Tăng trưởng bền vững đến từ chiến lược phát triển tập trung vào chất lượng và công nghệ
Truyền thông quốc tế ghi nhận thẻ tín dụng VIB là thương hiệu thẻ sáng tạo nhất Việt Nam VIB ra mắt tài khoản ngân hàng số toàn diện Ngân hàng đầu tiên cung cấp bảo hiểm qua ứng dụng |
Năm 2020, nhằm đáp ứng tối đa và thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi mạnh mẽ trong nhu cầu của người dùng đối với thanh toán không tiền mặt trong điều kiện mới, VIB đã tăng cường đẩy mạnh đầu tư vào việc ứng dụng công nghệ hiện đại, xử lý dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây (Cloud) để thúc đẩy kinh doanh.
Số lượng khách hàng đăng ký ngân hàng số qua ứng dụng MyVIB tăng trưởng đột phá gần 300% trong năm 2020 |
Nhờ vậy, ngân hàng đã đạt số lượng khách hàng đăng ký ngân hàng số qua ứng dụng MyVIB tăng trưởng đột phá gần 300% trong năm 2020, góp phần đưa tổng số lượng khách hàng của VIB vượt trên 3 triệu khách hàng. Số lượng khách hàng kích hoạt dịch vụ ngân hàng số tăng 103% và số lượng giao dịch trực tuyến tăng trưởng 110% trong năm 2020. Các yếu tố này đã giúp VIB trở thành ngân hàng nằm trong top các ngân hàng có tỷ trọng số lượng giao dịch trực tuyến cao nhất, ở mức 91% so với tổng số lượng giao dịch.
Bên cạnh đó, VIB đi đầu trong việc phát triển các dòng thẻ tín dụng với tính năng ưu việt và công nghệ hiện đại nhất phù hợp với từng nhu cầu chi tiêu của người dùng từ các phân khúc khách hàng lần đầu dùng thẻ tín dụng.
Năm 2020, VIB là ngân hàng đầu tiên và duy nhất áp dụng thành công Ai và Big Data, cùng các công nghệ mới hiện đại như e-KYC, e-Signature trong quy trình phê duyệt và phát hành thẻ tín dụng, và đạt kỷ lục mới trên thị trường về thời gian xử lý và phê duyệt cho tới khi dùng thẻ trên phiên bản thẻ điện tử: Chỉ 15-30 phút, bằng 1/500 thời gian trung bình trên thị trường. Nhờ đó, VIB tiếp tục nằm trong top dẫn đầu về tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng và mức chi tiêu trên thẻ năm 2020, cao gấp1,5 đến 2 lần so với trung bình ngành theo báo cáo của Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard.
Nhờ vào việc chú trọng phát triển chất lượng dịch vụ, ngân hàng giao dịch và ngân hàng số trong những năm gần đây, các hoạt động phi tín dụng của ngân hàng tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là tiền gửi không kỳ hạn CASA, thẻ tín dụng và bảo hiểm (Bancassurance). Trong năm 2020, doanh thu ngoài lãi của ngân hàng đạt trên 2.700 tỷ đồng, chiếm 24% tổng doanh thu và tăng 41% so với năm 2019. Số dư tiền gửi không kỳ hạn tăng 30%, riêng khối ngân hàng bán lẻ có số dư CASA tăng ấn tượng 72% trong năm 2020.
VIB cũng là đơn vị đi đầu trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, chủ động ứng phó Covid và hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng. Cụ thể: VIB đã đưa ra gói hỗ trợ cho cả khoản vay hiện hữu và khoản vay mới, với mức lãi suất hỗ trợ lên đến 2,0%. Ngân hàng đã thực hiện cơ cấu nợ cho hơn 2.500 khách hàng với tổng dư nợ trên 3.400 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 98% tính trên tổng số đơn đề nghị cơ cấu nợ của khách hàng. Ngân hàng thực hiện giảm lãi suất đối với dư nợ hiện hữu cho hơn 8.300 khách hàng, mức giảm lãi suất từ 0,5% đến 2%, trong đó 8.100 khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch.
Bên cạnh đó, VIB đã chủ động cho vay mới với lãi suất giảm từ 0,5% - 1,2% so với năm 2019 gần 140 nghìn tỷ đồng, trong đó, cho vay khôi phục và duy trì sản xuất cho các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là hơn 12.000 tỷ đồng. Song song, VIB đã miễn, giảm nhiều loại phí giao dịch cho khách hàng, trong đó có giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng, giao dịch thanh toán trực tuyến. Đồng thời, ngân hàng cũng song hành cùng Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan tổ chức, ủng hộ hàng chục tỷ đồng cho các hoạt động hỗ trợ và chống dịch Covid-19.
Trong năm 2020, theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước, VIB không thực hiện chia cổ tức đồng thời tăng cường hiệu quả chi phí, giảm các chi phí không thiết yếu. Nhờ đó, hiệu quả chi phí của VIB gia tăng, với hệ số chi phí/thu nhập (CIR) giảm từ 42% năm 2019 xuống còn 39,9% năm 2020.
Theo báo cáo, tính đến 31/12/2020 tổng tài sản của VIB tăng trưởng mạnh mẽ đạt 245 nghìn tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 5.800 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 33% và 42% so với năm 2019. Dư nợ tăng trưởng tốt, với quy mô tổng dư nợ đạt 171 nghìn tỷ. VIB là ngân hàng có tỷ lệ dư nợ bán lẻ cao nhất, chiếm 84% tổng dư nợ, với rủi ro tập trung thấp và trên 95% dư nợ bán lẻ đều có tài sản đảm bảo. Nợ xấu giảm mạnh xuống dưới 1,5% trong bối cảnh không còn dư nợ tại VAMC từ năm 2018.
VIB tiếp tục đi tiên phong trong việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quản trị quốc tế, trong đó có Basel II và thử nghiệm Basel III, song song với việc tuân thủ các chỉ số an toàn của Ngân hàng Nhà nước như chỉ số cho vay/ huy động (LDR) chỉ ở mức 76,6% so với quy định 85%, hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 34% và hệ số CAR Basel II đạt trên 10% so với quy định là trên 8%.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40