Lao động “nhảy việc” sau Tết:

Suy nghĩ kỹ hơn… trước khi cập bến

(LĐTĐ) Tết sắp đến, không ít doanh nghiệp đau đầu với chuyện thưởng Tết, thì sau tết Nguyên Đán họ cũng đau đầu không kém vì tình trạng khan hiếm lao động, khiến doanh nghiệp phải đăng tin tuyển nhân sự liên tục. 
suy nghi ky hon truoc khi cap ben Lao động trẻ “nhảy việc” vì thiếu định hướng nghề nghiệp
suy nghi ky hon truoc khi cap ben Nhiều rủi ro khi nhảy việc
suy nghi ky hon truoc khi cap ben “Nhảy việc” câu chuyện cũ mà mới

Muôn vàn lý do nhảy việc

Theo kết quả khảo sát của JobStreet.com, mạng quảng cáo việc làm số 1 trong khu vực Đông Nam Á, tỷ lệ người lao động có nhu cầu thay đổi việc làm sau Tết thường ở mức 66%. Trong đó, chiếm phần lớn là lao động trẻ. Đây là những đối tượng ham học hỏi và thích có môi trường làm việc năng động, phù hợp với sở trường của bản thân và chế độ lương, thưởng cao.

suy nghi ky hon truoc khi cap ben
Lao động tìm kiếm cơ hội việc làm mới trong chươnng trình Ngày hội việc làm do báo Lao động Thủ đô tổ chức

Sau một năm nỗ lực làm việc, hoàn thành công việc được giao, song anh Trần Văn An (sinh năm 1993) quê ở Nghệ An hiện đang là một nhân viên công nghệ thông tin ở quận Hà Đông vẫn quyết định đầu năm nay chuyển sang công ty mới. Anh An cho biết, mức lương của anh ở công ty cũ khá thấp, không xứng đáng với nỗ lực mà anh bỏ ra, điều quan trọng là nơi làm việc không đủ hấp dẫn giữ chân lao động.

“Môi trường ở công ty cũ quá gò bó. Công việc lặp đi lặp lại một cách nhàm chán như chính con đường mà tôi đang đi mấy năm nay vậy. Tôi muốn được thử sức ở một môi trường làm việc khác mới mẻ hơn”, anh An chia sẻ.

Dưới góc độ nhà tuyển dụng, đa số đều cho rằng người trẻ có thể chuyển việc, nhưng nếu chuyển quá nhiều công việc trong 1 thời gian ngắn, họ không đánh giá cao ứng viên đó cho vị trí công việc tiếp theo. Do đó, lao động trẻ cần lưu ý "nhảy việc"có thể mở rộng con đường thăng tiến nhưng hết sức cẩn trọng vì nó là con dao hai lưỡi.

Nếu không xác định rõ mục tiêu, thì có nhảy việc nhiều lần cũng vẫn phải bắt đầu lại với mức lương khởi điểm. Theo các chuyên gia nhân sự, đầu năm là thời điểm có nhiều cơ hội để người lao động tìm được công việc mới đúng như mong muốn. Thực tế là sau Tết, các công ty cần một lượng lớn nhân sự để thay thế những người nghỉ việc vào cuối năm trước hoặc tuyển mới hàng loạt vị trí để đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Được đánh giá có năng lực, đóng góp nhiều sáng kiến gia tăng doanh thu cho cơ quan, tuy nhiên anh Dũng, sinh năm 1981, Trưởng phòng một ngân hàng thương mại trên đường LángHạ (Đống Đa) vẫn quyết định rời bỏ công việc đến với một công ty khác. Anh Dũng cho hay:“Có lẽ với độ tuổi của mình, nhảy việc là khá mạo hiểm.

Áp lực tâm lý quá nặng nề khiến mình dành trọn cả 2,3 tháng trước Tết suy nghĩ để có thể đưa ra quyết định này”. Anh Dũng nhận định, công việc mới, chuyên môn khác có thể không mang lại thu nhập cao hơn, song môi trường làm việc mới sẽ khiến anh cảm thấy hứng thú và thoải mái hơn. Anh Dũng nói: “ Mặc dù sẽ có khó khăn nhất định, nhưng tôi nghĩ đó là điều mình nên làm”.

