Sức mạnh từ sự đồng lòng trong chống dịch Covid-19

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Chống dịch như chống giặc”, cùng với hệ thống chính trị, người dân ở các thôn, tổ dân phố, khu dân cư trên địa bàn Hà Nội cũng đã tích cực tham gia giám sát, trở thành cánh tay nối dài của chính quyền, ngành y tế, giúp người dân yên tâm, tin tưởng và thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn…
Hà Nội ghi nhận thêm 10 ca mắc Covid-19 Cần xử lý nghiêm các vi phạm phòng, chống dịch tại chợ dân sinh Hà Nội chủ động xây dựng các kịch bản, phương án chống dịch theo cấp độ

Thầm lặng ở các chốt kiểm dịch

Hơn 12 giờ trưa, dưới cái nắng như thiêu như đốt, lực lượng chức năng tại điểm giám sát y tế phòng chống dịch Covid-19 (hay còn gọi chốt kiểm soát dịch Covid-19) tại thôn Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội) vẫn miệt mài với nhiệm vụ kiểm soát các xe qua lại.

Khi người người đi đường vào khu vực khai báo, một thành viên của chốt tiến hành nhanh chóng đo thân nhiệt. Nếu phát hiện bất thường về thân nhiệt, ngay lập tức trường hợp nghi vấn sẽ được đưa vào khu riêng và không được vào thôn. Nếu qua điều tra dịch tễ, người dân có liên quan đến các ca bệnh trong cả nước thì lập tức báo lại với cơ quan chức năng, đưa đi cách ly tập trung.

Sức mạnh từ sự đồng lòng trong chống dịch Covid-19
Chốt kiểm soát dịch Covid-19 tại thôn Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh) làm tốt công tác kiểm soát người ra, vào thôn

Mục tiêu của chốt là không để “lọt lưới” các ca bệnh vào thôn. Đặc biệt, cố gắng quản lý người ra, vào đảm bảo công tác truy vết được nhanh nhất khi có sự cố xảy ra. Qua danh sách ghi lại tại chốt, chỉ từ 6 giờ sáng đến 12 trưa giờ cùng ngày đã có khoảng 20 lượt khách từ nơi khác đến được kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế.

Ngồi trong lều bạt dựng tạm bên lề đường ghi lại lịch trình di chuyển của các tài xế, bà Nguyễn Thị Tân (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân tập thể thôn Vĩnh Thanh) ướt đẫm mô hôi vì nắng nóng. Lau nhẹ những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, bà Tân chia sẻ: “Dù vất vả nhưng không ai được phép lơ là, chúng tôi đều nỗ lực bám chốt, kiểm soát đầy đủ người ra, vào thôn. Đối với khách từ nơi khác đến, chúng tôi đều đo thân nhiệt, yêu cầu sát khuẩn, khai báo y tế và ghi lại thông tin liên hệ khi cần. Khi tiếp xúc người đi đường, chúng tôi đều giữ khoảng cách hơn 2m, luôn đeo khẩu trang và liên khử khuẩn”.

Gắn bó với chốt từ lúc thành lập gần 3 tháng nay, bà Tân cho biết: “Chốt chia làm 4 ca, mỗi ca có 3 thành viên trực 24/24 giờ. Việc chia ca cũng được tính toán để mỗi lần giao ca mọi thành viên đều được về nhà dùng cơm đúng bữa. Trung bình mỗi ca, chúng tôi điều tra khoảng 20-30 người và phương tiện từ nơi khác đến đi vào thôn. Còn đối với người trong thôn, khi đi làm từ những nơi khác về thôn, chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra thân nhiệt”.

Ông Lê Duy Tính - Trưởng thôn Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc) cho biết, hiện nay, trên địa bàn thôn Vĩnh Thanh có 2 “chốt mềm” và 6 “chốt cứng”. Tức là 2 “chốt mềm” sẽ thực hiện việc kiểm soát người ra vào thôn, còn các “chốt cứng” còn lại được rào, chắn không để phương tiện qua lại mà không thông qua kiểm soát.

“Chúng tôi thực hiện từ khi bắt đầu từ có thông báo của huyện Đông Anh vào 5/5 và đến nay đã gần 3 tháng. Hiện tại, có khoảng 40 người được điều động tham gia tại 2 chốt trực, liên tục thay đổi nhân lực tùy thuộc vào tình hình thực tế mà vẫn đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Cụ thể, thôn đã phân công cho mỗi đoàn thể chịu trách nhiệm, giao nhiệm vụ cho 4 chốt trưởng, mỗi chốt sẽ chịu trách nhiệm 1 tuần”, Trường thôn Vĩnh Thanh cho biết.

Sức mạnh từ sự đồng lòng trong chống dịch Covid-19
Các chốt kiểm soát có nhiệm vụ đo thân nhiệt và ghi chép lại thông tin liên hệ của người ra, vào thôn

Được biết, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, thôn Vĩnh Thanh chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 nào, chỉ có quyết định cách ly F1, F2. Tuy nhiên, cả hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn thôn luôn đề cao tinh thần cảnh giác, trách nhiệm, các Tổ Covid-19 cộng đồng cũng thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch,

“Mọi người dân trong thôn đều có tinh thần trách nhiệm, thậm chí, có nhiều người còn tự xung phong ra các chốt trực làm nhiệm vụ. Đặc biệt, từ khi có chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống dịch, tôi cùng các ban ngành đoàn thể cũng thường xuyên kiểm tra và động viên các chốt kiểm soát. Đáng mừng là, gần 3 tháng nay tôi thường xuyên đi kiểm tra tại các chốt trực và không thấy có hiện tượng bỏ trực, chốt lúc nào cũng có người”, ông Lê Duy Tính bày tỏ.

