Tạo đột phá cho du lịch phát triển

Dự Luật Du lịch (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu và đang tập hợp ý kiến tham gia của các chuyên gia, các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng để sớm được chính thức ban hành. 
tao dot pha cho du lich phat trien Hướng đi nào cho bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam 2017?
tao dot pha cho du lich phat trien Phan Thiết - những điểm đến mê hoặc du khách
tao dot pha cho du lich phat trien
Việt Nam đang ngày một thu hút đông đảo du khách quốc tế.

Luật Du lịch (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới, tạo ra bước phát triển vượt bậc đưa ngành du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên thuộc nhóm các nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Với trách nhiệm của người đã nhiều năm gắn bó với ngành du lịch, tôi xin góp một vài ý ban đầu, mong được các cơ quan có trách nhiệm tham khảo.

Dự thảo đã qua 6 lần chỉnh sửa. Tôi trân trọng thời gian, công sức của Ban Soạn thảo. Sau khi có ý kiến của Quốc hội, bản dự thảo gần nhất đã tốt hơn, song có những tư tưởng, quan điểm, chủ trương biện pháp mới trong Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 16 tháng 1 năm 2017, hình như chưa được luật hóa đầy đủ.

Đột phá quan trọng nhất: nguồn lực

Nghị quyết của Bộ Chính trị nhắc không dưới 4 lần cụm từ “đột phá”. Những nội dung đột phá trong dự luật là gì chưa rõ!

Theo tôi, cần thay đổi cách tiếp cận, giải phóng tư tưởng, không bị nghiêng ghé bởi lợi ích cục bộ, bớt cách nhìn ban phát từ Nhà nước, đề cao vai trò cộng đồng, doanh nghiệp, đặt trong bối cảnh hội nhập rộng và sâu, theo kịp thông lệ và cách làm của thế giới, quán triệt và luật hóa đầy đủ Nghị quyết của Bộ Chính trị về du lịch, để Luật Du lịch (sửa đổi) là hành lang pháp lý thông thoáng, chặt chẽ cho du lịch phát triển vượt bậc trong thời kỳ mới.

Vì không có điều kiện tham gia cụ thể, đây là lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với dự luật, nên những nội dung nêu ra chỉ như một số ý chính làm ví dụ: Tinh thần Nghị quyết của Bộ Chính trị là: có chính sách quốc gia để du lịch phát triển theo đúng tính chất của một ngành kinh tế thị trường; phát huy mạnh mẽ vai trò động lực của doanh nghiệp và cộng đồng; tập trung nguồn lực quốc gia cho phát triển du lịch; có thể chế và chính sách đột phá đáp ứng yêu cầu của ngành kinh tế mũi nhọn; có cơ chế chính sách huy động tối đa nguồn lực xã hội; đột phá trong xúc tiến quảng bá...

Trong dự luật, Chương VII xúc tiến du lịch, quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, có điểm mới là quỹ hỗ trợ. Quỹ có nguồn vốn nhà nước, quan trọng là thu hút được nguồn lực xã hội, đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp. Nhưng Chủ tịch quỹ lại là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch, Phó chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan liên quan rồi mới đến tổ chức cá nhân khác...

Như vậy là hành chính hóa, Nhà nước hóa quỹ này. Hoạt động của Hội đồng Quỹ sẽ chồng chéo với Ban Chỉ đạo Nhà nước về du lịch hiện có, và sẽ không huy động được nhiều nguồn lực từ doanh nghiệp. Quỹ sẽ lại trông chờ chủ yếu vào Nhà nước, khó phát triển và vận hành hiệu quả được.

Ở nhiều nước, có Hội đồng Xúc tiến du lịch quốc gia gồm đại diện cơ quan quản lý du lịch quốc gia, các hãng hàng không, các hãng vận chuyển khách, các doanh nghiệp đầu tư lớn vào du lịch như khu nghỉ dưỡng cao sao, các khách sạn, các hãng lữ hành thu hút nhiều khách.

Theo tôi, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, thực chất và chính là Quỹ xúc tiến du lịch. Xúc tiến du lịch bao hàm phạm vi rất rộng, trong đó có Quỹ. Tổ chức quản lý Quỹ là Hội đồng Xúc tiến du lịch quốc gia gồm các thành viên chủ lực đóng góp nhiều nhất cho Quỹ.

