Tăng cạnh tranh cho hàng Việt

(LĐTĐ) Năm 2023, là năm Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” được tổ chức lần thứ 13. Chương trình tiếp tục trở thành một trong những hoạt động quan trọng của thành phố Hà Nội nhằm xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng của người Việt với hàng Việt. Qua đó, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt…
Vận động công nhân viên chức lao động bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” Ngày 11/11: Tôn vinh 213 sản phẩm, dịch vụ hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích Khai mạc Hội chợ Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích năm 2022

Điểm tên 10 doanh nghiệp được bình chọn năm 2023

Năm 2009, Bộ Chính trị đã đồng ý chủ trương tổ chức Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Và trong nỗ lực đưa hàng Việt Nam tới gần hơn với người tiêu dùng Việt, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã tổ chức Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” để vinh danh, lan tỏa thương hiệu, sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước.

Chia sẻ về kết quả Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, ông Nguyễn Văn Tài, Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Vietsense, đánh giá kết quả bình chọn mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp, khẳng định giá trị tinh túy của sản phẩm mà doanh nghiệp dày công xây dựng.

Tăng cạnh tranh cho hàng Việt
Tăng cường các chương trình kết nối giao thương, quảng bá thương hiệu Việt đến đông đảo người tiêu dùng (ảnh Đ.Đ)

Theo ông Tài, sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp được hưởng lợi ích to lớn khi được bình chọn trong chương trình vì được truyền thông, quảng bá. Bên cạnh đó, khách hàng phản ánh nhờ có chương trình mà khách hàng được tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ giá tốt, họ cảm thấy yên tâm khi mua dịch vụ trong chương trình này.

Là doanh nghiệp nhiều lần được vinh danh hàng Việt Nam chất lượng cao, hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Bình chia sẻ, việc tham gia và hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cũng như Chương trình bình chọn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giúp Công ty lan tỏa thương hiệu. Thông qua việc tham gia các hội chợ, tuần hàng Việt, các chương trình bình chọn… sản phẩm của doanh nghiệp đã được đông đảo người tiêu dùng Thủ đô và cả nước tin tưởng, lựa chọn.

Đặc biệt, trong bối cảnh tình trạng hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng diễn biến ngày càng phức tạp khiến người tiêu dùng hoang mang khi lựa chọn sản phẩm, thì các sản phẩm của doanh nghiệp được vinh danh là “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” đã giúp người tiêu dùng dễ nhận diện sản phẩm và yên tâm khi mua sắm.

Đánh giá 10 mặt được của việc triển khai chương trình từ góc độ doanh nghiệp, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho biết, các hoạt động Chương trình “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” triển khai trong 13 năm qua của thành phố Hà Nội rất hiệu quả; là sự tăng trưởng lợi nhuận khi tham gia bình chọn đều tăng từ 10 - 20%; lợi nhuận trên đầu sản phẩm từ 15 - 20%; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ít đi. Ngoài ra, Chương trình tạo được sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mặt hàng vì đã tham gia cuộc bình chọn phải thực thi các chính sách pháp luật tốt.

Các doanh nghiệp xác định được phân khúc khách hàng; quy trình sản xuất đầu tư của doanh nghiệp thay đổi nhiều; xác lập được kênh bán hàng; chất lượng sản phẩm khi tham gia đều được thay đổi, được làm mới.

Doanh nghiệp đưa ra mức giá phù hợp; chuỗi liên kết cung ứng giữa các doanh nghiệp được xác lập. Đáng lưu ý, trách nhiệm và ý thức của doanh nghiệp khi tham gia cuộc bình chọn ngày càng lớn, đặc biệt là trách nhiệm với xã hội, người tiêu dùng, với cán bộ công nhân viên của mình.

Ngoài ra, doanh nghiệp được mua nguyên liệu với giá hợp lý và được hưởng nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ tích cực từ trung ương, thành phố và các sở, ban, ngành.

Không chỉ là ưu tiên dùng hàng Việt

Bên cạnh những kết quả đạt được, bà Nguyễn Thị Hiền Phương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” quận Hai Bà Trưng cho biết, vẫn có nhiều người dân còn tâm lý tiện đâu mua đó, chưa thực sự quan tâm tới thương hiệu, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Bên cạnh đó, tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường, trong khi tâm lý sính ngoại, chuộng hàng xách tay còn phổ biến.

