Tái hòa nhập việc làm cho lao động di cư về nước trong ASEAN
Nữ lao động di cư: Gian nan hành trình vượt qua đại dịch Hỗ trợ lao động di cư, tự do: Cần nhanh chóng và linh hoạt Sẻ chia khó khăn với nữ lao động di cư, lao động tự do |
Hội thảo nhằm trình bày và trao đổi về dự thảo báo cáo Nghiên cứu Quốc gia của Việt Nam “Tái hòa nhập thị trường lao động cho lao động di cư trở về trong khu vực ASEAN” để hiểu rõ hơn những thách thức, cơ hội mà lao động di cư trở về gặp phải trong việc tái hòa nhập vào cộng đồng và nơi làm việc. Trên cơ sở đó, Hội thảo thảo luận về một số khuyến nghị chính sách, giải pháp nhằm hỗ trợ hơn nữa cho người lao động.
Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan khai mạc Hội thảo |
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Bá Hoan đã điểm lại những chuyển biến tích cực của thị trường lao động trong nước nói chung, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng và nhấn mạnh vai trò quan trọng của lực lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cần được huy động và sử dụng có hiệu quả vì mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một chủ trương được Đảng và Nhà nước quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động về nước đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho mình và cho người khác.
Theo báo cáo tại Hội thảo, thời gian qua, công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng; thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt; thị phần của lao động Việt Nam tại một số nước, vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gia tăng đáng kể. Nhiều thị trường mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Séc, Slovakia, Rumani...
Chuyên gia trao đổi tại Hội thảo |
Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt qua con số 100.000 người/năm; trong giai đoạn từ 2013 đến 2021 đã đưa được gần 1 triệu lao động lao động đi làm việc ở nước ngoài; lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước; đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống người lao động. Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã mang lại những chuyển biến tích cực của thị trường lao động trong nước nói chung và với việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nói riêng.
Tại Hội thảo, qua những trao đổi của các bên liên quan đã cung cấp được cái nhìn tổng thể đầy đủ và sát thực, từ đó đưa ra các khuyến nghị về hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài quay trở về một cách hiệu quả cũng như kết nối giữa thị trường lao động trong nước và khu vực.
Nhìn chung, di cư lao động quốc tế nói chung và di cư lao động trong ASEAN đã gia tăng trong những thập kỷ qua. Dù chững lại trong giai đoạn đại dịch Covid-19, thị trường lao động ngoài nước đã gần như phục hồi sau đại dịch với số người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua trở lại đạt mức trước đại dịch.
Chuyên gia trao đổi tại hội thảo |
Tuy nhiên, với những kinh nghiệm về ứng phó với khủng hoảng thu được trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã có nhiều đổi mới trong chính sách cũng như hướng tiếp cận để có thể bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cũng như tận dụng những thế mạnh mà lực lượng lao động có kinh nghiệm này có thể mang lại cho nền kinh tế.
Tại Hội thảo, bà Katherine Loh - Tư vấn quốc tế bày tỏ sự ủng hộ đối với dự án tái hòa nhập việc làm cho lao động di cư. "Lao động di cư quay về cần được hỗ trợ an sinh. Những người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về đều nói rằng, những kinh nghiệm, kiến thức họ có được trong quá trình làm việc thật sự giá trị. Nếu được hỗ trợ, khi trở về nhóm lao động này sẽ có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, xã hội qua những kinh nghiệm họ có được trong thời gian làm việc tại nước ngoài", bà Katherine Loh chia sẻ.
Dự kiến, Báo cáo quốc gia của Việt Nam sẽ được hoàn thiện trong Quý I năm 2023. Trong giai đoạn tiếp theo, Báo cáo của Việt Nam sẽ được sử dụng làm tiền đề để xây dựng phương pháp tiếp cận vấn đề với các quốc gia trong khu vực ASEAN nhằm xây dựng báo cáo cấp khu vực về Tái hòa nhập cho lao động di cư trở về.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (26/11): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Tin khác
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Việc làm 22/11/2024 21:29
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Hà Nội: Doanh nghiệp có xu hướng tăng tuyển dụng mùa cuối năm
Việc làm 17/11/2024 06:12
Thị trường lao động TP.HCM: Đến hẹn… lại thiếu!
Việc làm 14/11/2024 14:37
Điểm danh 10 nhóm ngành nghề “hot” trong tương lai
Infographic 12/11/2024 13:44
Công đoàn đồng hành cùng doanh nghiệp thúc đẩy phong trào sáng kiến cải tiến
Việc làm 12/11/2024 06:12
Hà Nội: Phát huy vai trò của phụ nữ trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Việc làm 09/11/2024 06:56
Cơ hội tiếp cận việc làm tốt, thu nhập hấp dẫn
Việc làm 08/11/2024 22:43
Sắp diễn ra hội chợ việc làm và trao giải “Lao động về nước lập nghiệp thành công năm 2024”
Việc làm 07/11/2024 15:00