Sửa Luật Điện lực với 6 nhóm chính sách lớn

(LĐTĐ) Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian qua, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội về xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn.
Đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp EVNHANOI: Nhiều giải pháp nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng

Tiếp tục Phiên họp thứ 36, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện

Trình bày Tờ trình dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài cho biết, Dự thảo Luật gồm 9 chương, 121 điều, trong đó, kế thừa và có sửa đổi chủ yếu 62 điều về: quy định chung, cấp giấy phép hoạt động điện lực, thị trường điện, mua bán điện, giá điện…

Đồng thời bổ sung 59 điều gồm các nội dung về quy hoạch phát triển điện lực, chính sách đấu thầu chủ đầu tư các dự án nguồn điện, chính sách xử lý các nguồn điện khẩn cấp, các chính sách về năng lượng tái tạo, năng lượng mới, cơ chế mua bán điện trực tiếp, triển khai đầy đủ các cấp độ của thị trường điện cạnh tranh, các loại giá điện, giá mua bán điện theo thời gian trong ngày, giá điện nhiều thành phần…

Sửa Luật Điện lực với 6 nhóm chính sách lớn
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự thảo Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu rõ, Thường trực Ủy ban tán thành đề xuất ban hành Luật Điện lực (sửa đổi).

Đồng thời nhấn mạnh yêu cầu sửa đổi Luật cần thể chế hóa đầy đủ, toàn diện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia; tăng cường tính minh bạch trong các hoạt động điện lực, hướng tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh; xử lý, tháo gỡ những hạn chế, vướng mắc trong quy định của pháp luật về điện lực, đồng thời không hợp thức hóa các sai phạm trong lĩnh vực điện lực…

Trên cơ sở nhận diện các cơ sở chính trị và tổng kết các tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong thi hành Luật Điện lực thời gian qua, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội về xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) với 6 chính sách lớn.

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thống nhất việc sửa đổi Luật Điện lực cần bám sát Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Sửa Luật Điện lực với 6 nhóm chính sách lớn
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

Nhiều ý kiến cho rằng, để phát triển năng lượng tái tạo và các loại năng lượng mới, trong dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cần làm rõ chính sách cũng như tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư. Ngoài ra, cần chú trọng đến đảm bảo an ninh năng lượng, phân phối điện; nghĩa vụ của các nhóm liên quan đến quản lý Nhà nước về đảm bảo an ninh, cung cấp điện; chính sách phát triển năng lượng điện cạnh tranh...

Có thể xem xét, thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp

Cho ý kiến tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, nội dung sửa đổi Luật toàn diện, với 6 nhóm chính sách lớn, tác động trực tiếp đến sinh hoạt của người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh về thị trường điện, giá điện, bảo đảm an toàn quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ điện.

Vì vậy, cơ quan soạn thảo, Chính phủ và Bộ Tư pháp rà soát kỹ lưỡng để xác định có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 1 kỳ họp hay không.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị cần chú trọng đến việc thúc đẩy lưới điện, đảm bảo an ninh mạng lưới điện; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển kinh tế - xã hội; phát triển năng lượng; điện gió ngoài khơi... Khi xây dựng nguyên tắc định giá, nhất quán giá điện phải bảo đảm bù đắp toàn bộ chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, hợp lệ và có lợi nhuận cho các đơn vị điện lực, phù hợp với mặt bằng thị trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh điện.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ và các cơ quan cần bám sát, quán triệt nghiêm túc theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045...

Sửa Luật Điện lực với 6 nhóm chính sách lớn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu kết luận phiên họp. (Ảnh: Quốc hội)

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ chỉ đạo Cơ quan soạn thảo và cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Cơ quan thẩm tra để hoàn chỉnh hồ sơ dự án luật; làm rõ các nội dung, tiếp thu đầy đủ, giải trình, thuyết phục các ý kiến tham gia để sớm trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Để đảm bảo chất lượng dự án Luật, cần tiếp tục rà soát để thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đáp ứng yêu cầu xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường; rà soát, xử lý mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập với các luật khác để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

(LĐTĐ) Những năm qua, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.
Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

Ngày 1/12, Đại học Bách khoa Hà Nội mở đăng ký thi đánh giá tư duy

(LĐTĐ) Đại học Bách Khoa Hà Nội sẽ mở hệ thống đăng ký thi đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 vào 11 giờ ngày 1/12.
Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

Quỹ Phát triển Tài năng Việt trao tặng hồ bơi thứ hai cho trẻ em nghèo

(LĐTĐ) Nhằm tiếp tục giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khu vực miền Tây sông nước được học bơi miễn phí, Quỹ Phát triển Tài năng Việt đã quyết định tài trợ một chiếc hồ cho Trường tiểu học Phú Thuận, xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Bảo đảm đầy đủ các yếu tố cần thiết phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Ngày 27/11, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

6 học sinh Hà Nội tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 27/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt, động viên đội tuyển học sinh chuẩn bị lên đường tham dự kỳ thi Olympic khoa học trẻ quốc tế năm 2024.
Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

Trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Việc trao đổi kinh nghiệm giữa ngành Giáo dục quận Ba Đình (Hà Nội) và ngành Giáo dục thành phố Yên Bái (Yên Bái) góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%

(LĐTĐ) Luật Công đoàn (sửa đổi) duy trì mức đóng kinh phí công đoàn là 2%; bổ sung các trường hợp miễn, giảm, tạm dừng đóng kinh phí công đoàn...

Tin khác

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 121/CĐ-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.
Từ 1/7/2025, lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam

Từ 1/7/2025, lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Luật Công đoàn (sửa đổi) được Quốc hội thông qua hôm nay (27/11), từ 1/7/2025, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam được gia nhập và hoạt động công đoàn tại Công đoàn cơ sở.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng 27/11, Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại của thành phố Hà Nội năm 2024 và kế hoạch năm 2025, giai đoạn 2025 - 2030.
Công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

Công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ, công chức, viên chức, người lao động sẽ được nghỉ 9 ngày, từ 26 tháng Chạp đến hết mùng 5 tháng Giêng (từ 25/1 đến 2/2/2025).
Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bun-ga-ri

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Cộng hòa Bun-ga-ri Ru-men Ra-đép và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Nhà nước Bun-ga-ri tiến hành chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 24 - 28/11/2024. Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, sau lễ đón chính thức trọng thể, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Ru-men Ra-đép.
Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Ngày 25/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về một số nội dung như sau:
Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng 25/11, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Xem thêm
Phiên bản di động