử dụng bài bản lâu dài cho đội ngũ làm công tác nghiên cứu, sản xuất vắc xin, kêu gọi các nhà khoa học tiếp tục phát huy, kế thừa truyền thống, trên tinh thần tự lực, tự cường, liên tục đổi mới, sáng tạo, phát triển, bám sát thực tiễn cuộc sống để nghiên cứu, phục vụ.

Nhà nước ưu tiên dành nguồn lực nhất định, hợp lý về đầu tư, cơ sở vật chất cho việc chuyển giao công nghệ, phát triển sản xuất vắc xin, trong đó có việc sử dụng Quỹ Vắc xin phòng chống Covid-19 để dẫn dắt, huy động, kêu gọi các nguồn lực hợp pháp khác với các hình thức thích hợp, kể cả các dự án hợp tác công tư, huy động mọi nguồn lực hợp pháp ngoài nguồn lực của nhà nước.

Bộ Y tế chủ động có kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm chủng mở rộng nói chung và chiến dịch tiêm chủng phòng Covid-19 nói riêng, đảm bảo khả thi, kịp thời, an toàn, hiệu quả, lấy sức khỏe, tính mạng của người dân là quan trọng nhất, trên hết và trước hết.

Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xử lý các kiến nghị xác đáng, trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính phối hợp Bộ Y tế để xử lý cụ thế, Văn phòng Chính phủ đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện.

Hà Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.
Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

Kết quả ngày thi đấu thứ 3: Xác định các đội bóng vào vòng 1/8

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tiếp tục diễn ra loạt trận đấu cuối vòng bảng Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX. Các đội bóng vào vòng 1/8 đã chính thức lộ diện trên sân vận động quận Tây Hồ. Đội bóng thuộc Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm toàn thắng 3 trận, thẳng tiến vào vòng sau.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.

Tin khác

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

Hà Nội tiếp tục xếp thứ 3 cả nước về chỉ số cải cách hành chính

(LĐTĐ) Theo Bộ Nội vụ, trong năm 2023, một số địa phương thể hiện sự tiến bộ vượt trội và đạt kết quả rất tích cực trong công tác cải cách hành chính (CCHC), như Hà Nội, đạt 91,43%, xếp thứ 3; Bắc Giang đạt 91,16%, xếp thứ 4...
Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

Không bao giờ quên những người làm nên "dấu mốc vàng" chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 17/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự cuộc gặp mặt, tri ân đầy ý nghĩa và xúc động với các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, giá hợp lý

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, việc xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược là cần thiết, nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá cả hợp lý.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Apple coi Việt Nam là cứ điểm sản xuất toàn cầu

(LĐTĐ) Sáng 16/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple của Hoa Kỳ - công ty công nghệ lớn nhất thế giới và là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam nếu tính từ 2019 trở lại đây (trên 16 tỷ USD).
Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Công an vào cuộc đấu thầu vàng SJC

(LĐTĐ) Chiều 16/4, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã có văn bản gửi các bộ, ngành chức năng đề nghị phối hợp triển khai chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác quản lý thị trường vàng.
Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Đề nghị tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan tăng cường các hoạt động kiểm soát hàng hóa, bình ổn thị trường; tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Xem thêm
Phiên bản di động