Đề nghị nên mời các hãng hàng không, đường sắt, đường biển, các nhà đầu tư nghìn tỷ vào du lịch như Vingroup, Sun Group, FLC, Mường Thanh... các hãng lữ hành lớn như Vietravel, Buffalo Tour, Saigon tourist... cùng cơ quan du lịch quốc gia, Hiệp hội Du lịch, các chuyên gia... bàn kỹ về Quỹ, Hội đồng quỹ, cách thức huy động, quản lý và vận hành quỹ để có quy định mới, thực chất về quỹ này, khi đưa vào luật.

Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch

Nghị quyết của Bộ Chính trị đã ghi rõ: kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch; nghiên cứu xác định mô hình, hệ thống tổ chức quản lý ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới... Tổ chức cán bộ quyết định tất cả.

Trong dự luật gần như chưa đề cập gì về nội dung quan trọng này, thậm chí chốt cứng như không là vấn đề cần xem xét thay đổi!? Ở những nước đang phát triển, du lịch có nhiều tiềm năng, cần phát triển nhanh để có tác dụng lan tỏa, kéo các ngành kinh tế khác phát triển theo, như trường hợp của Việt Nam hiện nay, thường có Bộ Du lịch.

Trên thế giới hiện có hơn 60 nước thành lập bộ du lịch, trong đó có một số nước bộ du lịch là chính có kèm một ngành khác; 10 nước có cơ quan du lịch quốc gia thuộc chính phủ.

Ở Cu Ba, trong giai đoạn đầu, để phát triển nhanh du lịch, Ủy viên Bộ Chính trị đã được cử trực tiếp làm Bộ trưởng Du lịch.

Ở nước ta, đã nhiều lần ngành du lịch bị chia ra nhập vào, với xu hướng không nhất quán. Năm 1978, ngay sau 3 năm thống nhất đất nước, Đảng, Nhà nước đã thấy vai trò quan trọng của du lịch, Tổng cục Du lịch Việt Nam thuộc Chính phủ đã được thành lập. Chưa có kinh nghiệm gì nhiều, điều kiện chưa cho phép phát triển bao nhiêu, thì du lịch được nhập vào Bộ Văn hóa (năm 1990).

Năm 1991 ngành du lịch sang Bộ Thương mại. Năm 1992 Tổng cục Du lịch được thành lập lại, thuộc Chính phủ. 15 năm du lịch là ngành độc lập thuộc Chính phủ, có lẽ là giai đoạn xây dựng và tạo nên được những bước phát triển khá rõ nét trong lịch sử hình thành và phát triển Du lịch Việt Nam.

Hiện nay, sau 10 năm nhập vào Bộ Văn hóa - Thể thao, ở nhiều địa phương có điều kiện phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ đã cho phép tách ra, thành lập lại Sở Du lịch.

Khi trên phạm vi cả nước, du lịch được định vị là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu sẽ đạt tới 35 tỷ USD, giá trị xuất khẩu tại chỗ qua du lịch đạt 20 tỷ USD, tạo 4 triệu việc làm, trong đó có 1,6 triệu lao động trực tiếp; du lịch phát triển sẽ có tác dụng lan tỏa kéo theo các ngành kinh tế khác.

Vấn đề tổ chức bộ máy quản lý ngành du lịch cần được đặt ra, được nghiên cứu tổng kết công phu để có đề xuất xác đáng. Trong Luật Du lịch sắp ban hành, không thể không đề cập đến vấn đề này. Trường hợp chưa thể quyết định ngay, đề nghị nên ghi mở là Cơ quan quản lý du lịch quốc gia như Luật Du lịch hiện hành để Chính phủ có thời gian, rộng đường cân nhắc, trình Quốc hội xem xét quyết định khi cần thiết và có thể, không cần chờ phải sửa Luật.

Trong Chương VIII quản lý nhà nước về du lịch, đề nghị chỉ nên ghi 2 điều quy định chung như điều 78, 79, không nên ghi cụ thể trách nhiệm quản lý của từng bộ ngành và địa phương như trong điều 80, 81, 82.

Vì những điều này không ngoài nội dung đã quy định cho từng bộ ngành ở những luật về ngành đó. Không quy định 3 điều này cũng là để dành đất cho các quy định dưới luật của Chính phủ nhằm cụ thể hóa luật theo yêu cầu của thời kỳ phát triển mới.

Tạo thuận lợi tối đa và đơn giản về thủ tục visa

Nghị quyết của Bộ Chính trị cũng đã ghi: Du lịch Việt Nam phải cạnh tranh được với các nước trong khu vực; hoàn thiện, ban hành chính sách tạo thuận lợi tối đa và đơn giản về thủ tục thị thực nhập cảnh. Kết quả tăng vượt bậc lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong năm 2016 vừa qua có vai trò quan trọng của Bộ Công an, Bộ Ngoại giao đã đề xuất và được Chính phủ cho phép, mở rộng và kéo dài thời gian miễn visa cho các thị trường trọng điểm. Vấn đề này nên được cân nhắc thể hiện cụ thể hơn trong luật, để đảm bảo an ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội mà vẫn mở rộng được diện miễn visa cho khách du lịch dài hạn, như xu hướng các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đã và đang áp dụng. Hiện có nước miễn visa cho khách đến từ hàng trăm nước.