Tính toán khá kỹ lưỡng trước khi nghỉ việc, chị Bùi Thị Chinh (Trần Quốc Vượng, Cầu Giấy) vừa trải qua quãng thời gian thử việc ở một công ty bất động sản. Mặc dù đang trong thời gian được hưởng lương như một nhân viên chính thức nhưng chị Chinh đã lên kế hoạch nghỉ việc sau Tết.

Nói về ý định của mình, chị Chinh tâm sự: “Môi trường làm việc ở công ty tôi khá tốt, lương cơ bản ổn so với mặt bằng chung. Nhưng tôi là một người có cá tính mạnh, việc công ty chỉ tôn trọng ý kiến của những người có thâm niên, chưa coi trọng đóng góp của lao động mới khiến tôi không hài lòng. Do đó, tôi dự định ra Tết một tháng sẽ nghỉ việc vì đợi xem thưởng Tết của công ty, mặt khác khoảng tháng 2 thời gian làm việc khá ít nhưng vẫn được hưởng nguyên lương, nhiều lao động được lợi”.

Ngoài những lý do được nêu trên còn có vô vàn lý do khác để người lao động lựa chọn nhảy việc sau Tết như: Mức sống ở thành phố quá cao, số lương hiện tại không đủ trang trải; không có cơ hội thăng tiến trong công việc; không phát huy được hết năng lực của mình; không được đánh giá cao hay muốn trở về quê xây dựng sự nghiệp, phục vụ quê hương sau khi đã tích lũy đủ vốn liếng và kinh nghiệm…

Cẩn thận với quyết định của mình

Dù chưa phải là hiện tượng “chảy máu chất xám” đáng báo động nhưng tình trạng người lao động thay đổi công việc sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán đã trở thành một xu thế bất biến trong thị trường lao động tại các địa phương mà đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho các cơ quan, doanh nghiệp thường xuyên bất ngờ rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân lực ngay sau khi triển khai công việc trong đầu năm mới ở mức báo động. Việc giữ chân lao động trở thành bài toán nan giải đối với người sử dụng lao động.

Để tránh tình trạng lao động nhảy việc sau Tết, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, các doanh nghiệp đã đưa ra những giải pháp khác nhau để giữ chân người lao động. Chị Phương Thị Hường, trưởng phòng nhân sự Công ty TNHH Deasung Việt Nam cho biết: “Nắm bắt được tâm lý của người lao động, công ty tôi luôn tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, liên tục đổi mới và có những chế độ đãi ngộ tốt đối với nhân viên.

Hằng năm công ty đều tổ chức tặng quà, thưởng tiền Tết Tây, Tết Ta khá hậu hĩnh, có cả tháng lương thứ 13 và thưởng thêm cho những nhân viên có thành tích tốt. Ngoài ra, để đề phòng ngay từ đầu, trong hợp đồng lao động ký kết với nhân viên, công ty luôn có điều khoản đề nghị nếu muốn nghỉ việc phải thông báo trước ít nhất 45 ngày. Trong các khoản thưởng Tết, công ty thường sẽ trao cho công nhân một nửa số tiền còn một nửa đợi qua Tết làm việc ổn định lại sẽ trao nốt”.

Không chỉ công ty Deasung, hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã chủ động giữ chân người lao động bằng nhiều hình thức phúc lợi như chăm lo Tết chu đáo, hỗ trợ xe đưa đón… nên tình trạng lao động bỏ việc, không trở lại sau Tết đã có phần giảm bớt. Đa số những đơn vị nào chăm lo tốt cho người lao động thì sau Tết số lượng người quay trở lại làm việc theo đúng lịch hẹn khá đông. Số lao động tuyển mới của doanh nghiệp trong đầu năm mới đều hướng tới công việc ổn định, lâu dài.

