Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi

(LĐTĐ) Sau khi nghỉ hưu, nhiều người cao tuổi có sức khỏe, khả năng và điều kiện vẫn mong muốn được tiếp tục đóng góp trí và lực cho sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó, cũng còn một bộ phận không nhỏ người cao tuổi không có lương hưu và trợ cấp xã hội có nhu cầu làm việc để tự nuôi sống bản thân. Từ thực tiễn này đòi hỏi cần có những chính sách phù hợp để tận dụng, phát huy nguồn lực người cao tuổi đồng thời bảo đảm quyền, chế độ cho họ.
Sử dụng lao động cao tuổi Sửa Luật Việc làm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Nhiều người cao tuổi vẫn khát khao làm việc

Dù đã gần 70 tuổi, nhưng hằng ngày, bà Nguyễn Thị Thu vẫn đều đặn bán đồ ăn sáng (cháo sườn, trứng vịt lộn) ở một chợ tạm thuộc địa bàn phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bà Thu cho biết, những đồng tiền bà kiếm được từ gánh hàng nhỏ không chỉ dành để trang trải cho cuộc sống của hai “vợ chồng già”, mà còn đỡ đần con cháu phần nào. “Trước tôi làm công nhân dệt, nhưng thu nhập thấp, không đủ trang trải cuộc sống, nên đã sớm thôi việc, về bán hàng. Giờ lương hưu không có, con cái đều chưa ổn định, sức khỏe vẫn cho phép, nên tôi tiếp tục bán hàng để trang trải cuộc sống”- bà Thu chia sẻ.

Tận dụng nguồn lực người lao động cao tuổi
Nhiều người lao động cao tuổi vẫn tiếp tục có nhu cầu làm việc.

Khác với bà Thu, mặc dù có lương hưu, nhưng bà Nguyễn Thị Ngoan - 65 tuổi, ở Hoài Đức, Hà Nội vẫn xoay sở làm thêm. Bà Ngoan nói: “Trước tôi là giáo viên mầm non. Đang đi làm quen, về nghỉ hưu ở nhà chơi không cũng buồn. Trong khi đó, hàng xóm quanh đây lại có nhiều người có nhu cầu gửi con để đi làm, nên tôi phát huy nghề cũ, nhận trông mấy cháu vừa vui cửa vui nhà, vừa có thêm thu nhập”.

Trên đây không phải là những trường hợp cá biệt người cao tuổi vẫn mong muốn và đang tham gia thị trường lao động. Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai - Phó Chánh Văn phòng Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, người cao tuổi hiện chiếm 17% dân số cả nước, tương đương khoảng 17 triệu người. Trong đó, chỉ có 27% số người cao tuổi có lương hưu, 23% được nhận trợ cấp xã hội. "Phần đông ông bà, cha mẹ của chúng ta từ nông nghiệp đi lên, họ không có lương hưu. Nhiều người trên 60 tuổi vẫn “buôn thúng bán mẹt”, làm ăn buôn bán để có thu nhập. Chính vì vậy, bên cạnh những chính sách về chăm sóc y tế, chúng ta cần phải thay đổi quan niệm để có những chính sách hỗ trợ về việc làm cho người cao tuổi được tốt hơn và toàn diện hơn.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Nga - Giảng viên Khoa Giới và Phát triển, Học viện Phụ nữ Việt Nam cũng cho rằng, nếu trước đây, quan điểm văn hóa truyền thống ở nước ta là người cao tuổi cần được nghỉ ngơi, thì hiện nay, trong bối cảnh già hóa dân số, có một quan điểm khác được hình thành, đó là người cao tuổi cần phát huy được năng lực của mình. “Động cơ tham gia thị trường lao động của người cao tuổi ở nước ta cũng khác nhau, một bộ phận làm là để có đời sống tinh thần phong phú, được bảo đảm sức khỏe, nhưng cũng có người là vì sinh kế. Họ không muốn khi bản thân về già sẽ phải phụ thuộc vào con cái” - bà Nga nói.

Có chính sách hỗ trợ đặc thù

Người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được nghỉ hưu; những người làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp..., tuy giảm sút về thể lực, nhưng nhiều người còn đủ sức khỏe, trí tuệ, kinh nghiệm, có nhu cầu khởi nghiệp, học nghề để chuyển đổi sang việc làm mới phù hợp hơn. Tuy nhiên, trong thực tế, với người lao động từ 60 tuổi trở lên, công việc họ tìm được chủ yếu là bảo vệ, giúp việc gia đình, chăm sóc người già... Nhiều người cao tuổi có khả năng, kinh nghiệm, muốn đầu tư sản xuất, kinh doanh nhưng lại thiếu vốn...