Đối với Ban Chỉ đạo cấp cơ sở, mặc dù đã đẩy mạnh công tác vận động doanh nghiệp đóng trên địa bàn tham gia cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tham gia các chương trình bình chọn, những việc này đối với các quận là rất khó khăn vì chỉ có thể vận động doanh nghiệp trên địa bàn, nhưng hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chủ yếu hoạt động kinh doanh thương mại.

Tăng cạnh tranh cho hàng Việt
Chương trình bình chọn hàng Việt sẽ được đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa các tiêu chí xét chọn, cách thức để thu hút người dân bình chọn, đánh giá một cách thực chất nhất.

Ông Nguyễn Văn Đạt, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Gia Lâm cho rằng, ở nhiều nơi, người dân chỉ hiểu đơn giản là vận động ưu tiên dùng hàng Việt Nam mà chưa hiểu tường tận mục đích của chương trình còn gắn với niềm tự hào dân tộc, việc đấu tranh chống hàng giả, hàng nhái… Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp còn lợi dụng Cuộc vận động để đưa hàng hóa về nông thôn và giới thiệu không chính xác, khiến lòng tin của người dân về sản phẩm giảm đi.

Từ việc nhìn nhận những hạn chế, ông Đạt đề xuất, chính quyền các cấp nên tạo cơ chế tốt nhất để đẩy mạnh hàng tiêu dùng tới người dân, phải bảo đảm lợi ích, quyền lợi của người tiêu dùng.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, chương trình bình chọn vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong khâu tổ chức bình chọn, như: Số lượng doanh nghiệp có đủ tiêu chí tham gia luôn tăng trưởng hằng năm nhưng tỷ lệ chưa cao; số lượng doanh nghiệp lớn và có uy tín tham gia bình chọn còn hạn chế; hoạt động về chuyển đổi số, đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bình chọn đã được thực hiện nhưng cần đẩy mạnh theo xu hướng phát triển của thị trường, việc triển khai bình trọn trực tuyến trên website chương trình, fanpage nhưng người tiêu dùng tham gia chưa cao.

Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Minh Hoàng cho hay, doanh nghiệp sẽ tự “lao vào” mà không cần phải vận động khi họ nhìn thấy lợi ích trong việc tham gia chương trình, được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Năm 2023 là năm Chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích” được tổ chức lần thứ 13. Chương trình tiếp tục trở thành một trong những hoạt động quan trọng của thành phố Hà Nội nhằm xây dựng văn hóa, thói quen tiêu dùng của người Việt với hàng Việt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp có ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh cho thương hiệu Việt…

Với cương vị là đơn vị tổ chức, ông Nguyễn Thế Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, thời gian tới, chương trình bình chọn sẽ được đổi mới, nhất là việc nâng cao hơn nữa các tiêu chí xét chọn, cách thức để thu hút người dân bình chọn, đánh giá một cách thực chất nhất.

Công tác tổ chức cũng sẽ được thay đổi nhằm tối ưu hóa. Trong đó, không giới hạn số lượng doanh nghiệp tham gia; tăng cường truyền thông, quảng bá chương trình trên phương tiện truyền thông tại các quận, huyện… để tạo hiệu ứng cho chương trình, đặc biệt là tập trung vào truyền thông đến người tiêu dùng về lợi ích khi dùng sản phẩm hàng Việt.

Đáng chú ý, sẽ đổi mới trong công tác tổ chức về tiêu chí sản phẩm, dịch vụ đăng ký tham gia, trong đó ưu tiên sản phẩm mới để qua đó thúc đẩy doanh nghiệp tích cực sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cụ thể, năm 2023, nếu doanh nghiệp đăng ký tham gia 1 sản phẩm thì đó phải là sản phẩm mới; 2 sản phẩm thì phải có ít nhất 1 sản phẩm mới; 3 sản phẩm thì phải có ít nhất 2 sản phẩm mới…

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa

Thí điểm xử lý vật chứng, tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, phong tỏa

(LĐTĐ) Đại biểu, Trung tướng Nguyễn Hải Trung cho biết, Công an thành phố Hà Nội đang hằng ngày, hằng giờ phải quản lý, xử lý khối lượng vật chứng rất lớn, có những vật chứng từ nhiều năm nay gây lãng phí...
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (BQL dự án hạ tầng đô thị) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được giao hơn 16.087 tỷ đồng nhưng tính đến ngày 28/10/2024 "siêu ban" này chỉ mới giải ngân được 1.148 tỷ đồng, đạt 7,14%.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh

