Tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần, giao địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 đã hoàn thành trên 90%, khởi công 6/7 dự án thành phần. Còn dự án thành phần 3 là dự án đường cao tốc, dự án PPP.
Hà Nội: Đẩy mạnh triển khai tái định cư phục vụ thi công Vành đai 4 Huyện Thường Tín chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4 hơn 815 tỷ đồng Huyện Đan Phượng: Phấn đấu đến 31/12 hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ VI, ngày 9/11, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Đoàn thành phố Hà Nội) bày tỏ nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này cũng như 5 nhóm cơ chế, chính sách trong dự thảo.

Đại biểu cho biết, dự án Đường vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội là dự án đường bộ có tính chất liên vùng, quy mô lớn, đa dạng hình thức và nguồn vốn, đã và đang được triển khai rất tích cực. Công tác giải phóng mặt bằng hoàn thành trên 90%, khởi công 6/7 dự án thành phần. Còn dự án thành phần 3 là dự án đường cao tốc, dự án PPP.

Hiện Hội đồng thẩm định Nhà nước đang tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, dự kiến hoàn thành trong tháng 11, làm cơ sở để phê duyệt dự án trong tháng 12/2023 đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư và khởi công trong năm 2024.

Tổng mức đầu tư dự án thành phần ba là 56.294 tỷ đồng, bao gồm tiểu dự án sử dụng phần vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình hệ thống cơ sở hạ tầng trong dự án PPP là 26.768 tỷ đồng và phần dự án sử dụng vốn nhà đầu tư là 29.526 tỷ đồng.

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần, giao địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện
Đại biểu Nguyễn Phi Thường nhất trí với sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội. Ảnh: Quốc hội

Từ thực tế triển khai dự án đường vành đai 4 vùng Thủ đô, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội đề nghị xem xét bổ sung 4 nội dung của dự thảo Nghị quyết.

Ông cho biết khó khăn, vướng mắc khi triển khai thực hiện tiểu dự án đầu tư công trong dự án PPP vì có 3 nội dung chưa thống nhất giữa Luật PPP và Nghị định 35.

Cụ thể là: Chưa thống nhất về cơ quan lập thiết kế sau thiết kế cơ sở và dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công; chưa thống nhất về cơ quan thẩm định phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công; chưa thống nhất về thời điểm phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn đầu tư công.

“Tiểu dự án đầu tư công thuộc dự án thành phần 3 PPP của dự án đường Vành đai 4 phải tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế dự toán sau thiết kế cơ sở đối với tiểu dự án số vốn ngân sách nhà nước tham gia trong tổng thể dự án PPP rồi mới tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 4 Điều 49 của Nghị định 35.

Theo đó, sẽ kéo dài thời gian 1 năm mới có thể lựa chọn nhà đầu tư làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện dự án PPP. Nếu triển khai thực hiện đấu thầu ngay sau khi phê duyệt dự án thì sẽ rút ngắn được rất nhiều thời gian.

Đồng thời, cơ quan chuyên môn vẫn tổ chức thẩm định thiết kế dự án sau thiết kế cơ sở khi đã lựa chọn nhà đầu tư để kiểm soát tiểu dự án đầu tư công. Vấn đề này không chỉ đặt ra đối với riêng dự án đường Vành đai 4 mà là vấn đề chung đặt ra đối với các dự án PPP có tiểu dự án vốn đầu tư công tham gia”, đại biểu phân tích.

Từ thực tiễn nêu trên, đại biểu Nguyễn Phi Thường đề nghị nghiên cứu xem xét bổ sung, cập nhật, thống nhất quy định này vào Điều 4 dự thảo Nghị quyết theo hướng cho phép cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu để lựa chọn nhà đầu tư ngay sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt.

Doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư trúng thầu thành lập có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế sau thiết kế cơ sở dự toán đối với tiểu dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng để tổ chức thẩm định làm cơ sở phê duyệt.

Đại biểu Nguyễn Phi Thường cũng góp ý về cơ chế quản lý tài chính, thanh toán đối với vốn ngân sách nhà nước tham gia trong dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Cụ thể, đối với phương thức tách thành tiểu dự án trong dự án PPP, thanh toán tối đa 50% giá trị tiểu dự án vốn đầu tư công khi hoàn thành công trình thuộc tiểu dự án và thanh toán giá trị còn lại khi được xác nhận hoàn thành công trình.

