Tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô là cần thiết

(LĐTĐ) Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố tăng lên 60% so với mức quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 và mức tối đa quy định tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội Hà Nội: Các tổ chức tôn giáo Thành phố chung tay bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu Phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2021-2030: Cần tuân thủ Luật Thủ đô và đảm bảo cảnh quan, kiến trúc đô thị

Ngày 15/6, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố theo Nghị quyết số 115/2020/QH14 của Quốc hội.

Tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô là cần thiết
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương phát biểu tại hội nghị.

Theo đó, Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố đề xuất mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố tăng lên 60% so với mức quy định tại Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 7/7/2020 và mức tối đa quy định tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ.

Về căn cứ, chỉ số giá tiêu dùng dự kiến đến năm 2025 tăng 50% so với năm 2012, do vậy mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố đề xuất tăng thêm 50%. Ngoài ra, do đặc thù của Thành phố Hà Nội theo quy định Nghị quyết số 115/2020/QH14 đề xuất tăng phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thêm 10%.

Theo Dự thảo, hiện nay, thực trạng nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Thành phố dần cạn kiệt, cần đảm bảo việc khai thác khoáng sản trên địa bàn có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, khoáng sản. Việc khai thác khoáng sản trên địa bàn có khả năng gây tác động tiêu cực đến môi trường, do đó, cần phải áp dụng mức thu cao để phòng ngừa, hạn chế, khắc phục suy thoái, ô nhiễm môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ và tái tạo cảnh quan môi trường và yêu cầu về bảo vệ đê điều, bảo vệ nông nghiệp tại nơi có hoạt động khai thác khoáng sản.

Cụ thể, theo Dự thảo Nghị quyết: Đá làm vật liệu xây dựng thường từ 5.000 đồng/m3 lên 8.000 đồng/m3; các loại đá khác (đá vôi, đá sét làm xi măng, Puzolan) từ 3.000 đồng/tấn lên 4.800 đồng/tấn; các loại cát khác (cát san lấp, cát xây dựng…) từ 4.000 đồng/m3 lên 6.400 đồng/m3; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình từ 2.000 đồng/m3 lên 3.200 đồng/m3; đất sét, đất làm gạch, gói từ 2.000 đồng/m3 lên 3.200 đồng/m3; cao lanh từ 7.000 đồng/m3 lên 11.200 đồng/m3; nước khoáng thiên nhiên từ 3.000 đồng/m3 lên 4.800 đồng/m3; than bùn từ 10.000 đồng/tấn lên 16.000 đồng/tấn.

Góp ý vào Dự thảo Nghị quyết, các chuyên gia và các nhà khoa học đều nhất trí, việc ban hành quyết định mới về thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thành phố là cần thiết.

Theo TS. Đinh Hạnh - Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về kinh tế (Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội), mức đề nghị tăng thu phí bảo vệ môi trường khoáng sản đang được khai thác trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay là 60% so với mức thu hiện hành là phù hợp, có sự đồng thuận của các đối tượng đang hoạt động khai thác khoáng sản được thể hiện trong quá trình lấy ý kiến.

Tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô là cần thiết
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải phát biểu tại hội nghị.

Tuy nhiên, TS. Đinh Hạnh cho rằng, không nên đồng đều giá 60% cho 8 loại khoáng sản mà cần định thuế riêng lẻ cho từng loại bởi nhu cầu, mức độ khan hiếm, mức độ gây ô nhiễm môi trường, giá cả mỗi loại khoáng sản cũng khác nhau.

Còn theo ông Phạm Ngọc Thảo - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội, hiện nguồn khoáng sản nói chung và tại thành phố Hà Nội nói riêng đang ngày càng cạn kiệt. Các tổ chức tham gia khai thác khoáng sản ngày càng nhiều, cùng với đó vấn đề gian lận ngày càng nghiêm trọng, giá bán tăng cao, lợi nhuận mang lại cho các đơn vị xây dựng rất lớn, trong khi đó thuế đánh vào khai thác khoáng sản có tăng nhưng tỷ lệ tăng còn thấp; việc khai thác cát nhiều gây sụt lún các dòng sông, thay đổi dòng chảy… Chính vì vậy, cần đánh giá đúng về mức độ vi phạm môi trường để định giá thuế, phí cho đúng.

