Tạo bước đột phá về "văn hóa" công vụ để công tác CCHC hiệu quả cao hơn

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, bản chất cải cách hành chính (CCHC) là thái độ của cán bộ, công chức chính quyền với người dân và doanh nghiệp, trên cơ sở thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp.
Sửa đổi một số tiêu chí đánh giá Chỉ số cải cách hành chính Thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia gắn kết chặt chẽ với cải cách hành chính

Ngày 18/8, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị “Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thành phố Hà Nội năm 2022”. Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp và được trực tuyến đến 24 điểm cầu sở, ngành và 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.

100% TTHC được giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà đã báo cáo về công tác cải cách hành chính 7 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm 5 tháng cuối năm 2022.

Theo đó, công tác CCHC của Thành phố đã được cải thiện và nâng cao, chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền Thành phố năm 2021 được duy trì và có sự chuyển biến. Cụ thể như Chỉ số PAR-INDEX nằm trong 10 địa phương dẫn đầu cả nước (xếp thứ 10/63); chỉ số SIPAS tăng 3 bậc so với năm 2020, vượt chỉ tiêu đề ra (chỉ tiêu đề ra năm 2021 là 86%); chỉ số PAPI tăng 39 bậc so với năm 2020, xếp thứ 9/63 tỉnh, thành phố.

UBND Thành phố cũng đã thành lập Tổ Công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR-INDEX và Chỉ số SIPAS do Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố làm tổ trưởng để theo dõi, đánh giá những nhiệm vụ trọng tâm, tháo gỡ vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Tạo bước đột phá về
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, CCHC được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố (Ảnh: VT).

Thành phố đã đơn giản hóa 26 thủ tục hành chính (TTHC); công bố công khai 3 TTHC, danh mục 500 TTHC, thay thế 33 TTHC, bãi bỏ 476 TTHC; ban hành 10 Quyết định phê duyệt quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC để các cơ quan, đơn vị phối hợp liên thông, giải quyết TTHC thông suốt, hiệu quả, rút ngắn thời gian, giảm thời gian đi lại của người dân, tổ chức trong thực hiện TTHC.

Đến nay, 100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Hệ thống thông tin Một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến của Thành phố đã thực hiện đồng bộ với Cổng dịch vụ công Quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin theo quy định.

Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC được giám sát, kiểm soát chặt chẽ nên đã hạn chế tối đa việc nhũng nhiễu, chậm trễ trong việc giải quyết TTHC, đảm bảo các quy định trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Kết quả giải quyết hồ sơ giải quyết đúng hạn, trước hạn hơn 1 triệu hồ sơ, đạt tỷ lệ 99,78%.

Toàn Thành phố đã có 156/175 phường (đạt 89,14%) thực hiện ủy quyền cho công chức Tư pháp - Hộ tịch đủ điều kiện tiêu chuẩn. Việc ủy quyền giúp giảm đầu mối, lược bỏ các bước xử lý nội bộ, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ, được người dân ghi nhận, đánh giá cao.

Về cải cách tổ chức bộ máy nhà nước, Thành phố đã sắp xếp giảm 280 đơn vị sự nghiệp so với năm 2015, giảm 10,1%; sắp xếp các Ban Quản lý dự án chuyên ngành (từ 6 xuống còn 4 đơn vị), sắp xếp các trường cao đẳng, trung cấp và sắp xếp các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (giảm 1 chi cục, 1 đơn vị sự nghiệp). Thành phố cũng đã hoàn thành các chỉ tiêu tinh giản 10% biên chế công chức, viên chức so với 2015 (giảm 1.473 biên chế công chức, 15.204 biên chế viên chức hưởng lương ngân sách nhà nước).

Tạo bước đột phá về
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa phát biểu tại hội nghị.

Giải quyết vấn đề bất cập, tránh chồng chéo trong quản lý

Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác CCHC của thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã nhấn mạnh đến giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động Tổ Công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số PARINDEX, SIPAS giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, Thành phố sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, kiểm tra CCHC, thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính. Xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa ứng xử. Chủ động tham mưu, đề xuất những sáng kiến, mô hình CCHC mới tạo bước đột phá trong CCHC…

Về một số giải pháp cụ thể, Thành phố sẽ ban hành Đề án “Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả TTHC hiện đại các cấp của Thành phố Hà Nội” trên cơ sở tích hợp một số nội dung của Đề án 06; Quy chế về việc tiếp nhận, xử lý các góp ý, phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, hành vi hành chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; chủ động triển khai thí điểm và nhân rộng các mô hình, cách làm hay trong giải quyết TTHC để cải thiện, nâng cao chỉ số hài lòng của người dân, doanh nghiệp…

Cùng với đó, Thành phố sẽ tập trung đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu triển khai Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn Thành phố. Trong đó, tập trung vào công tác ủy quyền, nhất là đối với những nhiệm vụ, TTHC do các Sở, ngành đang thực hiện, trên tinh thần phân cấp, ủy quyền triệt để, phù hợp với việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của Thành phố.

Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận về các giải pháp trong công tác thông tin, tuyên truyền công tác cải cách hành chính, trong đó nhấn mạnh việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Cùng với đó, Thành phố chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu công tác trong quá trình chuyển đổi số…

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đề nghị thời gian tới thành phố Hà Nội cần rà soát lại những vấn đề bất cập, tránh chồng chéo trong việc quản lý. Đồng thời, lưu ý trong vấn đề công vụ phải gắn với xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, cố gắng tạo sự khác biệt ấn tượng trong công tác tiếp dân. Đặc biệt, Hà Nội phải là thành phố thông minh, đi đầu trong chuyển đổi số, bởi có điều kiện về cơ sở, về đầu tư vốn và có tư duy mạnh mẽ…

Tạo bước đột phá về
Quang cảnh Hội nghị “Nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính thành phố Hà Nội năm 2022”.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, CCHC được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố trong thời gian qua, được người dân mong mỏi.

Vì vậy, bản chất CCHC là thái độ của cán bộ, công chức chính quyền với người dân và doanh nghiệp, trên cơ sở thiết kế quy trình giải quyết công việc phù hợp. “Nhưng dù có thiết kế bộ máy phù hợp thế nào, quan trọng vẫn là người ngồi vận hành bộ máy đó và mối quan hệ trong hệ thống”, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị sau hội nghị, mỗi đơn vị, địa phương sẽ có kế hoạch riêng để khắc phục những điểm hạn chế đã được chỉ ra, nâng cao công tác CCHC; lãnh đạo các đơn vị chuyển tải thông điệp tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để tạo nên sự khác biệt tốt về thái độ đối với người dân và doanh nghiệp trên tinh thần tôn trọng, phục vụ.

Thông tin về việc Thành phố đã và đang thành lập các ban chỉ đạo những đề án rất thiết thực (triển khai xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước; triển khai thực hiện chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố Hà Nội sang tự chủ tài chính…), Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh khẳng định, Thành ủy Hà Nội chỉ đạo rất đồng bộ, bài bản, Ban Cán sự UBND Thành phố cùng với các Ban Đảng, các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã làm tốt các đề án mang tính then chốt đó chắc chắn sẽ giải phóng được nguồn lực để đẩy nhanh phát triển kinh tế.

Ngân Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xu hướng chi tiêu tiết kiệm dịp Tết 2025

Xu hướng chi tiêu tiết kiệm dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Những năm trước, sức mua hàng hóa sản phẩm Tết gia tăng từ tháng 11 âm lịch. Tuy nhiên, năm nay, dự báo nhu cầu mua sắm giảm vì người tiêu dùng muốn dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi hay chi tiêu đơn giản hơn. Sự thay đổi không chỉ trong ngắn hạn năm 2025 mà có thể lâu hơn nữa.
Trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho đoàn viên Công đoàn vay vốn

Trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho đoàn viên Công đoàn vay vốn

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì vừa triển khai trao sản phẩm hỗ trợ phát triển cộng đồng cho đoàn viên Công đoàn vay vốn năm 2024. Trước đó, Liên đoàn Lao động huyện đã đề xuất Quỹ trợ vốn xét trao tặng cho 5 đoàn viên đáp ứng các tiêu chuẩn, có hoàn cảnh khó khăn nhận sản phẩm phát triển cộng đồng năm 2024.
Giá xăng dầu hôm nay (3/1): Thế giới và trong nước đồng loạt tăng

Giá xăng dầu hôm nay (3/1): Thế giới và trong nước đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (3/1), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD/thùng khi các nhà đầu tư quay trở lại vào ngày giao dịch đầu tiên của năm 2025. Tại thị trường trong nước, giá xăng dầu đều tăng.
Sơn Tây: Đơn vị hành chính sau sắp xếp đi vào hoạt động bài bản, hiệu quả