Đối với phương thức bố trí hạng mục cụ thể theo tỷ lệ và giá trị tiến độ, điều kiện quy định tại hợp đồng chỉ được thanh toán cho khối lượng hạng mục hoàn thành đã được xác nhận và theo tỷ lệ các nguồn vốn giá trị tiến độ, điều kiện được quy định tại hợp đồng dự án PPP, phù hợp với kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn hàng năm quy định tại Nghị định số 28/2022/NĐ-CP.

Tách giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần, giao địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện
Toàn cảnh phiên thảo luận. Ảnh: Quốc hội

Theo các quy định trên nhà đầu tư phải chủ động bỏ vốn chủ sở hữu, vốn vay để thực hiện các hạng mục công trình trước, bao gồm cả phần chi phí thuộc phần vốn Nhà nước tham gia và chỉ sau khi hạng mục công trình đó được cơ quan ký kết hợp đồng dự án xác nhận đã hoàn thành thì mới được Nhà nước giải ngân.

Theo đại biểu, việc này làm giảm tính hấp dẫn nhà đầu tư tham gia, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi thu xếp, bố trí vốn triển khai dự án cũng như ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Vì vậy, cần quy định theo hướng phần vốn nhà nước tham gia trong dự án PPP được thanh toán giải ngân theo tiến độ, tỷ lệ tương ứng với phần vốn chủ sở hữu, vốn tín dụng do nhà đầu tư huy động.

Về việc giao một Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án qua nhiều địa phương, đại biểu Nguyễn Phi Thường cho rằng, dự án công trình giao thông đường bộ đi qua nhiều địa phương, tương ứng với cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng khác nhau. Cùng với đó là việc đan xen nguồn vốn khác nhau sẽ làm khó khăn không nhỏ cho cơ quan chủ quản trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư dự án.

Từ thực tiễn triển khai dự án tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô, cần cập nhật bổ sung cơ chế đối với loại dự án này vào Điều 6 dự thảo Nghị quyết theo hướng: Tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án thành phần hoặc tiểu dự án trong dự án tổng thể và giao cho các địa phương có tuyến đường đi qua thực hiện. Việc bố trí vốn của địa phương và ngân sách Trung ương ưu tiên bố trí đủ cho dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng tại từng địa phương. Với dự án đầu tư xây lắp sử dụng đa dạng nguồn vốn, linh hoạt cơ cấu nguồn vốn.

Về cơ chế, chính sách đặc thù về mỏ vật liệu, đại biểu đề nghị bổ sung vào Điều 7 dự thảo Nghị quyết định hướng chính sách cho phép tiếp tục giao cho các nhà thầu thi công khác trong cùng dự án được khai thác phần khối lượng còn lại phục vụ dự án mà không phải thực hiện thủ tục đăng ký khai thác theo cơ chế đặc thù; thời gian thực hiện cơ chế đặc thù cho khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thực hiện cho đến khi kết thúc hoàn thành dự án.

Thực tế dự án tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô cơ chế này được thực hiện trong thời gian 2 năm. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện đối với dự án thành phần 3 vẫn đang trong giai đoạn thẩm định dự án đầu tư và nhiều khả năng không kịp thời gian để thực hiện chính sách đặc thù này sẽ phải báo cáo Quốc hội điều chỉnh gia hạn thời gian làm ảnh hưởng tiến độ chung của toàn dự án.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024

(LĐTĐ) Trong 11 tháng năm 2024, lượng khách quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ước đạt 5.336.000 lượt, khách trong nước đạt 34.132.034 lượt, đem về tổng thu cho Thành phố hơn 173.500 tỷ đồng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.

Tin khác

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica

Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica từ ngày 19 - 21/11. Sáng ngày 20/11 (giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia

Chiều 20/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đang thăm chính thức Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô

(LĐTĐ) Danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô Hà Nội là danh hiệu tặng thưởng cho các cá nhân người nước ngoài có đóng góp xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô hoặc mở rộng, tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, quan hệ hợp tác quốc tế của Thủ đô vì mục tiêu hòa bình, tiến bộ xã hội...
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(LĐTĐ) Theo Nghị quyết 1256/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Khóa 15 (Nghị quyết số 1256) có hiệu lực từ 1/1/2025, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ có 7 đơn vị hành chính cấp huyện (4 huyện, 1 thị xã và 2 thành phố), 77 đơn vị hành chính cấp xã (42 xã, 28 phường và 7 thị trấn).
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tiếp tục nội dung Kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động