Theo một nhân viên lâu năm làm việc trong lĩnh vực tư vấn việc làm nhận định, thay đổi môi trường làm việc, "nhảy việc" là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường, khi mối quan tâm lớn nhất của người lao động là quyền lợi, thu nhập và khả năng thăng tiến. Điều này sẽ tạo ra sự xáo trộn không nhỏ trong thị trường lao động. Dù vậy, đối với những lao động trẻ, mới bắt đầu sự nghiệp, thay đổi công việc một cách hợp lý sẽ giúp họ gặt hái được thành công.

Dưới góc độ nhà tuyển dụng, đa số đều cho rằng người trẻ có thể chuyển việc, nhưng nếu chuyển quá nhiều công việc trong 1 thời gian ngắn, họ không đánh giá cao ứng viên đó cho vị trí công việc tiếp theo. Do đó, lao động trẻ cần lưu ý "nhảy việc"có thể mở rộng con đường thăng tiến nhưng hết sức cẩn trọng vì nó là con dao hai lưỡi. Nếu không xác định rõ mục tiêu, thì có nhảy việc nhiều lần cũng vẫn phải bắt đầu lại với mức lương khởi điểm.

Theo các chuyên gia nhân sự, đầu năm là thời điểm có nhiều cơ hội để người lao động tìm được công việc mới đúng như mong muốn. Thực tế là sau Tết, các công ty cần một lượng lớn nhân sự để thay thế những người nghỉ việc vào cuối năm trước hoặc tuyển mới hàng loạt vị trí để đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với sự cạnh tranh giữa các ứng viên trong cùng một vị trí sẽ khốc liệt hơn. Đối tượng cạnh tranh ngoài những người mất việc trước Tết còn có sinh viên vừa ra trường và người có ý định “nhảy việc”. Do đó, để tránh rơi vào cảnh thất nghiệp, người lao động cần cân nhắc và chuẩn bị thật kỹ trước khi nộp đơn xin nghỉ việc ở công ty hiện tại.

Mộc Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức khám sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức khám sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày 27/7, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm phối hợp với Bệnh viện Đa khoa huyện Gia Lâm tổ chức chương trình khám sức khỏe miễn phí cho đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ

Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ

(LĐTĐ) Tối 27/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đông Anh, Đoàn Khối các cơ quan thành phố Hà Nội phối hợp Huyện đoàn Đông Anh tổ chức chương trình “Thắp nến tri ân” các Anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các liệt sĩ

(LĐTĐ) Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), đoàn đại biểu Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Uỷ ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng
Phụ nữ thành phố Vinh tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Phụ nữ thành phố Vinh tổ chức các hoạt động ý nghĩa nhân dịp 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn thành phố Vinh đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa thể hiện truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.
Hà Nội: Hơn 33,7 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa

Hà Nội: Hơn 33,7 tỷ đồng đóng góp vào Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa

(LĐTĐ) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội cho biết, tính đến 15h ngày 27/7, kết quả vận động đóng góp Quỹ Đền ơn, đáp nghĩa toàn Thành phố là 33,701 tỷ đồng, đạt 147,6% kế hoạch.
Lan tỏa yêu thương từ “Mẹ đỡ đầu” mang sắc phục Công an nhân dân

Lan tỏa yêu thương từ “Mẹ đỡ đầu” mang sắc phục Công an nhân dân

(LĐTĐ) Việc thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” mang ý nghĩa nhân văn rất lớn, là “cầu nối”, “điểm tựa” đầy tình thương, trách nhiệm, để các cháu có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được học tập, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội.
TS.BS Nguyễn Thành Nhơn ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt"

TS.BS Nguyễn Thành Nhơn ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt"

(LĐTĐ) Ngày 27/7, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ ra mắt sách "Nhân tố quyết định nên người thành đạt" của tác giả TS.BS Nguyễn Thành Nhơn.

Tin khác

Tận dụng công nghệ, kết nối hơn 41.000 việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố

Tận dụng công nghệ, kết nối hơn 41.000 việc làm cho lao động tại 6 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc đã diễn ra hôm nay (25/7), thu hút sự tham gia của 117 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng hơn 41 nghìn chỉ tiêu đa dạng các vị trí ngành nghề.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phát triển nhanh

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội luôn chú trọng nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.
Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Xem thêm
Phiên bản di động