Tăng cường sự tham gia, đóng góp của Việt Nam lĩnh vực an ninh phi truyền thống

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ các hoạt động tiến tới Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31, ngày 23/11, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Phiên thảo luận “Đối ngoại đa phương: Tăng cường sự tham gia, đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương trong xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống”.
Hỗ trợ tối đa doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài khôi phục sản xuất kinh doanh Chú trọng tiếp cận sớm các loại vắc xin mới và tiềm năng đang được phát triển Tháo gỡ mọi vướng mắc về thủ tục để tiếp nhận nhanh nhất các trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch

Trên tinh thần quán triệt Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ XIII về “tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại” và triển khai Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030, Phiên thảo luận là dịp để Bộ Ngoại giao và các cơ quan, Bộ, ngành cùng nhìn nhận, đánh giá công tác đối ngoại đa phương của Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất định hướng triển khai trong thời gian tới, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống.

Tăng cường sự tham gia, đóng góp của Việt Nam lĩnh vực an ninh phi truyền thống
Bộ Ngoại giao tổ chức Phiên thảo luận “Đối ngoại đa phương: Tăng cường sự tham gia, đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương trong xử lý các thách thức an ninh phi truyền thống” (Ảnh: Tuấn Anh)

Phiên họp đặc biệt thảo luận toàn diện và thực chất, tập trung nhận diện thực trạng và tác động của các thách thức an ninh phi truyền thống hiện nay trên bình diện quốc tế, khu vực và quốc gia, đồng thời thảo luận các chính sách, biện pháp để nâng cao vai trò, đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương trong ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thống.

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang đánh giá thời gian qua, công tác đối ngoại đa phương đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Nổi bật là việc Việt Nam đã đảm nhiệm xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, chủ trì thành công Đại hội đồng Liên nghị viện các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) lần thứ 41, có nhiều đóng góp chủ động, tích cực tại các diễn đàn quốc tế và khu vực lớn như Phong trào Không liên kết, tổ chức Pháp ngữ, APEC, ASEM, Ủy hội sông Mê Công…, ứng cử thành công vào nhiều cơ quan quan trọng của Liên hợp quốc, đồng thời hiện đang tích cực ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang khẳng định những kết quả đó đạt được là nhờ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của các đồng chí lãnh đạo Cấp cao cũng như nỗ lực triển khai, đóng góp hiệu quả và tích cực của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

Đánh giá về những thách thức an ninh phi truyền thống hiện nay, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang cho rằng các vấn đề như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh mạng, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang ngày càng nổi lên gay gắt trên toàn cầu, tác động sâu sắc đến môi trường phát triển, an ninh của đất nước, đặt ra yêu cầu và đòi hỏi khách quan phải nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đối ngoại đa phương nhằm góp phần thực hiện tầm nhìn, khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn mới, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Sau quá trình thảo luận sôi nổi, cuộc họp đã thống nhất một số biện pháp lớn để thúc đẩy công tác đối ngoại đa phương nói chung và trong ứng phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống nói riêng, bao gồm đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tích cực đề xuất các sáng kiến, ý tưởng tại các diễn đàn đa phương, từng bước vươn lên đóng vai trò “nòng cốt, dẫn dắt”, “định hình luật chơi” khi điều kiện cho phép; tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các Bộ, ban, ngành, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tận dụng sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong việc tăng cường sự tham gia của Việt Nam tại các cơ chế đa phương trong thời gian tới.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Xem thêm
Phiên bản di động