Một số vấn đề cụ thể

Có nhiều điểm cần xem thêm chi tiết hơn, xin tạm nêu một vài điểm nhỏ: Mục 2 Điều 3 Chương I. Ngành Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng và xã hội hóa cao, hội nhập quốc tế sâu rộng là định vị, định tính rất quan trọng về du lịch, nhưng không phải là định nghĩa, giải thích từ ngữ về du lịch. Đã có mục định nghĩa về Du lịch, Hoạt động du lịch, Khách du lịch rồi, thì không cần định nghĩa Ngành du lịch nữa. Đề nghị nên bỏ mục này, không có ngành nào phải định nghĩa ngành đó là gì cả.

Điều 5 Chương I Chính sách của Nhà nước về phát triển du lịch. Cần rà soát để tránh trùng với nội dung quản lý Nhà nước về du lịch ở Chương VIII.

Điều 55 Chương V - Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch. Tôi thấy phương án Chính phủ đề xuất là hợp lý. Xếp hạng khách sạn là cần thiết, nhưng xếp hạng là vì lợi ích của doanh nghiệp, có sự công nhận và kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước.

Xếp hạng rồi mà không giữ được hạng sao thì cơ quan quản lý du lịch kiểm tra và rút xuống; đáng lên hạng mà doanh nghiệp không có nhu cầu thì không bắt doanh nghiệp phải làm thủ tục lên hạng sao. Cũng không nên ghi cụ thể thành luật về hạng sao nào thì cơ quan du lịch quốc gia hay cơ quan du lịch địa phương được quyền công nhận.

Việc này nên quy định dưới luật để thay đổi theo số lượng khách sạn mỗi giai đoạn phát triển và trình độ quản lý của cơ quan du lịch địa phương.

vneconomy.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

(LĐTĐ) Màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ sắc màu vào tối 6/5 là điểm nhấn ấn tượng trong Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, được tổ chức tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức.
Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-01S

Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-01S

(LĐTĐ) Quá trình điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai xác định Trần Minh Lợi có liên quan đến sai phạm trong công tác nghiệm thu cải tạo xe tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ gới 60-01S. Các Quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai phê chuẩn.
Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan bày tỏ: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai mãi mãi ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã không tiếc máu xương vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa

Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa

(LĐTĐ) Theo Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh, vấn đề mang tính thời sự hiện nay, đó chính là tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người lao động, cũng như tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động, các cơ quan đơn vị có liên quan là rất cần thiết.
LĐLĐ quận Đống Đa: Thành lập công đoàn Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko

LĐLĐ quận Đống Đa: Thành lập công đoàn Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới - Cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp”.

Tin khác

Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới - Cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp”.
Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong

Hà Tĩnh: Mưa lớn gây sạt lở đất làm 3 công nhân tử vong

(LĐTĐ) Chiều ngày 6/5, trong quá trình thi công phần móng cột đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), 3 công nhân đã tử vong do bị đất đá sạt lở vùi lấp.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 6/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đại diện các bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đã đặt hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

Cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Công đoàn

(LĐTĐ) Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) được xây dựng nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn hơn 10 năm thi hành Luật Công đoàn; tiếp cận và xử lý kịp thời các vấn đề mới phát sinh mà Luật chưa điều chỉnh...
Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiều 5/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức khai trương Trung tâm Báo chí Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (5/5), tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng gửi Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên

(LĐTĐ) Thay mặt Thành ủy - Hội đồng nhân dân (HĐND) - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng có Thư thăm hỏi thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Báo Lao động Thủ đô trân trọng đăng toàn văn nội dung Thư.
Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Trước ngày 10/5 sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, chiều 4/5, Thứ tưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết, dự kiến trước 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các nghị định, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

Cải cách tiền lương mới từ 1/7 bảo đảm công bằng, không tăng giá vào thời điểm tăng lương

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chuẩn bị kỹ, báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện cải cách tiền lương mới từ 1/7/2024, bảo đảm công bằng, tổng thể, thống nhất. Quán triệt tăng cường quản lý giá cả, thị trường, Thủ tướng nhấn mạnh không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.
Xem thêm
Phiên bản di động