Trân trọng ghi nhận các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải nhấn mạnh, đây cũng là những gợi ý cho công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt với các vấn đề trọng yếu như môi trường. Mục tiêu của việc tăng mức phí thu bảo vệ môi trường là cơ bản bù đắp một phần nhỏ ngân sách, định hướng khuyến khích các mặt hàng ngành nghề.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Minh Hải cho biết, những ý kiến, đóng góp tại hội nghị hôm nay sẽ là cơ sở để Ủy ban nhân dân Thành phố bổ sung, hoàn thiện Dự thảo, để xây dựng Nghị quyết có chất lượng, hiệu quả, có giá trị thực tiễn.

Tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn Thủ đô là cần thiết
Các chuyên gia tham gia đóng góp ý kiến tại hội nghị.

Kết luận hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương nhấn mạnh, các căn cứ pháp lý, cơ sở chính trị, cơ sở thực tiễn của Nghị quyết đều rất đầy đủ, tuy nhiên cần căn cứ vào các cơ sở chính trị như Đại hội XIII của Đảng, Chương trình 05 của Thành ủy... để dẫn dắt cho sự thay đổi về phí, mức phí.

Theo Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, việc quy định mức phí ngoài đóng góp một phần nhỏ cho ngân sách, còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp; khuyến khích công nghệ khai thác, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế những tác động tới môi trường... Do vậy, đối với mức tăng 8 loại khoáng sản, cần tiếp tục nghiên cứu chặt chẽ, khoa học, từ nhu cầu tới mức độ khan hiếm... để xác định mức tăng cho từng loại khoáng sản, tiến tới hạn chế khai thác các khoáng sản có tác động lớn tới sự phát triển của Thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

(LĐTĐ) Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành.
Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong năm 2023, Hà Nội đã tập trung rà soát các thủ tục hành chính để phân cấp, ủy quyền. Đến nay, Thành phố đã phân cấp khoảng gần 40% thủ tục hành chính (vượt chỉ tiêu so với Chính phủ đề ra).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh”

(LĐTĐ) Chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” dự kiến diễn ra từ ngày 23/8 đến 25/8 bao gồm các hoạt động của Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Hà Nội sẽ đối thoại với doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, bãi đỗ xe

Lãnh đạo Hà Nội sẽ đối thoại với doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, bãi đỗ xe

(LĐTĐ) Dự kiến tháng 11 tới đây, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực nhà ở xã hội, bến bãi đỗ xe, môi trường trên địa bàn Thành phố.
Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 151-HD/BTGTU về tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ra mắt ứng dụng đa phương tiện Hanoi On về Hà Nội, cho Hà Nội

Ra mắt ứng dụng đa phương tiện Hanoi On về Hà Nội, cho Hà Nội

(LĐTĐ) Hôm nay (10/7), Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội chính thức ra mắt ứng dụng nội dung đa phương tiện Hanoi On. Ứng dụng Hanoi On là một nền tảng lõi phân phối nội dung trên đa thiết bị của hệ sinh thái báo chí kỹ thuật số, nằm trong chiến lược hoàn thiện và dần hình thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện hiện đại của Thủ đô.
Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống

Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Cử tri các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm vui mừng khi Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Cử tri cũng mong chờ Luật sớm triển khai thực hiện, mang tính đột phá nhằm thúc đẩy xây dựng phát triển Thủ đô, để Thủ đô vươn tầm phát triển, xứng đáng là đô thị đặc biệt, có vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của cả nước.
Hà Nội phấn đấu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập

Hà Nội phấn đấu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập của toàn Thành phố.
Hà Nội thành lập Hội đồng "chấm điểm" chuyển đổi số năm 2024

Hà Nội thành lập Hội đồng "chấm điểm" chuyển đổi số năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 3427/QĐ-UBND ngày 01/7/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá kết quả chuyển đổi số năm 2024 của các cơ quan Nhà nước thành phố Hà Nội.
Thanh Trì: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đổi mới

Thanh Trì: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đổi mới

(LĐTĐ) Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Thanh Trì tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, đáp ứng yêu cầu toàn trong bối cảnh toàn cầu hóa, xây dựng văn hóa, con người tinh hoa, tiến bộ trong thời kỳ đổi mới.
Xem thêm
Phiên bản di động