“Chìa khóa” kiểm soát dịch ở cơ sở

Được biết, không chỉ tại thôn Vĩnh Thanh (xã Vĩnh Ngọc) mà hiện nay, trên địa bàn huyện Đông Anh, các thôn, xã đều lập chốt kiểm soát dịch như vậy. Còn nhớ, ngay từ những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5, Đông Anh là một trong những "điểm nóng" về dịch bệnh của Hà Nội, khi trên địa bàn có tới bốn ổ dịch có sự lây nhiễm trong cộng đồng, gồm: thôn Lỗ Giao (xã Việt Hùng), Khu tập thể ga Cổ Loa (xã Việt Hùng), thôn Bắc (xã Kim Nỗ) và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 (xã Kim Chung).

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Đông Anh đã có nhiều sáng tạo, đưa Đông Anh trở thành "điểm nóng an toàn". Sáng kiến quan trọng nhất trong phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn huyện Đông Anh là thực hiện "ba lớp cách ly", hay nhiều người gọi là "ba vòng bao vây".

Sức mạnh từ sự đồng lòng trong chống dịch Covid-19
Trên địa bàn huyện Đông Anh, các chốt kiểm soát đã phát huy được hiệu quả qua quá trình hoạt động

Để thực hiện được ba lớp cách ly, huyện Đông Anh đã nhận được sự đồng thuận của nhân dân. Huyện Đông Anh đã kết hợp các hình thức tuyên truyền, từ loa phát thanh, phát tờ rơi, cho đến các đội tuyên truyền lưu động… Người dân ủng hộ, cho nên huyện đã huy động được hàng nghìn tình nguyện viên tham gia "cắm chốt". Mỗi ca trực chốt thường có ba người, một ngày có ba ca luân phiên, bảo đảm kiểm soát 24/24 giờ. Cách làm này khiến huyện Đông Anh nhanh chóng ngăn chặn được việc lây lan dịch, bệnh trong cộng đồng; tránh được việc phải thực hiện giãn cách xã hội trên diện rộng.

Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay, tại các chốt kiểm soát dịch tại Đông Anh, đa phần người kiểm soát và người dân khi qua các chốt đều chấp hành quy định. Chị Nguyễn Thị Hường (Xuân Phương) đến làm việc tại Đông Anh cho biết: “Hoạt động kiểm soát dịch bệnh là việc làm rất cần thiết. Công việc của họ hạn chế lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, bảo vệ sự an toàn xã hội, trong đó có chúng tôi”.

Đó là những cách làm hay của các thôn, xã trên địa bàn huyện Đông Anh, còn tại các quận, huyện khác trên địa bàn Hà Nội, công tác phòng, chống dịch từ cơ sở cũng đã phát huy được hiệu quả. Điển hình, tại nhà E3 khu tập thể Phương Mai (quận Đống Đa), công tác phòng, chống dịch Covid-19 rất bài bản. Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố số 11 (phường Phương Mai) Phan Văn Yên thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân sống tại 5 nhà tập thể tổng vệ sinh dọn dẹp sân chơi chung, gầm cầu thang; phối hợp với Trạm Y tế phường phun thuốc khử khuẩn khu vực công cộng. “Mọi thông tin cơ bản về phòng, chống dịch đều được viết trên 6 bảng tin, đồng thời cập nhật trên nhóm Zalo của tổ dân phố”, ông Phan Văn Yên kể.

Sức mạnh từ sự đồng lòng trong chống dịch Covid-19
Tổ dân phố 23 (phường Thành Công, quận Ba Đình) làm nhiệm vụ nhắc nhở, không để người dân tụ tập đông người, tập thể dục thể thao

Còn tại Tổ dân phố 23 (phường Thành Công, quận Ba Đình), ông Nguyễn Quang Phúc, Trưởng ban Công tác mặt trận, Tổ trưởng Tổ dân phố cho biết, vào những đợt cao điểm dịch bệnh Covid-19 lây lan tại cộng đồng, công tác truyền thông được đẩy mạnh. Thành viên tổ giám sát thường xuyên “rà từng ngõ, gõ cửa từng nhà” để tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19 đến các hộ dân cư. Đặc biệt là gần 2 tháng nay, các thành viên trong Tổ Covid-19 cộng đồng của Tổ dân phố còn làm thêm nhiệm vụ duy trì các chốt trực tại công viên Indira Gandhi. Theo đó, mỗi sáng từ 5h-7h và chiều từ 17h-20h, các tổ giám sát làm nhiệm vụ nhắc nhở, không để người dân tụ tập đông người, tập thể dục thể thao.

Có thể thấy, hiện nay, nhiệm vụ khống chế, đẩy lùi và chiến thắng dịch Covid-19 đang rất khó khăn. Nhưng với sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn Hà Nội, chúng ta có lòng tin vào khả năng kiểm soát dịch bệnh, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới.

Kim Tiến - Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động