Tái thiết di sản công nghiệp thành không gian công cộng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, Việt Nam đã xuất hiện một vài công trình chuyển đổi thành không gian công cộng và sáng tạo từ các nhà máy sản xuất công nghiệp cũ quy mô nhỏ do các nhà đầu tư tư nhân triển khai. Mặc dù nhận được sự ủng hộ đông đảo của cộng đồng, các công trình vẫn còn rất non trẻ với quy mô nhỏ lẻ, tự phát và còn gặp nhiều thách thức.
Tạo lập không gian công cộng cho người dân Mở rộng không gian đi bộ để phát huy tiềm năng

Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1). Trong đó phải kể đến như: Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH một thành viên Thuốc lá Thăng Long; Nhà máy xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội...

Tái thiết di sản công nghiệp thành không gian công cộng
Hội thảo “Tái thiết di sản công nghiệp 2022 - Đổi mới và bền vững” thu hút nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế tham dự.

Nghị quyết này đã mở ra nhiều câu hỏi về phương thức di dời, chuyển đổi các nhà máy công trình này, đồng thời về kế hoạch quản lý và tiếp quản các khu đất trống sau khi di dời. Những vấn đề này gây ra nhiều thách thức cho Thành phố khi chưa có chính sách, quy định, phương thức thẩm định di sản công nghiệp và chưa có mô hình tái thiết di sản thành công nào. Bên cạnh đó, ở Việt Nam, mô hình kinh tế sáng tạo dành cho di sản công nghiệp cũng chưa thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư do nhận thức về các khu vực công nghiệp cũ được gắn với hình ảnh cũ nát, tồi tàn, kém hấp dẫn.

Trong bối cảnh đó, chuỗi Hội thảo “Tái thiết di sản công nghiệp 2022 - Đổi mới và bền vững” vừa tổ chức mới đây đã nhận được sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư, các chuyên gia trong lĩnh vực di sản, văn hóa, kiến trúc, xây dựng trong nước và quốc tế. Hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm phát triển di sản công nghiệp giữa các chuyên gia đến từ châu Âu và Việt Nam. Chuỗi hội thảo được hỗ trợ tổ chức bởi Quỹ Văn hóa Pháp Đức, Viện Goethe, Viện Pháp, Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Hội đồng Anh Việt Nam, UNESCO Việt Nam cùng các đơn vị liên quan.

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Phạm Lan Anh - Trưởng phòng Di sản, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội cho biết, khái niệm di sản công nghiệp ở các nước phương Tây đã có từ lâu, đặc biệt ở Đức, Pháp hay Anh. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn xa lạ. Thành ủy Hà Nội mới ban hành Nghị quyết về công nghiệp văn hoá vào tháng 2 năm nay. Vì vậy, các nội dung và hoạt động thuộc công nghiệp văn hoá, liên quan đến phát triển Thành phố sáng tạo... là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ đối với Thủ đô.

“Tuy nhiên, chúng tôi rất quan tâm và hy vọng rằng di sản công nghiệp sẽ trở thành một phần của di sản đô thị, di sản văn hoá của Thủ đô. Với những giá trị của di sản công nghiệp, tôi nhận thấy di sản công nghiệp có nhiều tiềm năng và khả năng có thể thực thi để trở thành không gian văn hoá sáng tạo ở trên địa bàn Thành phố. Song, các cơ chế, chính sách và hỗ trợ cho việc này chưa được khả thi để có thể trở thành như chúng ta mong muốn”, bà Phạm Lan Anh nhận định.

Tương tự, PGS.TS.KTS Phạm Thúy Loan, đại diện Mạng lưới bảo tồn di sản công nghiệp châu Á tại Việt Nam cho biết, di sản công nghiệp là một phần không thể tách rời của di sản văn hoá nói chung. Các cơ sở công nghiệp quy mô lớn cũng thường gắn với lịch sử thuộc địa hoá, hiện đại hoá, công nghiệp hoá, đô thị hoá của các địa phương, các quốc gia. Nó là những vật chứng, giúp chúng ta kể các câu chuyện về nơi chốn và thành phố, chính là duy trì bản sắc của các đô thị. Các công trình công nghiệp hoàn toàn xứng đáng là đối tượng được đánh giá, xem xét và đưa vào danh sách các công trình kiến trúc có giá trị của các địa phương, để từ đó có giải pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý để phát huy giá trị của di sản công nghiệp, nếu không nhiều di sản công nghiệp có giá trị sẽ bị xóa sổ.

Ở châu Âu, các giá trị di sản công nghiệp được công nhận và rất thành công. Ví như, vườn ươm mầm Start-up lớn nhất thế giới Station F ở Pháp từng là một nhà ga vào đầu thế kỷ trước, sau 3 năm được xây sửa đã trở thành điểm hẹn của các công ty khởi nghiệp. Hay trụ sở của Google ở Campus Marid, Tây Ban Nha trước đây là nhà ga nay đã trở thành một thung lũng công nghệ được chú ý nhất thế giới. Điểm chung của các dự án này là đều được kết hợp với nhiều phương pháp và công nghệ tiên tiến để tạo ra công trình tái thiết đáp ứng cả 3 yếu tố: Hiệu quả kinh tế, bảo tồn văn hóa và thân thiện môi trường. Điều đó cho thấy di sản công nghiệp đang nắm giữ tiềm năng lớn để tạo ra hình ảnh tích cực, độc đáo và mang lại các giá trị kinh tế cho khu vực địa phương.

Tại Hội thảo, Giáo sư Helmuth Albrecht - Thành viên Ban Lãnh đạo, Ủy ban Quốc tế về Bảo tồn Di sản Công nghiệp (Đức) bày tỏ mối quan tâm về thúc đẩy nhận diện các di sản công nghiệp và cơ hội triển khai các nghiên cứu chuyên sâu, tìm kiếm các cơ hội hợp tác cho các mô hình di sản công nghiệp thí điểm tại Việt Nam. Chia sẻ kinh nghiệm tái thiết di sản công nghiệp tại châu Âu, Giáo sư Helmuth Albrecht khẳng định vấn đề bảo tồn và tái thiết di sản công nghiệp cần được đặc biệt quan tâm và phải thúc đẩy sự tham gia, sự sáng tạo của xã hội và đặc biệt là người trẻ trong câu chuyện này./.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Tin khác

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi tại các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hương Sơn, An Tiến.
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

(LĐTĐ) Sau 2 tuần triển khai với 4 buổi thi trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 200.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời câu hỏi trên Fanpage Thành đoàn Hà Nội.
Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đông Anh tổ chức Đại hội thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024.
Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước (25/7) hằng năm, công tác truyền thông nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình, cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em được thành phố Hà Nội chú trọng.
Xem thêm
Phiên bản di động