Sơn Tây: Đơn vị hành chính sau sắp xếp đi vào hoạt động bài bản, hiệu quả

(LĐTĐ) Tại thị xã Sơn Tây, đơn vị hành chính mới sau sáp nhập là phường Ngô Quyền đã chính thức đi vào hoạt động. Đáng chú ý, bộ máy hành chính mới đã vận hành thông suốt, hiệu quả, các hoạt động diễn ra bình thường, cán bộ cơ sở làm việc với tâm thế thoải mái, thực thi công vụ nghiêm túc.
Sẽ có 143 chốt chống ùn tắc giao thông dịp Tết

Sẽ có 143 chốt chống ùn tắc giao thông dịp Tết

(LĐTĐ) Trong dịp Tết Nguyên đán 2025, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội sẽ phối hợp với Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội và các quận, huyện, thị xã, bố trí lực lượng chốt trực phân luồng hướng dẫn giao thông, chống ùn tắc giao thông tại 143 điểm, nút giao thông, khu vực bến xe khách liên tỉnh và khu vực công trình, dự án trọng điểm đang thi công.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/1: Đêm và sáng trời rét, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/1: Đêm và sáng trời rét, ngày nắng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, dự báo ngày 3/1, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
Ghi 2 bàn thắng trong trận gặp Thái Lan, Xuân Son cách mốc 100 chỉ 1 bàn thắng

Ghi 2 bàn thắng trong trận gặp Thái Lan, Xuân Son cách mốc 100 chỉ 1 bàn thắng

(LĐTĐ) Với 2 bàn thắng trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024, Nguyễn Xuân Son trở thành cầu thủ đầu tiên trong lịch sử Việt Nam ghi 2 bàn vào lưới Thái Lan, đồng thời anh cũng tiến sát mốc 100 bàn thắng trong sự nghiệp của mình.

Tin khác

Từ 2/1/2025 Hà Nội tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử

Từ 2/1/2025 Hà Nội tiếp nhận, xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử

(LĐTĐ) Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể sử dụng bản sao chứng thực điện tử để thực hiện dịch vụ công trực tuyến hoàn toàn đối với đa số các thủ tục hành chính đã được cung cấp trên môi trường điện tử từ ngày 2/1/2025.
Tuyên truyền tạo đồng thuận trong thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

Tuyên truyền tạo đồng thuận trong thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu hệ thống tuyên giáo và dân vận phải tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ; đồng thời tuyên truyền về phát triển công nghiệp văn hóa; Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1/2025.
Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc, bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch 2025

Hà Nội thông báo treo cờ Tổ quốc, bắn pháo hoa chào mừng Tết Dương lịch 2025

(LĐTĐ) Ngày 26/12, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành thông báo về việc treo cờ Tổ quốc để chào mừng Tết Dương lịch năm 2025, từ ngày 31/12/2024 đến hết ngày 2/1/2025.
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.
Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế

Thành ủy Hà Nội họp về tổ chức bộ máy, biên chế

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế lần thứ 14, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế Thành phố (Ban Chỉ đạo) chủ trì hội nghị.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong yêu cầu vận động người dân cùng vào cuộc trong công tác giám sát, đóng góp ý kiến vào việc phòng chống lãng phí. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, vận động, làm tốt công tác tư tưởng tạo sự nhận thức chung trong thực hiện sắp xếp tinh gọn lại bộ máy hành chính theo Nghị quyết số 18-NQ/TW và sắp xếp các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng

(LĐTĐ) Chiều 19/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài chủ trì họp Ban Thường vụ Thành ủy nghe báo cáo và chỉ đạo xử lý vụ phóng hỏa xảy ra tại quán cà phê số 258 đường Phạm Văn Đồng.
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê

(LĐTĐ) Qua phiên giải trình cho thấy công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố nói chung và các tuyến sông Hồng, sông Đuống nói riêng, thời gian qua đã được Thành phố và các quận, huyện, thị xã quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện và có nhiều kết quả, chuyển biến rõ nét.
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng

(LĐTĐ) Ngày 19/12, tại phiên họp giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, lãnh đạo các sở, ngành và địa phương của Thành phố đã giải trình, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến những vi phạm kéo dài về công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng khu vực bãi sông, ngoài đê trên địa bàn Thành phố.
Xem thêm
Phiên bản di động