Tạo đột phá về cơ chế để Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Cùng với xu thế hội nhập, xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), nhằm tạo đột phá về cơ chế để Hà Nội có thể mạnh dạn thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đưa ra một số quy định có tính đột phá hướng tới mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo.
Quốc hội thảo luận 9 nhóm chính sách trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Đại biểu Quốc hội nhất trí cao cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô Giao cho Hà Nội quyết định biên chế tăng thêm để chủ động bố trí nguồn lực

Điều 41 Chương IV Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa ra mô hình thử nghiệm có kiểm soát, hướng đến mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 15-NQ/TW: “Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực”.

Điều này cho phép thành phố Hà Nội áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong một số lĩnh vực. Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát là việc ứng dụng, thử nghiệm các mô hình mới được giới hạn về phạm vi, đối tượng, điều kiện, thời gian và chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong một số lĩnh vực mà chưa được pháp luật quy định, cần được thí điểm để tạo đột phá về giá trị và hiệu quả.

Phạm vi lĩnh vực áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát bao gồm: Các giải pháp công nghệ mới trong lĩnh vực sản xuất vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip bán dẫn, vật liệu mới trong khu công nghệ cao; Tại các khu thúc đẩy thương mại và văn hóa ở một số địa điểm trên địa bàn Thủ đô có tiềm năng, lợi thế về thương mại, dịch vụ, du lịch, văn hóa;

Thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, được ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ, được huy động các nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách để đầu tư mạo hiểm, thúc đẩy, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực trọng điểm về khoa học công nghệ quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định thành lập.

Tạo đột phá về cơ chế để Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo
Xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và khu vực. (Ảnh minh họa)

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thành lập và quy định tổ chức, hoạt động của Quỹ Đầu tư mạo hiểm. Quỹ Bảo Đầu tư mạo hiểm hoạt động theo các quy định như: Trong thời gian thử nghiệm, Quỹ Đầu tư mạo hiểm thành phố Hà Nội chỉ đầu tư các dự án ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp khởi nguồn có vốn điều lệ của doanh nghiệp không quá 10 tỷ đồng.

Thời gian thử nghiệm mô hình Quỹ Đầu tư mạo hiểm thành phố Hà Nội là 5 năm. Sau khi 5 năm, tùy tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quyết định tiếp tục kéo dài thời gian thử nghiệm, mở rộng đối tượng doanh nghiệp được đầu tư từ Quỹ, dừng mô hình thử nghiệm hoặc kết thúc thử nghiệm để chuyển thành quy định chính thức của Thành phố.

Các tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm trong các lĩnh vực quy định phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chí và được xét duyệt, cấp Giấy chứng nhận tham gia cơ chế thử nghiệm theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Thời gian thử nghiệm tối đa 3 năm tùy giải pháp và lĩnh vực cụ thể, tính từ thời điểm được Ủy ban nhân dân Thành phố cấp Giấy chứng nhận tham gia cơ chế thử nghiệm. Thời hạn của Giấy chứng nhận tham gia cơ chế thử nghiệm không vượt quá thời hạn (nếu có) của Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm. Căn cứ vào tình hình thực hiện thử nghiệm thực tế, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thể điều chỉnh thời gian thử nghiệm.

Các tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin có liên quan tới quá trình thử nghiệm theo định kỳ và đột xuất. Trước khi kết thúc thời gian thử nghiệm, tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm phải nộp báo cáo đánh giá kết quả thử nghiệm; Tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình thử nghiệm;

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; chịu trách nhiệm về việc áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, kiểm tra, giám sát thường xuyên trong quá trình thử nghiệm; xem xét, quyết định về việc dừng thử nghiệm, hoàn thành thử nghiệm hoặc điều chỉnh thời gian thử nghiệm đối với tổ chức tham gia cơ chế thử nghiệm; hằng năm, báo cáo Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về việc thực hiện cơ chế thử nghiệm có kiểm soát.

Trên cơ sở đó, giao Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội quy định chi tiết về giám sát quá trình thử nghiệm và kết thúc thời gian thử nghiệm. Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát theo Dự thảo quy định không áp dụng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Góp ý về cơ chế thử nhiệm có kiểm soát tại Điều 41, đại biểu Nguyễn Duy Minh - Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng cho rằng, không nên chỉ giới hạn thử nghiệm tại khu công nghệ cao. Bởi việc giới hạn thử nghiệm có kiểm soát tại khu công nghệ cao có thể không phù hợp để giúp phát triển công nghệ. Có một số công nghệ cần được ứng dụng trong không gian thực tế, cần có cư dân sinh sống mới có hiệu quả.

Ví dụ robot giao thức ăn tự hành thì cần có cư dân sinh sống để bán thức ăn thử nghiệm đến nhà dân, trong khi tại các khu công nghệ cao thì có rất ít người dân sinh sống. Nếu chỉ cho phép thử nghiệm trong khu công nghệ cao thì sẽ có rất ít nhu cầu đặt hàng do đa số nhân viên trong công ty đều ăn trong căng tin.

Điểm a Điều 41 mới chỉ ra giải pháp công nghệ mới nhưng lại giới hạn khu vực khu công nghệ cao. Điểm b mới chỉ nêu địa điểm thử nghiệm chứ chưa đề cập cụ thể đến lĩnh vực công nghệ cần thử nghiệm tại các khu thúc đẩy thương mại, văn hóa tại một số địa điểm trên địa bàn thủ đô có tiềm năng, lợi thế về thương mại, dịch vụ, văn hóa, du lịch mà không rõ lĩnh vực thử nghiệm là gì.