Một vấn đề đáng quan tâm đó là hiện nay, mặc dù các trung tâm giới thiệu việc làm có ở khắp các tỉnh, thành phố, nhưng những trung tâm việc làm dành riêng cho người cao tuổi lại chưa có. Việc thiếu các thông tin về việc làm, cũng như thiếu các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích việc làm cho người cao tuổi cũng là một thách thức trong quá trình tạo việc làm, ổn định cuộc sống và tăng thu nhập cho người cao tuổi. Ngoài ra, Việt Nam cũng chưa có các quy định cụ thể hay các chương trình khuyến khích, cho phép người cao tuổi tham gia vào các công việc có trả lương phù hợp với nhu cầu, như giờ làm việc linh hoạt, hoặc rút ngắn thời gian làm việc trong ngày. Người cao tuổi thường làm việc trong khu vực phi chính thức, các công việc lao động tự do, hoặc làm các công việc gia đình không được trả lương... Việc thiếu các quy định đã làm hạn chế cơ hội tham gia vào khu vực chính thức của người cao tuổi.

Bàn về giải pháp để thích ứng với vấn đề già hóa dân số trong bối cảnh hiện nay, bà Mai nhấn mạnh: “Người cao tuổi là nguồn lực để phát triển xã hội. Chúng ta cần tiếp tục động viên người cao tuổi làm những công việc phù hợp, để họ có đời sống tinh thần vui hơn, nâng cao sức khỏe và cải thiện thu nhập, dù ít hay nhiều cũng đều đáng quý”. Ông Phạm Đại Đồng - Trưởng phòng Người cao tuổi (Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cũng cho rằng, cần có các chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi, không phải thế chấp tài sản và có sự bảo lãnh của Hội Người cao tuổi cấp xã để sản xuất, kinh doanh quy mô vừa và nhỏ; có chính sách miễn giảm phí học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp tình hình thực tế của địa phương nơi người cao tuổi cư trú; chính sách miễn giảm phí chuyển giao công nghệ, khuyến khích hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh.

“Nhà nước cũng cần cung cấp cơ hội đào tạo lại cho người cao tuổi để họ được nâng cao tay nghề và kỹ năng mới, giúp họ có khả năng cạnh tranh tìm việc làm ở thị trường lao động mới; đồng thời, thiết lập các trung tâm giới thiệu việc làm cho lao động cao tuổi để họ tiếp cận và nhận được sự hỗ trợ tìm việc làm; bảo đảm môi trường làm việc thuận lợi và bình đẳng cho người cao tuổi” - ông Đồng đề xuất.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tôn vinh 70 năm Giải phóng Thủ đô qua Lễ hội Áo dài Du lịch 2024

Tôn vinh 70 năm Giải phóng Thủ đô qua Lễ hội Áo dài Du lịch 2024

(LĐTĐ) Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội đã trở thành Lễ hội vào mỗi dịp tháng 10 hằng năm, với định hướng xây dựng một sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần quảng bá hình ảnh của Thủ đô Hà Nội, điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.
Vượt thách thức, tạo dựng chất lượng

Vượt thách thức, tạo dựng chất lượng

Gắn liền với 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội cũng trải qua chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển. Để rồi vượt qua bao gian khó, ngành GD&ĐT Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc, góp phần nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, vun đắp trí tuệ, tạo dựng chất lượng giáo dục toàn diện.
Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật “Tháng Mười, thu Hà Nội - Hi vọng, niềm tin”

Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật “Tháng Mười, thu Hà Nội - Hi vọng, niềm tin”

(LĐTĐ) Hội Người mù thành phố Hà Nội tổ chức chương trình nghệ thuật “Tháng Mười, thu Hà Nội - Hi vọng, niềm tin”; biểu dương “Người tốt, việc tốt”; trao giải các cuộc thi; tổng kết chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ khoa học LĐLĐ thành phố Hà Nội

Sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ khoa học LĐLĐ thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày 4/10, Câu lạc bộ Nữ khoa học Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức sinh hoạt quý III năm 2024. Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Thu Thủy dự chương trình.
Cuộc thi Ảnh nghệ thuật 2024: Tôn vinh vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam

Cuộc thi Ảnh nghệ thuật 2024: Tôn vinh vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 4/10, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức Lễ khai mạc và trao giải thưởng Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
Gia Lâm:  Nhiều công trình được gắn biển chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Gia Lâm: Nhiều công trình được gắn biển chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Huyện ủy- Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân (UBND) - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Gia Lâm vừa tổ chức khánh thành, gắn biển 2 công trình cấp Thành phố cho Trường Trung học phổ thông (THPT) Dương Xá, Trường Mầm non Sao Khuê và gắn biển công trình cấp huyện cho Trường Tiểu học Đại Hưng.
Ra mắt Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - công trình ý nghĩa chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