Đề nghị mức án đối với cựu Chủ tịch, Bí thư tỉnh Bắc Ninh

(LĐTĐ) Sáng 30/10, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh nêu quan điểm xử lý và đưa mức án đề nghị với 13 bị cáo trong vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", "Đưa hối lộ" và "Nhận hối lộ", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC).
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai

Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương cần có cách tiếp cận mới, bảo đảm đưa các tài nguyên, tiềm năng trở thành động lực và nguồn lực thúc đẩy phát triển Thủ đô, thực sự mang lại lợi ích cho xã hội; không để xảy ra tình trạng chậm trễ, kéo dài dù là dự án đầu tư công hay ngoài ngân sách.
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, đấu thầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu được xây dựng nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế.

Tin khác

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

359 sản phẩm được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 28/10, Bộ Công Thương tổ chức họp báo giới thiệu và cung cấp thông tin về lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia (THQG) Việt Nam lần thứ 9 năm 2024. Trong đó, 190 doanh nghiệp, với tổng số 359 sản phẩm được công nhận đạt THQG Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam.
Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng làng nghề Hà Nội sẽ bắt đầu từ 28/10

(LĐTĐ) Từ ngày 28/10 - 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến

(LĐTĐ) Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia sẽ diễn ra trên cả nước từ ngày 25/11 đến 1/12/2024 và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 cũng chính thức bắt đầu từ 0h thứ Sáu, ngày 29/1, đến 12h ngày 1/12.
Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

Từ 15h ngày 24/10, giá xăng RON 95 giảm 68 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa phát đi thông báo cho biết, trong kỳ điều hành giá chiều 24/10, giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu được điều chỉnh giảm ở mức từ 38 đồng/lít đến 254 đồng/lít, tùy từng mặt hàng.
Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

Thay đổi nhận thức về bảo vệ người tiêu dùng, hướng tới thương mại bền vững

(LĐTĐ) Những năm gần đây, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam ngày càng phát triển và trở thành phương thức kinh doanh phổ biến được nhiều doanh nghiệp, người dân biết đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại công tác bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử cần được quan tâm chú trọng hơn, từ đó hướng tới mục tiêu phát triển thương mại bền vững.
Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 diễn ra trong 3 tháng

(LĐTĐ) Chương trình Khuyến mại tập trung thành phố Hà Nội 2025 sẽ diễn ra trong các tháng 5, 7 và 11/2025. Dự kiến, chương trình sẽ thu hút 1.000 - 2.000 doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên cả nước, trong đó có các trung tâm thương mại, siêu thị tổng hợp, siêu thị điện máy, chợ, cửa hàng tự chọn, các cửa hàng chuyên doanh, hệ thống ngân hàng...
Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Nâng cao năng lực tự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

(LĐTĐ) Thời gian qua, thương mại điện tử chứng kiến sự phát triển nhanh chóng nhưng cũng song hành với những nguy cơ tiềm ẩn. Do đó mỗi người dân sẽ phải có kiến thức tự bảo vệ mình, tránh “tiền mất tật mang” trong môi trường không gian mạng, góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử thời gian tới.
Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

Giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006 đồng lên 2.103 đồng/kWh từ 11/10

(LĐTĐ) Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã có quyết định chính thức về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân, theo đó, từ ngày 11/10/2024 mức giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,1159 đồng/1kWh, tương đương với mức tăng 4,8%.
Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

Chú trọng xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh

(LĐTĐ) Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo chất lượng hàng hóa, niêm yết giá hàng hóa rõ ràng, xây dựng chương trình khuyến mại, chế độ hậu mãi… là những giải pháp mà các Sở, ngành, quận, huyện Hà Nội đã và đang tích cực triển khai nhằm bảo vệ quyền lợi cho người dân, xây dựng văn hóa tiêu dùng lành mạnh.
Hanoi Gift Show 2024: Thúc đẩy hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội vươn xa

Hanoi Gift Show 2024: Thúc đẩy hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội vươn xa

(LĐTĐ) Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024 (Hanoi Gift Show 2024), sự kiện thường niên, uy tín của ngành hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) chính thức khai mạc tối 10/10 tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia.
Xem thêm
Phiên bản di động