Đại biểu Nguyễn Duy Minh cho rằng cần làm rõ phạm vi áp dụng về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát và đề nghị chỉnh lý khoản 2 và bổ sung khoản 3 quy định riêng về địa bàn áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cũng như bổ sung một số lĩnh vực công nghệ.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

Khẩn trương xác minh vụ bán dứa với giá “cắt cổ” trên phố cổ

(LĐTĐ) Liên quan đến clip trên mạng xã hội về người bán hàng rong "chặt chém" 500.000 đồng cho 3 quả dứa đối với nhóm khách du lịch, chiều 28/4, Công an phường Hàng Buồm cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin; đồng thời cử cán bộ phối hợp các bên liên quan khẩn trương xác minh vụ việc tranh cãi trên.
Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp, vượt trội để cải thiện tình trạng giao thông thường xuyên bị quá tải, ùn tắc tại Hà Nội đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Đây cũng là nội dung được đặt ra trong xây dựng chính sách sửa đổi Luật Thủ đô.
Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông

Tăng cường xử lý nghiêm các hành vi vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông

(LĐTĐ) Ngày 28/4, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội cho biết, dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã ứng trực 100% quân số tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông và phòng chống tội phạm trên các lĩnh vực giao thông trên tuyến, địa bàn trọng điểm.
Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Bằng việc đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hiệu quả, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi đến người lao động để đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” năm 2024. Từ kết quả đạt được, LĐLĐ huyện tiếp tục rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào trong năm tới.
Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

(LĐTĐ) Trong quá trình tuần lưu trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã phát hiện 1 xe ô tô hiệu Transit 16 chỗ, màu trắng, dừng đỗ bên đường khẩn cấp. Ngay tại đó, có 10 người dân đang đứng chờ.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.

Tin khác

Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp để cải thiện giao thông Thủ đô

(LĐTĐ) Tìm ra cơ chế đặc thù phù hợp, vượt trội để cải thiện tình trạng giao thông thường xuyên bị quá tải, ùn tắc tại Hà Nội đang là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Đây cũng là nội dung được đặt ra trong xây dựng chính sách sửa đổi Luật Thủ đô.
Lấy yếu tố con người làm động lực phát triển

Lấy yếu tố con người làm động lực phát triển

(LĐTĐ) Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đang được tiếp thu, chỉnh lý để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 sắp tới. Cùng với cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan thẩm tra, nhiều cơ quan, đơn vị vẫn đang tích cực tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm... nhằm góp thêm ý kiến xây dựng dự án Luật quan trọng này, trong đó có Hội Luật gia thành phố Hà Nội.
Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

Thu hút, trọng dụng nhân tài: Cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước

(LĐTĐ) Theo TS Đoàn Thị Tố Uyên, việc thu hút và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực chất lượng cao cần chú trọng cả nguồn lực trong và ngoài nước, đẩy mạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là Việt kiều, du học sinh trở về phục vụ đất nước.
Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

Hà Nội cần thu hút, trọng dụng nhân tài bằng lợi ích đặc biệt hấp dẫn

(LĐTĐ) Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy góp ý, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể về chế độ, chính sách đối với nguồn nhân lực chất lượng cao, ít nhất là ở 3 chế độ: Thu nhập, nhà ở, vị trí việc làm phù hợp.
Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

Cách nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô?

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) là một bước tiến lớn trong công cuộc hoàn thiện thể chế về xây dựng, phát triển Thủ đô trong bối cảnh mới. Trong đó, các chính sách về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đã được đề cập một cách rõ nét, thể hiện tầm quan trọng trong chiến lược về con người. Tuy nhiên, làm thế nào để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô, giữ chân người tài là vấn đề “nóng” cần được bàn thảo và quan tâm thấu đáo.
Sửa Luật Thủ đô: Xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với đô thị đặc biệt

Sửa Luật Thủ đô: Xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với đô thị đặc biệt

(LĐTĐ) Hội Luật gia thành phố Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo góp ý Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Nhiều luật gia đã quan tâm, góp ý các nội dung về tổ chức chính quyền đô thị nhằm hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền, tạo cơ chế thực sự vượt trội cho đô thị đặc biệt.
Cần chính sách linh hoạt để Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư

Cần chính sách linh hoạt để Hà Nội chủ động tạo lập quỹ nhà tái định cư

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được chỉnh lý theo hướng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có thẩm quyền bố trí phương án tái định cư cho các hộ dân, căn cứ trên số lượng căn hộ được xác định trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.
Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững

Xây dựng cơ chế “thử nghiệm có kiểm soát”: Để Hà Nội phát triển bền vững

(LĐTĐ) Cho phép thành phố Hà Nội được áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát với công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới có tính đổi mới sáng tạo là đề xuất quan trọng trong dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Đây là vấn đề mới, nên nhiều ý kiến cho rằng, các lĩnh vực thử nghiệm cần được lựa chọn cẩn trọng, chặt chẽ, đảm bảo kiểm soát tốt.
Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm

Tăng mức xử phạt để xử lý dứt điểm, hiệu quả các vi phạm

(LĐTĐ) Luật Thủ đô đang được xem xét sửa đổi đã đề xuất Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được quy định mức tiền phạt cao hơn, nhưng không quá 2 lần mức tiền phạt chung do Chính phủ quy định và không vượt quá mức phạt tối đa theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính với một số hành vi vi phạm hành chính.
Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần chính sách ưu tiên cho xây dựng bãi đỗ xe

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) phải có chính sách ưu tiên và cho phép doanh nghiệp xây dựng nhà để xe được kinh doanh như là tài sản hình thành trong tương lai.
Xem thêm
Phiên bản di động