Ra mắt Không gian văn hóa Hồ Chí Minh - công trình ý nghĩa chào mừng 70 năm giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Với việc xây dựng và ra mắt mô hình “Không gian văn hóa Hồ Chí Minh”, Trường THCS Thạch Bàn (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đây cũng là địa chỉ giáo dục truyền thống, vun đắp cho các thế hệ học trò thêm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Tin khác

Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu

Đào tạo lao động tay nghề cao đi tắt để đón đầu

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ đang xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn kinh tế lớn trong “vòng xoáy” kỷ nguyên công nghệ cao.
Doanh nghiệp nỗ lực để "Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn" cho người lao động

Doanh nghiệp nỗ lực để "Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn" cho người lao động

(LĐTĐ) Được thành lập từ năm 2006, với 100% vốn đầu tư từ Nhật Bản, Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam hiện đang tạo việc làm cho khoảng 5.300 lao động với thu nhập bình quân đạt 12,2 triệu đồng/người/tháng. Với những nỗ lực trong chăm lo bảo đảm đời sống, việc làm cho người lao động, năm 2024, Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
9 tháng, Hà Nội vượt kế hoạch năm về giải quyết việc làm

9 tháng, Hà Nội vượt kế hoạch năm về giải quyết việc làm

(LĐTĐ) Nhờ chú trọng thực hiện các giải pháp tạo việc làm mới cho người lao động, 9 tháng năm 2024, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 178.747/165.000 lao động, đạt 108,3 % kế hoạch năm.
Hapulico được tôn vinh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024

Hapulico được tôn vinh doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động năm 2024

(LĐTĐ) Trải qua 42 năm xây dựng và phát triển, việc quan tâm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần người lao động luôn được Đảng bộ, Ban lãnh đạo, Ban chấp hành Công đoàn Công Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và Thiết bị đô thị (Hapulico) coi là mục tiêu quan trọng nhất và đó cũng chính là chương trình hành động xuyên suốt trong thời gian qua.
Hải Phòng: Hơn 5.000 vị trí tuyển dụng, tuyển sinh tại Phiên giao dịch việc làm 2024

Hải Phòng: Hơn 5.000 vị trí tuyển dụng, tuyển sinh tại Phiên giao dịch việc làm 2024

(LĐTĐ) Ngày 29/9, Ủy ban nhân dân quận Ngô Quyền (Hải Phòng) phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thành phố tổ chức Phiên giao dịch việc làm và tư vấn nghề nghiệp quận Ngô Quyền năm 2024.
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận thị trường lao động

(LĐTĐ) Ngày hội giao dịch việc làm được tổ chức tại quận Tây Hồ được coi là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp, người lao động trên địa bàn quận và khu vực lân cận đến gần nhau hơn, đặc biệt là tạo cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ, nhất là học sinh cuối cấp tiếp cận thị trường lao động.
Nghệ An: Sôi nổi Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm trong KCN WHA và Nam Cấm

Nghệ An: Sôi nổi Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm trong KCN WHA và Nam Cấm

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An phối hợp cùng UBND huyện Nghi Lộc tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc và người lao động các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Cơ hội cho sinh viên tiếp cận sớm thị trường lao động

Cơ hội cho sinh viên tiếp cận sớm thị trường lao động

(LĐTĐ) Ngày 26/9, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Đông Á (EAUT) tổ chức Phiên giao dịch việc làm dưới hình thức Festival tuyển dụng, tạo cơ hội tiếp cận hơn 3.000 chỉ tiêu tuyển dụng cho sinh viên.
Thành phố Hồ Chí Minh: “Khát” lao động các ngành công nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: “Khát” lao động các ngành công nghiệp

(LĐTĐ) Công nghiệp (CN) là thế mạnh và được xem là một trong những đặc trưng của nền kinh tế lớn nhất cả nước - Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). Vì thế trong chiến lược phát triển kinh tế, Thành phố đặc biệt coi trọng sự phát triển các ngành CN, mà một trong những nội dung then chốt là đào tạo, nâng cao tay nghề và thu hút việc làm trong lĩnh vực hết sức quan trọng này.
Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

Khó khăn bủa vây lao động trung niên tìm việc

(LĐTĐ) Dù có lợi thế hơn so với lao động trẻ về mặt kinh nghiệm, song lao động trung niên lại bị “vướng” định kiến là có năng suất làm việc kém hơn, hoặc khó thích nghi với những thay đổi và công nghệ mới. Điều này dẫn đến việc họ ít có cơ hội được phỏng vấn và tuyển dụng, nên gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm.
Xem thêm
Phiên bản di động